II.9.2 Những yếu tố sinh học và những mối quan hệ sinh học
Các yếu tố sinh học rất đa dạng (Bảng 2.1), tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa sinh vật với sinh vật, đưa đến sự chu chuyển của vật chất và sự phát tán năng lượng trong các hệ sinh thái. Chúng được xếp trong 8 nhóm chính sau (Bảng 2.2).
Bảng 2.1 Chức năng của một số yếu tố sinh học chính trong hệ sinh thái
Các yếu tố | Chức năng | Ví dụ | ||
1 | Vi sinh vật | Phân hũy chất hữu cơ | Vi sinh vật hiếu khí | Vi sinh vật trung gian |
2 | Sinh vật nổi | Tham gia chuỗi và mạng lưới thưc ăn | Tảo, | Động vật phù du |
3 | Sinh vật nhỏ | Tham gia chuỗi và mạng lưới thưc ăn | Trùng, giun | Dế, cào cào |
Có thể bạn quan tâm!
- CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Biên soạn Ts. Bùi Thị Nga 2008 - 2
- 3.2 Thay Đổi Tư Duy Về Môi Trường Và Xã Hội Phát Triển Bền Vững
- 5. Tính Ổn Định Của Hệ Sinh Thái (Ecosystem Stability)
- Gia Tăng Dân Số Cùng Với Việc Sử Dụng Quá Nhiều Phương Tiện Giao Thông – Nhiệt Độ Của Hà Nội Tăng Cao (Nguồn:kinhte.com).
- Nhà Máy Thủy Điện Trị An-Đồng Nai (Nguồn: Thời Báo Kinh Tế.com)
- Hệ Thống Rừng – Tôm Ở Rừng Ngập Mặn Cà Mau (Bùi Thị Nga, 2007A)
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Bảng 2.2 Các mối quan hệ chính giữa sinh vật với sinh vật (Tôn Thất Pháp, 2006)
Các mối tương tác | Đặc trưng của mối tương tác | Ví dụ | ||
1 | Trung tính | Hai loài không gây ảnh hưởng cho nhau | Khỉ, hổ | Chồn, bướm |
2 | Hãm sinh | Loài A gây ảnh hưởng cho loài B, loài A không bị ảnh hưởng | Cyano- bacteria | Động vật nổi |
3 | Cạnh tranh | Hai loài gây ảnh hưởng lẫn nhau | Lúa, báo | Cỏ dại, linh cẩu |
4 | Con mồi-vật dữ | Con mồi bị vật dữ ăn thịt, con mồi có kích thước nhỏ, số lượng đông; vật dữ có khích thước lớn, số lượng ít. | Chuột, dê, nai | Mèo, hổ, báo |
5 | Vật chủ-ký sinh | Vật chủ có kích thước lớn, số lượng ít; vật ký sinh có kích thước nhỏ, số lượng đông | Gia cầm, gia súc | Giun, sán |
6 | Hội sinh | Loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi và chẳng có hại | Cua, cá bống,.. | Giun Erechis |
7 | Tiền hợp tác | Cả hai đều có lợi, nhưng không bắt buộc. | Sáo | Trâu |
8 | Cộng sinh hay hỗ trợ | Cả hai đều có lợi, nhưng bắt buộc phải sống chung với nhau. | Nấm, san hô, | Tảo, tảo, trâu bò |
II.10. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG
1. Cho ví dụ về chức năng của một số hệ sinh thái chính ở ĐBSCL?.
2. Cho biết các hệ sinh thái chính trên thế giới?
3. Hãy trình bày vòng tuần hoàn Cacbon và nitơ?
CHƯƠNG III: TĂNG TRƯỞNG VÀ KIỂM SOÁT DÂN SỐ
Dân số là một trong bốn vấn đề toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm: chiến tranh và hoà bình, lương thực, thực phẩm, môi trường.và dân số. Trong đó dân số là vấn đề đặc biệt bởi vì có liên quan đến tuổi phải sinh, có tính chất hai mặt như bùng nổ dân số ở các nước đang và kém phát triển và lão hóa dân số ở các nước có nền kinh tế phát triển và phát triển cao. Thực tế cho thấy mỗi biến cố xảy ra trên thế giới đều có liên quan đến vấn đề dân số. Do vậy dân số có tính chất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia và toàn cầu (Đặng Hoàng Dũng, 1995).
Trong những thập niên gần đây, sự tăng nhanh dân số không phải là gia tăng nhịp điệu sinh mà là do sự giảm đột ngột tỉ lệ chết nhờ vào sự mở rộng y tế, các phương pháp vệ sinh và các phương thức khống chế bệnh tật. Đồng thời tuổi thọ tăng lên cũng là nguyên nhân tăng dân số. Việc đáp ứng cho số dân ngày càng tăng một cuộc sống có chất lượng đòi hỏi phải duy trì một hệ thống môi trường lành mạnh. Ngược lại, hệ thống môi trường chỉ có thể được bảo vệ trong khả năng chịu tải của nó nếu nhân loại có thể kiểm soát được dân số của mình (Nguyễn Đình Hòe, 2001). Do tình hình toàn cầu như vậy nên Liên Hợp Quốc đã thành lập tổ chức UNFPA (Quỹ hoạt động dân số Liên Hợp Quốc). Ðể giải quyết tình trạng dân số thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp:
- Biện pháp hành chính: Singapore, Trung Quốc – cho nghĩ việc nếu như sinh số con vươt mức qui định.
- Biện pháp tuyên truyền giáo dục: Ðây là biện pháp được coi là cơ bản nhất mà UNFPA đầu tư vào những nước có dân số phát triển nhanh trong đó có Việt Nam.
III.1. KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ
III.1.1. Dân số (Population):
Là cộng đồng người sống trên một lãnh thổ tại một thời điểm nhất định (Tổng số người sống trên một lãnh thổ nhất định được tính vào 1 thời điểm nhất định). Thuật ngữ này không chỉ hàm chứa số dân mà còn đề cập đến chất lượng của dân số: kết cấu, sự phân bố, trình độ văn hóa.
III.1.2. Tỷ suất gia tăng dân số (Population growth rate):
Là tỷ lệ dân số tăng lên hoặc giảm đi trong từng năm của toàn thế giới, của một quốc gia hay một vùng. Ðó chính là hiệu số giữa tỷ suất sinh và tỷ suất tử được tính bằng phần trăm hoặc phần ngàn.
III.1.3. Tỷ suất sinh thô (Crude Birth Rate - CBR ):
Là số lượng trẻ được sinh ra sống được / 1000 dân trong một năm. Ðơn vị tính phần trăm hoặc phần ngàn
- CBR > 30 0/00 được gọi là cao, ở các quốc gia chậm phát triển thường có CBR cao hoặc rất cao.
- CBR < 20 0/00 được coi là thấp, đặc trưng cho các nước công nghiệp như các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật và cả Australia, New Zealand.
- CBR trong khoảng giữa 20 đến 30 0/00 được gọi là trung bình đặc trưng cho một số nước mới phát triển. CBR < 15 0/00 ứng với các nước giảm dân số, trong đó 15 0/00 các nước trên thế giới được coi là quốc gia giảm dân số.
III.1.4. Tỷ suất chết thô (Crude Death Rate - CDR):
Là số lượng người chết đi/ 1000 dân trong một năm của một vùng. Ðơn vị tính phần trăm hoặc phần ngàn.
Cũng như CBR, CDR biến đổi mạnh và liên quan chặt chẽ với tình trạng kinh tế.
- CDR > 20 0/00 được gọi là cao thường gặp ở các nước chậm phát triển, chủ yếu là châu Phi.
- CDR < 10 0/00 là tỷ lệ thấp.
III.1.5. Tỷ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase - RNI ):
Là hiệu số giữa tỷ suất sinh thô và tử thô. Tỷ suất này dùng để chỉ tỷ lệ tăng lên hoặc giảm đi của dân số trong từng năm của cả thế giới, của một quốc gia hay một vùng. Nó quyết định sự tăng trưởng cũng như tốc độ tăng trưởng của thế giới theo chiều như thế nào? Ðơn vị tính phần trăm hoặc phần ngàn.
CBR - CDR = RNI
Nhưng từng vùng hay từng quốc gia còn phải phụ thuộc vào gia tăng cơ học (CMR - CRUDE MECHANIE RATE). CMR có thể là một số dương hay một số âm, thậm chí bằng không.
Gia tăng cơ học = Số người nhập - Số người xuất cư.
Lấy gia tăng cơ học + gia tăng tự nhiên = gia tăng thực.
RNI + CMR = CPR. (CRUDE POPULATION RATE)
III.1.6. Tổng tỷ suất sinh (Total fertility Rate - TFR):
Là số con trung bình do một phụ nữ (hay môt nhóm phụ nữ) trong độ tuổi sinh đẻ (18 -
45) sinh ra.
TFR ≥ 4,2 : Tổng tỷ suất sinh cao
TFR ≥ 3,2 – 4,1 : Tổng tỷ suất sinh trung bình cao TFR ≥ 2,2 – 3,1 : Tổng tỷ suất sinh trung bình thấp TFR ≥ 2,1 : Tổng tỷ suất sinh thấp
III.1.7 Bùng nổ dân số (Population Bomb):
Là khuynh hướng toàn cầu của thế kỷ 20 về sự phát triển dân số quá nhanh do kết quả cuả tỷ suất sinh cao hơn nhiều so với tỷ suất tử. Ở nước ta và trên thế giới tỷ suất gia tăng tự nhiên cuả thập niên 60 là 3,93 %.
III.1.8 Phân bố dân số (Population Distribution ):
Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc bắt buộc trên một lãnh thổ sao cho phù hợp với điều kiện sống của dân hoặc yêu cầu của xã hội. Có 2 dạng quần cư chính: nông thôn và đô thị.
III.1.9 Mật độ dân số (Density of Population):
Là số dân cư trú thường xuyên tính theo một đơn vị diện tích đất đai trong một thời gian nhất định. Ðơn vị tính: người/ km2.
III.1.10 Chất lượng cuộc sống (Quality of Life):
Là điều kiện sống được cung cấp đầy đủ về nhà ở, dịch vụ, y tế, lương thực, thực phẩm, vui chơi, giải trí cho mọi người nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của họ về những vấn đề trên.
III.1.11 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP):
Là giá trị toàn bộ các vật phẩm do người dân của một nước làm ra trong một năm mà không có đầu tư tư bản ra nước ngoài.
III.1.12 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP):
Là giá trị toàn bộ các vật phẩm do người dân của một nước làm ra trong một năm kể cả đầu tư tư bản ra nước ngoài (hay còn gọi là cộng với thu nhập yếu tố thuần). Ðiều đó có nghĩa là cộng với thu nhập có yếu tố từ nước ngoài trừ đi chi trả yếu tố cho nước ngoài. Ðơn vị tính USD.
III.2. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
III.2.1 Lịch sử phát triển dân số của các khu vực trên thế giới
Sự phát triển của dân cư gắn liền với sự phát triển của các thành phố lớn và khu vực có mật độ dân số cao. Vào giữa những năm 1990 có khoảng 45% dân số thế giới - 2,4 tỷ người sống trong vùng đô thị; gần 2/3 dân số đô thị của thế giới sống ở các nước đang phát triển do bởi:
- Ðiều kiện sống ở đô thị cao hơn nông thôn tạo ra sức đẩy đưa nông dân vào đô thị.
- Sinh hoạt và giao thông thuận tiện.
- Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cao.
- Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. Mặt khác do nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, nhiều khu công nghiệp mới xuất hiện cùng với những điểm tập trung dân cư với mật độ cao
Từ đầu thế kỷ 20 đền nay, số dân đô thị phát triển nhanh trong khi diện tích đô thị cộng lại chưa vượt quá 5000 km2 (0,4% diện tích toàn cầu) do vậy mật độ dân số đô thị cao. Ðô thị hóa không có kế hoạch dẫn đến: nạn thất nghiệp lan rộng, thiếu nhà ở, giao thông tắt nghẽn thường xuyên, trật tự công cộng không đảm bảo rối loạn an ninh, môi trường bị ô nhiễm. Tóm lại, bùng nổ dân số là bạn đồng hành với bùng nổ đô thị hóa mà nét đặc trưng là thu hút dân cư từ nông thôn vào thành phố (Simmons, 1996).
Ở giai đọan đầu tiên của loài người mức gia tăng dân số rất thấp. Tới đầu công nguyên, dân số tăng dần, giai đoạn này loài người chuyển từ cuộc sống săn bắn hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi để đảm bảo cho nhu cầu sống hàng ngày. Năng suất lao động tăng để đảm bảo có đủ lương thực cho mọi người. Trong cả quá trình dài sau đó, khi loài người sống chủ yếu bằng hoạt động nông nghiệp, dân số hàng năm tăng từ 0,14 đến 0,4%. Tỷ suất sinh thô không thấp nhưng do tỷ suất chết thô cao nên Tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp. Từ giữa thế kỷ thứ 18, các nước tư bản Châu Âu do áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật và y tế nên đã hạn chế được dịch bệnh, cải thiện được điều kiện vệ sinh, xã hội do vậy tỷ suất chết thô giảm dần đến RNI tăng cao.
Dân số tăng mạnh nhất từ đầu thế kỷ 20 trở đi khi một bộ phận lớn dân số thế giới thuộc các nước đang phát triển giành được độc lập đã áp dụng được các thành tựu của khoa học kỹ thuật, cải thiện được các điều kiện kinh tế, xã hội nên tỷ lệ tử giảm mạnh, trong khi đó CBR tăng cao dẫn đến RNI tăng mạnh. Trong thập niên 60-70 có hiện tượng bùng nổ dân số. Hiện nay RNI của toàn thế giới là 1,4%. Với tỷ suất này hàng năm dân số thế giới tăng thêm 77 triệu người, mỗi giây tăng thêm 3 người. Những nước có RNI > 1,4% là những nước có dân số tăng nhanh. Ngược lại những nước có RNI < 1% là những nước có dân số tăng chậm. Những nước nằm trong khoảng từ 1 - 1,4 là những nước có dân số phát triển trung bình (John, 1994).
III.2.2 Tình hình gia tăng dân số trên thế giới
Sự gia tăng dân số phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sinh học, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước, từng khu vực. Do vậy từng khu vực khác nhau trên thế giới có sự tăng giảm dân số khác nhau. Các nước Châu Âu vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 - nơi sớm tiến hành công nghiệp hóa và là nơi đứng đầu trong các khu vực có dân số tăng nhanh thì nay lại trở thành khu vực có dân số tăng chậm nhất. Dân số đông, nhu cầu của con người ngày càng lớn và đa dạng, trình độ khoa học kỹ thuật cao khiến cho con người phải khai thác ngày càng nhiều tài nguyên dẫn đến môi trường biến đổi ngày càng nhiều. Dân số tăng nhanh làm giảm chất lượng cuộc sống, song nếu dân số giảm quá mức khiến không đảm bảo được sự tái sản xuất dân số của các thế hệ cũng gây ra những hậu quả xấu, đè nặng lên nền kinh tế làm cho thị trường lao động không đủ nhân lực và chi phí cho người già cao.
Nhìn chung trong thế kỷ 20 mức tăng dân số ở các vùng kinh tế phát triển đã giảm còn 0,6%. Trong khi đó dân số ở các nước đang phát triển lại tăng lên nhanh với tỷ lệ tương ứng. Dân số Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ LaTinh chiếm 3/4 dân số thế giới. Số dân tăng hàng năm
của 3 khu vực này chiếm 90% số dân tăng của toàn thế giới. Năm 1999 Châu Phi có RNI
=2,5%, Châu Mỹ La Tinh có RNI = 2,1%, Châu Á = 1,5%.
III.2.3 Sự phát triển và gia tăng dân số của Việt Nam
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1 tháng 4 năm 1999, dân số Việt Nam là 76,3 triệu người, tăng 11,9 triệu so với tổng điều tra dân số 01/4/1989. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm thời kỳ 1989-1999 là 1,7%, giảm 0,5% so với thời kỳ 1979-1989; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm nhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn khoảng 2,3 con năm 1999 và có thể đạt mức sinh thay thế (khoảng 2,1 con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) vào năm 2005. Những con số này khẳng định kết quả giảm nhanh mức sinh trong thập kỷ qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện chiến lược DS - KHHGĐ đến năm 2000 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về chính sách DS- KHHGĐ. Kết quả đạt được của chương trình DS- KHHGĐ Việt Nam đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập bình quân đầu người (GDP) hàng năm trong thập kỷ qua.
Mặc dù mức sinh giảm nhanh, nhưng qui mô dân số Việt Nam vẫn ngày một lớn do số dân tăng thêm trung bình mỗi năm còn ở mức cao. Từ nay đến năm 2010, trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu đến 1,1 triệu người. Vấn đề dân số bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư, là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cả hiện tại và trong tương lai. Trong điều kiện kinh tế- xã hội Việt Nam ở thập kỉ đầu của thế kỷ 21, khi mức sinh đạt gần mức thay thế, muốn duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc, thì không thể chỉ tập trung giải quyết vấn đề qui mô dân số như trong thời gian qua, mà cùng với giảm sinh phải giải quyết đồng bộ, từng bước, có trọng điểm các vấn đề về chất lượng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư theo định hướng "Dân số - sức khoẻ sinh sản và phát triển".
Hình 3.1 Gia tăng dân số ở Việt Nam (nguồn:kinhte.com)
Dân số nước ta ngày một tăng nhanh, do vậy vấn đề dân số là lâu dài và cấp bách trong chính sách của một quốc gia. Dân số nước ta trẻ, do vậy tiềm năng gia tăng dân số rất cao 45% dân số sống phụ thuộc (về mặt lý thuyết phải dựa vào người lao động) nên phải đầu tư cao cho việc ăn uống và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Mặc dầu đã hết sức cố gắng, song việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em thấp nhất Châu Á nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta lại cao nhất ở Châu Á (Phạm Thị Ngọc Trầm, 1997).
III.3 QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
III.3.1 Gia tăng dân số và lương thực thực phẩm
Lương thực thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu được của con người. Nhu cầu này được thể hiện ở 2 mặt: số lượng và chất lượng. Nó thay đổi tuỳ theo giới, độ tuổi và mức độ lao động. Nhu cầu năng lượng cần cung cấp cho cơ thể con người hàng ngày và khả năng đáp ứng được ở từng nước khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ sản xuất của xã hội, năng lực lao động của từng người, vào quy mô gia đình và sự phát triển dân số.
Lương thực thực phẩm cùng với chế độ ăn uống, khẩu phần và cơ cấu buổi ăn là những yếu tố cơ bản tạo ra dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người: protit, lipit, các loại vitamin và muối khoáng trong đó đạm (protit) là một tiêu chí quan trọng nói lên mức sống của một gia đình, một cộng đồng, một quốc gia. Theo tiêu chí trên thì mức sống cuả nhân dân ở các vùng có sự cách biệt rất lớn:
a) Trên thế giới: theo FAO nếu RNI tăng lên thêm 1% thì lương thực thực phẩm phải tăng gấp 3 lần mới đủ mức duy trì sản xuất, có quỹ an toàn lương thực. Tính chung trên bình diện quốc tế hàng năm thế giới sản xuất ra được 1,7 tỷ tấn lương thực / 6 tỷ người = 300 kg/người. Từ thập niên 60 các nước đang phát triển đã tiến hành cuộc cách mạng xanh. Tới năm1985 Ấn độ mới thoát đói. Như vậy nếu: RNI cuả toàn thế giới là 1,4%, thì số dân tăng lên hàng năm là 77 triệu (một năm thế giới phải sản xuất thêm 25 triệu tấn mới đủ lương thực đảm bảo cho cuộc sống của số người tăng thêm.
b) Việt Nam: đã thoát đói năm 1989, sau khi trả lại ruộng đất cho nông dân, chỉ một năm sau VN đã có gạo xuất khẩu và đạt bình quân 300 kg lương thực/người/năm. Hiện VN sản xuất được khoảng 40/ năm triệu tấn lương thực quy thóc và đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Chúng ta đã đảm bảo được lương thực ăn, có quỹ cho chăn nuôi và tái đầu tư nhưng do lưu thông kém nên từng vùng vẫn đói.
Tóm lại 1/3 số người trên trái đất thiếu ăn trong đó có 500 triệu người thiếu thường xuyên. Thiếu ăn, suy dinh dưỡng làm cho sức khoẻ kém, bệnh tật nhiều, tuổi thọ trung bình thấp, năng suất lao động giảm. Nếu ở nước ta RNI vẫn tiếp tục tăng cao thì bình quân lương thực/ người sẽ tiếp tục giảm không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
III.3.2 Gia tăng dân số và tài nguyên - môi trường
Hiện nay số lượng dân hơn 5 tỷ của trái đất đã trở nên quá tải đối với khả năng cung ứng cuả môi trường tự nhiên. Người tăng nhưng đất không tăng, khả năng sản xuất của trái đất là có hạn, khả năng của môi trường chịu đựng những tác động của con người cũng là có hạn. Nếu