Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh - 15

KẾT LUẬN


Trong tố tụng bao giờ cũng có sự tham gia của các bên có quyền và (hoặc) lợi ích trái ngược nhau yêu cầu tòa án phân xử. Để có cơ sở cho Tòa án có thể phân xử, pháp luật quy định cho các bên tham gia tố tụng quyền khởi kiện vụ việc ra trước Tòa án, chứng minh và tranh luận để bảo vệ yêu cầu của mình. Như vậy, tranh tụng bao giờ cũng gắn liền với hoạt động tài phán của Tòa án. Tranh tụng trong TTHS diễn ra giữa bên buộc tội và bên bào chữa, chủ yếu là giữa VKS với người bào chữa và bị cáo. Để những người đó thực hiện việc tranh tụng, pháp luật tố tụng quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định và Tòa án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử. Tòa án thực hiện chức năng như một trọng tài có địa vị độc lập với các bên để phân xử một cách khách quan, theo pháp luật. Trong TTHS, chức năng xét xử của Tòa án độc lập với chức năng buộc tội và chức năng bào chữa.

Mỗi quốc gia khác nhau có các thủ tục tố tụng khác nhau mang yếu tố đặc trưng cũng như truyền thống của mình. Tuy nhiên, trong xã hội dân chủ, tiến bộ hiện nay, nguyên tắc hai cấp xét xử được thực hiện ở tuyệt đại đa số các nhà nước trên thế giới. Theo nguyên tắc này, bản án, quyết định sơ thẩm bị các bên tham gia tố tụng có quyền và lợi ích liên quan kháng cáo, hoặc bị VKS kháng nghị trong thời hạn luật định thì phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Vì vậy, trong tố tụng nói đến phiên tòa, tức là nói đến phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm. Thế nhưng, là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa. Ngoài ra, tuỳ theo cách tổ chức của hệ thống tư pháp, ở các nước còn có các phiên tòa khác như phiên tòa giám đốc thẩm, phiên tòa tái thẩm nhưng đây là các thủ tục đặc biệt, nên những phiên tòa này cũng mang yếu tố đặc biệt, không thể thực hiện đầy đủ các yếu tố đặc trưng của một phiên tòa.

Tranh tụng tồn tại trong tất cả thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính. Tuy nhiên, mỗi loại án có những đặc trưng khác nhau về yếu tố tranh tụng. Việc tranh tụng được thực hiện trong giai đoạn điều tra và tại phiên tòa, nhưng tại phiên tòa là quan trọng nhất. Trong TTHS, xét xử là hoạt động giải quyết vụ án mà trong đó Tòa án xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ dựa trên các chứng cứ, tranh luận của bên buộc tội và bên gỡ tội, đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan từ đó đưa ra các phán quyết về vụ án. Tùy theo tính chất của vụ án mà chức năng tố tụng, địa vị pháp lý của các bên cũng khác nhau. Tranh tụng trong TTHS diễn ra giữa các bên buộc tội và bên bào chữa, chủ yếu là giữa Kiểm sát viên với người bào chữa và bị cáo. Để những người đó thực hiện việc tranh tụng, pháp luật TTHS quy định cho họ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định.

Đặc điểm của tranh tụng tại phiên tòa là Tòa án giữ vai trò là chủ thể trong việc duy trì và hướng dẫn các thủ tục đối với các bên tham gia tranh tụng tại tòa. Tuy nhiên, Tòa án không hạn chế tính chủ động và tích cực của các bên tham gia tranh tụng hoặc làm thay chức năng của họ. Mặt khác, Tòa án cũng không để cho quá trình tranh tụng diễn ra theo ý chí chủ quan của các bên.

Phạm vi và nội dung tranh tụng có khác nhau trong các hệ thống pháp luật và các loại án. Thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa và Tòa án ra phán quyết trên cơ sở kết quả tranh tụng tại phiên tòa là đảm bảo quan trọng cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan. Theo pháp luật Việt Nam, phạm vi tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được thực hiện cả trong giai đoạn bắt đầu, trong xét hỏi, tranh luận và tuyên án. Tùy theo địa vị tố tụng mà người tham gia tố tụng thực hiện nội dung tranh luận khác nhau.

Với vai trò quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống tố tụng tranh tụng hay hệ thống tố tụng khác có các yếu tố tranh tụng phải được xuất phát trước tiên từ vấn đề tranh tụng tại phiên tòa.

Với đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự ở tỉnh Bắc Ninh”, tác giả đã đưa ra, làm rõ một số vấn đề cơ bản về tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự trên cơ sở đó đi vào thực tiễn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa của TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh.

Luận văn đã cố gắng đề cập tương đối toàn diện các vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng qua đó đưa ra những bất cập, hạn chế và những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tranh tụng tại phiên tòa cũng như chất lượng điều khiển tranh tụng tại phiên tòa theo đúng tinh thần tranh tụng của Hiến pháp 2013, Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW về cải cách tư pháp của Bộ chính trị.

Những kết quả khiêm tốn của đề tài này hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé về mặt lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử án hình sự, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh:


Vụ


Năm

Sơ thẩm

(1)

Phúc thẩm

(2)

Giám đốc thẩm, tái

thẩm (3)

Tổng cộng

(4)



Tỷ lệ %

(2)/(1)


Tỷ lệ %

(3)/(1)


2008

724

96

13,25

3

0,41

823

2009

623

112

17,97

1

0,20

736

2010

537

105

19,55

2

0,37

644

2011

956

183

19,14

3

0,31

1142

2012

1042

203

19,48

2

0,19

1247

2013

1074

314

29,23

1

0,09

1389

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu vụ án hình sự sơ thẩm của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh có Luật sư tham gia từ năm 2008 đến 2013


Năm

Số vụ án HSST

Số vụ án có luật sư tham gia

Luật sư tham gia theo chỉ

định

Tỷ lệ %

Luật sư tham gia theo yêu cầu

Tỷ lệ %

2008

724

178

24,6%

52

7,2%

2009

623

234

37,5%

48

7,7%

2010

537

189

35,2%

32

5,9%

2011

956

356

37,2%

59

6,2%

2012

1042

387

37,1%

63

6,0%

2013

1074

391

36,4%

62

5,8%


Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008-2013)


Nguồn Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh Biểu đồ 2 2 Tỷ lệ vụ án 1


Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.


Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ vụ án hình sự sơ thẩm có luật sư tham gia (2008-2013)


Nguồn Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2

Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh (2005), Hán - Việt tự điển, NXB Văn hóa thông tin.

2. Thạc sỹ Trần Duy Bình (2012), Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id= &p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=11719754

3. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

4. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

5. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản, http://tks.edu.vn/law/detail/1280_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Nhat- Ban.html.

6. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1999), chuyên đề về “Tư pháp hình sự so sánh(do tập thể tác giả biên dịch, hiệu đính bởi PTS. Dương Thanh Mai và Ths. Cao Thanh Phong), Thông tin khoa học pháp lý, Hà Nội.

7. Bộ tư pháp (2003), “Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi”, Thông tin khoa học xét xử, (1), tr.3-6.

8. Nguyễn Ngọc Chí (2008), “Các nguyên tắc cơ bản trong Luật tố tụng hình sự - Những đề xuất sửa đổi, bổ sung”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (24), tr.246.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí