Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THANH MAI


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 1


NGUYỄN THANH MAI


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG

THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000


Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ TÀI 6

SẢN CỦA VỢ CHỒNG

1.1. Khái niệm quan hệ tài sản của vợ chồng 6

1.2. Đặc điểm quan hệ tài sản của vợ chồng 9

1.3. Ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng 13

1.4. Sơ lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của 17 pháp luật hôn nhângia đình Việt Nam qua các thời kỳ

1.5. Nội dung quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân 28 và gia đình Việt Nam năm 2000

Chương 2: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC 43 TIỄN ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

VIỆT NAM NĂM 2000


2.1. Cơ sở lý luận điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng 43

2.1.1. Quan hệ tài sản của vợ chồng được xây dựng trên cơ sở chủ 43 nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

2.1.2. Đường lối, chính sách của Đảng là cơ sở lý luận quan trọng 44 để xây dựng quan hệ tài sản của vợ chồng

2.1.3. Quan hệ tài sản của vợ chồng được xây dựng tuân thủ theo 47 những quy định của Hiến pháp, phù hợp với hệ thống pháp

luật Việt Nam và quốc tế

2.1.4. Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh, thay đổi hay chấm 49 dứt dựa trên sự kiện pháp lý phát sinh, thay đổi hay chấm dứt

quan hệ hôn nhân

2.1.5. Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh do tính chất của quan 54 hệ hôn nhân

2.1.6. Quan hệ tài sản của vợ chồng phát sinh dựa trên mục đích của 57 quan hệ hôn nhân

2.2. Cơ sở thực tiễn điều chỉnh quan tài sản của vợ chồng 58

2.2.1. Do sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội 58

2.2.2. Do tác động của phong tục, tập quán, đạo đức đến các quy 61 định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng

2.2.3. Do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử đến quan hệ tài sản của vợ chồng 64

2.2.4. Do ảnh hưởng của yếu tố chính trị 66

2.2.5. Do nhận thức của nhà làm luật tác động đến quan hệ pháp 67 luật về tài sản của vợ chồng

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐIỀU 69

CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ 69 chồng


3.1.1. Trong việc xác định quan hệ hôn nhân 69

3.1.2. Trong quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng 72

3.1.3. Trong quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng 86

3.1.4. Về quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng 87

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật điều 88 chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc 88

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về 89 quan hệ tài sản của vợ chồng

3.2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật 107

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


BLDS Bộ luật Dân sự


CNXH Chủ nghĩa xã hội


ĐCS Đảng Cộng sản


HĐTP Hội đồng Thẩm phán


HN&GĐ Hôn nhân và gia đình


PK Phong kiến


Nghị định số 70/2001/NĐ-CP

Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày

03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ


Nghị quyết số 35/2000/QH10

Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật HN&GĐ


TA Tòa án


TANDTC Tòa án nhân dân tối cao


XHCN Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


Khi hai người nam nữ quyết định kết hôn với nhau, tức là họ đã lựa chọn cho mình một con đường mới với rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi, trong đó có quyền lợi và nghĩa vụ về tài sản. Quan hệ hôn nhân là một quan hệ đặc thù, theo đó, quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng cũng là một loại quan hệ đặc biệt. Chính vì vậy, pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng đã giành được nhiều sự quan tâm và không ngừng được hoàn thiện qua các thời kỳ.

Luật HN&GĐ năm 2000 đã thực hiện vai trò điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng được gần 10 năm. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng. Kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, mối quan hệ trong gia đình vì thế cũng gặp những thuận lợi và thách thức. Cùng với sự phát triển của xã hội, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng bộc lộ những điểm hạn chế cần giải quyết.

Việc hiểu rõ hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một vấn đề mang tính khách quan, cấp thiết nhằm tìm ra những căn nguyên để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng. Qua đó, góp phần tích cực hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và bền vững.

Do đó, tác giả đã chọn đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000" làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Hiện nay, việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều công trình, bài viết. Ví dụ: sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Văn Cừ về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” được Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2008; hoặc Luận văn thạc sĩ năm 2002 của tác giả Nguyễn Hồng Hải về “Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; hoặc Đề tài khoa học cấp trường của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2008 về “Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”.

Tuy nhiên, các tác giả này chỉ đề cập tới việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng như một phần của một vấn đề khác hoặc là chỉ đề cập tới một phần của nó (và thường được đề cập khi gắn nó với chế độ tài sản của vợ chồng). Luận văn tập trung nghiên cứu một cách hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, vì vậy, nó không bị trùng lắp với bất kỳ một đề tài nào trước đó.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài


Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu những khái niệm liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng, đặc điểm quan hệ tài sản vợ chồng cũng như lịch sử phát triển quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng để tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, trên cơ sở đó, nhận thức rõ hiệu quả, tác dụng cũng như những điểm hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, qua đó góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển

gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định.


Trên cơ sở mục đích đó, Luận văn được thực hiện với nhiệm vụ:


- Nghiên cứu khái niệm quan hệ tài sản của vợ chồng, đặc điểm quan hệ tài sản của vợ chồng, ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng;

- Sơ lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như nội dung quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000;

- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000;

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong giai đoạn hiện nay trên các cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng.

Quan hệ tài sản của vợ chồng có thể hiểu với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng (nghĩa hẹp) hoặc với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng (nghĩa rộng).

Vì quan hệ tài sản của vợ chồng theo nghĩa rộng sẽ không chỉ bao hàm quan hệ sở hữu giữa vợ chồng mà còn những quan hệ khác liên quan đến tài sản vợ chồng như quan hệ thừa kế, cấp dưỡng, nên quan hệ tài sản hiểu theo nghĩa này sẽ bao trùm lên các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng, và vì vậy, nó sẽ mang tính khái quát, hệ thống nhất.

Do đó, Luận văn sẽ phân tích trong phạm vi cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí