Tình Hình Vay Nợ Nước Ngoμi Của Việt Nam Dưới Hình Thức Tín Dụng Người Mua


bị, dịch vụ có sự điều chỉnh. Điều này dẫn đến một thực tế là các nội dung của Hợp đồng thương mại cần phải thay đổi và tất nhiên phải thay đổi nội dung của Hợp đồng tín dụng nhất là điều khoản liên quan đến vấn đề giải ngân. Đây là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho các Bên vì việc thay đổi nội dung Hợp

đồng tín dụng còn liên quan đến việc chấp thuận của Bên bảo lãnh và Bên bảo hiểm (theo quy định của Hợp đồng). Để có được sự chấp thuận của Bên bảo lãnh về các nội dung thay đổi của Hợp đồng, Bên đi vay phải giải trình đầy đủ với Bên bảo lãnh về các nội dung thay đổi và tất nhiên phải giải trình sự ảnh hưởng của việc thay đổi nội dung hợp đồng đối với nội dung Bảo lãnh (thậm chí có thể phải bổ sung thay đổi nội dung Thư Bảo lãnh nếu cần).

2) Thay đổi thời hạn trả nợ: Cũng tương tự như vậy, trong một số trường hợp, mặc dù không có thay đổi về Hợp đồng thương mại nhưng các Bên vẫn cần phải thay đổi thời hạn trả nợ (theo tiến độ và dòng tiền của Dự

án). Trong trường hợp này, ngoài việc phải được Bên cho vay đồng ý thì Bên

đi vay còn phải giải trình với Bên bảo hiểm và Bên bảo lãnh về việc thay đổi thời hạn trả nợ. Thậm chí trong nhiều trường hợp Bên cho vay yêu cầu phải có sự chấp thuận sửa đổi Thư bảo lãnh của Bên bảo lãnh. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho Bên đi vay trong việc giải trình và thuyết phục.


Chương 3‌

PHƯƠNG HƯớNG NÂNG CAO HIệU QUả

VIệC Ký KếT Vμ THựC HIệN HợP ĐồNG TíN DụNG NGƯờI MUA TạI VIệT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


3.1 TìNH HìNH VAY Nợ NƯớC NGOμI CủA VIệT NAM DƯớI HìNH THứC TíN DụNG NGƯờI MUA

Cơ sở pháp lý và thực tiễn của việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng người mua tại Việt Nam - 11

3.1.1 Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt nam

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ thì: “Vay nước ngoài của Việt Nam là các khoản vay ngắn hạn (có thời hạn vay đến một năm), trung và dài hạn (có thời hạn vay trên một năm), có hoặc không phải trả lãi, do Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức là người cư trú ở Việt Nam vay của các tổ chức tài chính quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức và cá nhân là người không cư trú”. [7, tr. 5]. Theo Khoản 15 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối thì “Vay và trả nợ nước ngoài là việc người cư trú vay và trả nợ đối với người không cư trú dưới các hình thức theo quy định của pháp luật”. [17, tr. 2].

Theo số liệu của BTC, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vào khoảng 11 đến 15 tỷ USD. Cả số nợ tuyệt đối và tỷ lệ nợ/GDP đều đã giảm đi so với năm 2000 vì Chính phủ đã và đang trả nợ dần. Hiện tất cả số nợ từ câu lạc bộ Luân Đôn và Paris đã được giải quyết hết, chỉ còn lại số nợ vay các nước phương Tây và hơn 90% số nợ này là vay ưu đãi ODA, khoản vay thương mại rất nhỏ. Năm 2000, tỷ trọng nợ trong GDP là 39%, năm 2001 giảm còn 37,4%. Tỷ trọng này trong các năm 2002 và 2003 là 34%, năm 2005


là 35,8% và năm 2006 là 36,6%. Tính bình quân trong 5 năm 2001-2005 là‌

35,6%. 8

3.1.2 Việc quản lý vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay

Việc quản lý vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay được thực hiện theo quy định của Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ. Theo đó BTC là cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia. Ngoài ra, Bộ kế hoạch và đầu tư, NHNN, BTP cũng có trách nhiệm phối hợp cùng BTC thực hiện các công tác có liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vay và trả nợ nước ngoài [7, tr. 8, 9, 10, 11 và 12].

3.1.3 Tình hình vay nợ nước ngoài theo hình thức tín dụng người mua của các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước lớn thuộc các ngành điện, than, xây dựng, xi măng, hàng không, dầu khí

... tiếp cận và trực tiếp vay nước ngoài dưới hình thức TDNM là khá nhiều. Việc vay nợ này chủ yếu phục vụ cho việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho các Dự án mà có nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài. Đây là một trong những kênh rất quan trọng hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam để thu hút nguồn vốn vay phục vụ các dự án phát triển trọng điểm của đất nước. Theo số liệu của BTC công bố thì cho đến nay tổng số dư nợ vay của các doanh nghiệp Việt Nam theo hình thức TDNM là khoảng 2,5 tỷ USD.9 Trong số này thì dư nợ vay TDNM chủ yếu thuộc các ngành như xi măng (chiếm 34,5% tổng dư nợ vay TDNM), hàng không (chiếm 25.6% tổng dư nợ vay TDNM),

điện (chiếm 18,12% tổng dư nợ vay TDNM).


8 Nguồn: www.mof.gov.vn


3.1.4 Tỷ trọng và mối quan hệ giữa việc vay nước ngoài dưới hình thức tín dụng người mua với tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam‌

Nhìn vào số liệu về vay nợ tín dụng theo hình thức TDNM so với tổng dự nợ nước ngoài hiện nay của Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng dư nợ vay TDNM chiếm khoảng 20% tổng dư nợ vay của Việt Nam với nước ngoài.10 Tỷ trọng này chưa cao so với các khoản vay ODA (chiếm hơn 70% tổng dư nợ vay nước ngoài) tuy nhiên cũng là một con số cần được quan tâm nhất là trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển công nghiệp nặng quy mô lớn có tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa thiết bị và dịch vụ nước ngoài lớn. Điều này sẽ khiến cho số dư nợ vay TDNM trong thời gian tới tăng thêm so với hiện nay.

Trong các hình thức vay nước ngoài hiện nay ở Việt Nam thì vay TDNM chưa chiếm tỷ trọng lớn (như vay ODA) nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn vốn quốc tế cho quá trình phát triển của Việt Nam. Vay TDNM chủ yếu do các doanh nghiệp tự chủ tìm kiếm và xin cấp bảo lãnh của CP. Thực tế ngày các nhiều các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay này cho thấy một vai trò quan trọng của TDNM trong quá trình thu xếp các nguồn vốn thực hiện các Dự án lớn của Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh các nguồn vốn trong nước có giới hạn (do năng lực vốn của các tổ chức tài chính tín dụng trong nước) thì việc huy động vốn theo khung TDNM

để trang trải chi phí nhập khẩu thiết bị cần phải được coi là một kênh quan trọng để thu hút vốn vay cho việc triển khai các Dự án lớn.


3.2 Thực trạng pháp luật trong nước liên quan đến hợp‌

đồng tín dụng người mua

Như đã trình bày ở trên, hiện nay tại Việt Nam chưa có quy định riêng về HĐTDNM mà chỉ có quy định chung về vấn đề vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam theo Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng ở mức độ các quy định chung và chủ yếu quy định ở các thủ tục, kiều kiện đi vay, cấp bảo lãnh, cấp YKPL

... và các quy định về quản lý nhà nước về việc vay và trả nợ nước ngoài. Các quy định về cấp bảo lãnh của Chính phủ theo Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định khá chi tiết về nội dung, trình tự cấp bảo lãnh các khoản vay nước ngoài, bao gồm quy định về nội dung thư bảo lãnh trong các hợp đồng vay nước ngoài và trách nhiệm của BTP về cấp YKPL. Mặc dù vậy, các quy định này chưa đủ chi tiết về các nội dung của HĐTDNM, các điều kiện đi vay theo hình thức TDNM, các thủ tục liên quan về đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện HĐTDNM.

Hiện nay chưa có Thông tư hướng dẫn Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ và Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối nên các thủ tục trước khi ký Hợp đồng tín dụng sẽ tạm thời theo quy

định của Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004. Nhưng Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 của NHNN lại nhằm để hướng dẫn Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ mà hiện nay đã hết hiệu lực. Chưa có văn bản nào quy định về việc chấm dứt hiệu lực của Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 do đó mọi vấn đề về điều kiện vay vẫn áp dụng theo Thông tư này. Mặc dù vậy các quy định của Thông tư này vẫn chưa đủ chi tiết để các doanh nghiệp có cơ sở đàm phán với đối tác


nước ngoài. Thực tế cho thấy, các mẫu hợp đồng tín dụng đều bảo vệ quyền lợi tuyệt đối cho Bên cho vay và Bên đi vay luôn ở thế yếu (dạng hợp đồng bất bình đẳng). Do đó, cơ sở pháp lý của Việt Nam đối với dạng hợp đồng tín dụng quan trọng này còn nhiều vấn đề cần được mổ xẻ, phân tích thêm để bảo vệ quyền lợi bên Việt Nam trong quá trình đàm phán.‌

3.3 Sự CầN THIếT PHảI HOμN THIệN PHáP LUậT Về HợP ĐồNG TíN DụNG NGƯờI MUA

3.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng tín dung người mua

Có một thực tế là hiện nay hầu như chưa có quy định pháp lý cụ thể nào

điều chỉnh riêng về phương thức TDNM. Hiện nay chúng ta mới chỉ có các quy định về vay nợ với nước ngoài nói chung (bao gồm vay của chính phủ và vay của doanh nghiệp). Đối với vay ODA thì đã có nhiều quy định cụ thể về cơ chế, quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan... Đối với vay nước ngoài theo phương thức TDNM thì gần như còn bỏ ngỏ. Do đó, cần phải có các quy

định pháp lý cụ thể hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các khoản vay TDNM vì khung tín dụng này liên quan đến rất nhiều vấn đề như bảo hiểm, nhập khẩu hàng hóa, bảo lãnh của chính phủ, YKPL...

Mặt khác, do chưa có quy định pháp lý cụ thể nào về phương thức TDNM nên việc vay TDNM theo HĐTDNM được thực hiện vận dụng qua Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ cũng như các văn bản pháp lý có liên quan như Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005; Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối; Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các văn bản nêu trên nên việc triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng. Đặc biệt là


việc tồn tại Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 11mà chưa có văn bản sửa đổi bổ sung hoặc thay thế quy định chi tiết về các điều kiện vay nước ngoài phù hợp với Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ dẫn khiến các bên có liên quan gặp nhiều khó khăn khi áp dụng. Do đó, cần phải sớm ban hành quy định chi tiết hướng dẫn Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 để làm cơ sở pháp lý cho các bên tham gia thực hiện việc vay và trả nợ nước ngoài nói chung và TDNM nói riêng.

3.3.2 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về việc cấp bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài

Việc cấp bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài bao gồm cả việc vay theo HĐTNNM là một khâu rất quan trong trong quy trình vay vốn theo HĐTNNM. Mặc dù Chính phủ đã Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 quy định một cách rất chi tiết về nội dung, trình tự cấp bảo lãnh các khoản vay nước ngoài, bao gồm quy định về nội dung thư bảo lãnh trong các hợp đồng vay nước ngoài và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc giải trình và xin cấp Thư bảo lãnh. Tuy nhiên, quy chế về bảo lãnh hiện nay tỏ ra bất cập ở hai điểm sau:

(1) Thủ tục còn rườm rà:

Như đã trình bày ở trên, quy trình xin cấp bảo lãnh theo Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 là khá phức tạp khi phải qua khẩu thẩm

định của Bộ tài chính và cơ chế “kiểm tra chéo” lại một lần nữa của các Vụ chuyên môn giúp việc của Văn phòng Chính phủ trước khi Thủ tướng Chính phủ quyết định cuối cùng. Chỉ sau khi Thủ tướng có ý kiến đồng ý cuối cùng thì BTC mới cấp bảo lãnh. Như vậy, Bộ tài chính (với chức năng là cơ quan


11 Theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 16/12/2002 thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ chấm dứt hiệu lực khi được thay thế bằng văn bản mới hoặc bị hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với Thông tư 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 thì chưa có văn bản nào thay thế hoặc tuyên bố đã hết hiệu lực.


chuyên môn giúp việc cho Chính phủ quản lý toàn bộ vấn đề vay trả nợ nước ngoài và cấp bảo lãnh) không được trao đầy đủ toàn bộ thẩm quyền để xử lý việc bảo lãnh mà mà phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ đồng ý cấp bảo lãnh (trên cơ sở ý kiến của BTC và các Vụ chuyên môn giúp việc của Văn phòng Chính phủ). Việc này vô hình chung khiến cho Thủ tướng Chính phủ “sa vào” giải quyết sự vụ một cách không cần thiết mà không “tạo chủ động” cho Bộ tài chính trong việc cấp bảo lãnh (trong khi Bộ tài chính hoàn toàn có

đủ chuyên môn để quyết định về vấn đề này). Cơ chế này vô hình chung tạo ra nhiều “cửa” hành chính mà doanh nghiệp phải “vượt qua”. Mặc dù quy chế hiện hành có quy định rõ về thủ tục, thời gian thực hiện và hoàn tất việc cấp bảo lãnh nhưng người viết thiết nghĩ việc vẫn phải qua bước báo cáo Thủ tướng quyết định là không cần thiết (vì việc này có thể giao cho Bộ tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ trước Chính phủ).

Do đó, cần phải hoàn thiện thêm các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc cấp bảo lãnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo

điều kiện tối đa giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để triển khai thực hiện các Dự án.

(2) Chưa quy định rõ về vấn đề thế chấp tài sản để đảm bảo nghĩa vụbảo lãnh:

Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 272/2006/QĐ-Ttg ngày 28/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ có quy định Bên được bảo lãnh (là Bên đi vay) phải thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay nước ngoài theo HĐTDNM để đảm bảo cho việc thực hiện các nghĩa vụ của người vay với cơ quan cấp bảo lãnh [19, tr. 13]. Tuy nhiên giữa Bên được bảo lãnh và Bên bảo lãnh không hề có một quan hệ hợp đồng nào chi tiết ràng buộc tách nhiệm giữa Bên bảo lãnh và Bên

được bảo lãnh về tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế chấp, phương thức xử lý tài sản thế chấp khi xảy ra việc thu hồi nợ (ngoài việc Bên được bảo lãnh phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023