Bảo Vệ Qshtt Tại Tand Bằng Thủ Tục Giải Quyết Các Vụ Án Dân Sự

quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Viện trưởng VKS cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định kháng nghị của VKS phải bằng văn bản và có các nội dung chính theo quy định tại Đ i ề u 2 5 1 c ủ a B LT T D S.

- Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của VKS cùng cấp là mười lăm ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là mười ngày, kể từ ngày VKS cùng cấp nhận được quyết định. Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn năm ngày làm việc. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Chánh án Toà án cấp phúc thẩm hoặc Chánh toà Toà phúc thẩm TANDTC thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên toà.

- Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuỳ từng trường hợp, Toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây: tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá một tháng. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà phúc thẩm; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho VKS cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. HĐXX phúc thẩm có quyền: giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; huỷ

bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án; huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

* Xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật:


- Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện.

ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị; Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị; Hội đồng Thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của TANDTC bị kháng nghị; đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

định đã có hiệu lực pháp luật; giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại; huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung được quy định tại Điều 301 của BLTTDS.

- Thủ tục tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án, các đương sự không biết được khi Toà án ra bản án, quyết định đó. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ: mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ.

Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay - 9

Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Hội đồng tái thẩm có quyền: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do BLTTDS quy định; huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Sơ đồ 2.3: Bảo vệ QSHTT tại TAND bằng thủ tục giải quyết các vụ án dân sự


Người khởi Kiện

Không chấp nhận và trả


Nộp đơn cho T.A


xét xử Phúc thẩm

Bản án, QĐ có HL

Toà án ra QĐ công nhận

Thành

Không

Hoà giải

Đưa ra xét xử

Không

K.Nghị K.Cáo?

xét xử sơ thẩm

Chấp nhận



Thụ lý vụ án



tạm Đình chỉ

Đình chỉ

p K. Nại, K.Nghị?

Không ch

chấp


Kết luận chư

CQ Thi hành án dân sự

KN GĐ Thẩm, Tái thẩm


ơng 2


Pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND được hình thành và phát triển song song với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, cho nên các quy phạm pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT được xây dựng và bổ sung theo hướng ngày càng toàn diện, bao quát hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, điều này được thể hiện ở tính toàn diện, tính đồng bộ, tính minh bạch của pháp luật còn chưa cao, làm cho tính khả thi bị hạn chế, gây ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ QSHTT của Tòa án. Như đã trình bày, toàn bộ nội dung của chương 2 cho thấy "bức tranh toàn cảnh" của pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND. Đây là cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho việc đề ra và luận chứng những giải pháp hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND ở nước ta trong thời gian tới.

Chương 3


Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay


3.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân Việt Nam hiện nay

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ngày 10-4-2006 về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xó hội 5 năm 2006 - 2010 đó nhận định "... quyền sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đóng mức và cũn bị xõm phạm" (mục 7 Phần

II) [33]. Trên thực tế, Việt Nam đang bị coi là một trong các quốc gia có tỷ lệ vi phạm QSHTT lớn trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực vi phạm bản quyền về nghe nhìn và phần mềm máy tính. Các hành vi xâm phạm QSHTT đồng thời diễn ra ở tất cả các lĩnh vực như sản xuất, chế biến, lưu thông, xuất nhập khẩu và liên quan tới nhiều thành phần kinh tế như tư nhân, nhà nước, liên doanh và thậm chí là thành phần 100% vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đú, cỏc hành vi xõm phạm QSHTT cũn diễn ra ở hầu hết cỏc đối tượng SHTT, trên thị trường, hàng giả, hàng xâm phạm QSHTT ngày càng khó phân biệt, nhiều mặt hàng rơi vào tỡnh trạng thật - giả lẫn lộn, rất khú nhận biết. Đặc biệt, việc xâm phạm QSHTT đó xuất hiện ở nhúm hàng hoỏ cú khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với người tiêu dùng và xó hội như thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, sắt thép xây dựng… Trong khi các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ SHTT thỡ tớnh chất vi phạm QSHTT ngày càng diễn ra nghiờm trọng và phức tạp. Cú thể thấy điều đó qua số lượng vi phạm bị phát hiện tăng lên nhanh chóng qua các năm. Theo số liệu thống kê của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong những năm gần đây số lượng các vụ vi phạm QSHTT đó chiếm tới 70% trờn tổng số cỏc vụ vi phạm mà cơ quan này đó xử lý. Nếu như năm 1997 mới phát hiện 15 vụ vi phạm QSHTT, thỡ tới năm 2000 đó lờn tới 101 vụ, trong đó có 02 vụ phải chuyển sang xử lý hỡnh sự; năm 2001, số vụ vi phạm bị phát hiện là 144; năm 2002 là 145 vụ; trong năm 2005 có trên

3000 vụ bị xử lý vi phạm hành chính, hơn 100 vụ bị xử lý hỡnh sự. Những hạn chế về hiểu biết và ý thức chấp hành phỏp luật bảo hộ SHTT của người tiêu dùng cũn thấp và xu hướng thích dùng hàng giá rẻ cũng đang là những động lực để nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm QSHTT phát triển nhưng lại ít bị tố cáo, phát hiện. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm SHTT càng trở nên khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, cần phải nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, ngày nay người ta đó đề cập tới khái niệm "văn hóa sở hữu trí tuệ", tức là tạo ra cách sống và quan niệm đúng, đủ về SHTT của toàn xó hội.

Cho tới thời điểm hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND đang được hoàn thiện để bảo đảm tính đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu của pháp luật quốc tế về SHTT. Tuy nhiên, với tình trạng vi phạm pháp luật về SHTT như nêu trên, thì việc bảo vệ QSHTT tại TAND lại trái ngược với thực tiễn đó. Điều đó khiến chúng ta cần lý giải tình hình để tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện "bức tranh" về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND để đánh giá được những ưu điểm, khuyết điểm của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thủ tục bảo vệ QSHTT tại TAND.

Trước khi BLTTDS năm 2004, BLDS năm 2005, Pháp lệnh năm 2006 và Luật SHTT ra đời, hệ thống pháp luật về bảo hộ SHTT chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất. Theo thống kê sơ bộ, các quy định liên quan đến lĩnh vực SHTT nằm rải rác tại khoảng 40 văn bản pháp luật khác nhau, hầu hết là các văn bản dưới luật nên hiệu lực thi hành thấp, gây khó khăn cho người thi hành. Nhiều quy định cũn chưa tương thích với các điều ước quốc tế, ví dụ như các nghị định về tên thương mại, xuất xứ địa lý, bảo hộ bớ mật thương mại, sáng chế... không quy định biện pháp chế tài nên các vi phạm tuy được nêu tên nhưng lại không được xử lý. Thậm chớ trong cỏc lĩnh vực như chương trỡnh mỏy tớnh, truyền hỡnh phỏt thanh, kịch... cũn chưa được quy định.


3.1.1. Thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính


Chỉ đến khi Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2006, thì thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện QĐHC, HVHC về SHTT của TAND mới được quy định cụ thể trong Pháp lệnh. Cho tới nay, chưa có số liệu thống kê

chính thức về tình hình giải quyết các khiếu kiện QĐHC, HVHC liên quan đến SHTT tại Tòa hành chính của các TAND trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo báo cáo chuyên đề ngày 15-9-2006 của Tòa hành chính TANDTC, thì kể từ ngày thành lập Tòa hành chính đến nay, số lượng các vụ án hành chính liên quan đến QSHTT mà Tòa án đã thụ lý, giải quyết chiếm tỷ lệ từ 3-5% trong tổng số các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa hành chính. Đối tượng khởi kiện chủ yếu tập trung ở các QĐHC của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT như Cục Bản quyền tác giả, Cục SHTT về hủy bỏ Văn bằng bảo hộ QTG, QSHCN hoặc trong xử lý VPHC do vi phạm pháp luật về QSHTT. Trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính cho thấy còn có nhiều vướng mắc.

Thứ nhất, tuy Pháp lệnh năm 2006 quy định khiếu kiện QĐHC, HVHC trong quản lý nhà nước về SHTT và chuyển giao công nghệ là thẩm quyền giải quyết của Tòa án (khoản 12 Điều 11). Tuy nhiên, quy định này chưa được cụ thể hóa và cũng chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Theo quy định tại Điều 10 của Luật SHTT thì nội dung quản lý nhà nước về SHTT gồm có 10 lĩnh vực; do đó, trong thực tiễn thi hành còn có nhiều vướng mắc là QĐHC, HVHC nào về SHTT là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại TAND. Đây cũng là một trong những lý do mà số lượng khởi kiện vụ án hành chính tại TAND không nhiều so với tình hình thực tế. Mặt khác, đây cũng là một trong những lý do mà TAND do không xác định được thẩm quyền của mình nên hoặc thụ lý vụ án khi việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc trả lại đơn khởi kiện khi việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

Thứ hai, việc giải quyết các vụ án hành chính nói chung, đặc biệt là giải quyết các vụ án hành chính về SHTT nói riêng còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Có thể nói rất nhiều khái niệm, nhiều quy định còn mang tính trừu tượng, song việc giải thích chưa được nghiên cứu làm rõ hoặc quy định chi tiết cụ thể ở văn bản dưới luật. Vì vậy, đã gây không ít khó khăn không chỉ cho người dân, mà kể cả người thực thi pháp luật, trong đó có cả Thẩm phán Tòa án.

Thứ ba, cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về SHTT cũng không nắm chắc quy định của pháp luật, cho nên dẫn đến thực hiện công vụ không đúng. Vụ án sau đây là một ví dụ.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí