Những Mặt Được Và Những Mặt Chưa Được Của Quá Trình Cph Dnnn Ở Nước Ta Trong Thời Gian Qua


< 5 ty

5-10 ty

> 10 ty

Từ số liệu ở bảng trên, ta có được đồ thị:




19%

22%

59%


Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo quy mô vốn Nhà nước

Đồ thị này cho chúng ta thấy số lượng DNNN được CPH trong thời gian qua chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn Nhà nước ít, chủ yếu là dưới 5 tỷ đồng ( chiếm tới 59 % ). Số lượng các doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng còn chiếm tỷ trọng quá thấp ( chỉ có 19 % ). Đây là nguyên nhân vì sao mặc dù số lượng doanh nghiệp được CPH của chúng ta khá lớn song số vốn Nhà nước được CPH lại rất nhỏ.

Cơ cấu vốn này có sự khác biệt khá rõ giữa số doanh nghiệp ở các bộ, ngành và địa phương. Điều này thể hiện qua Bảng sau.

Cơ cấu vốn trong doanh nghiệp



1

2

3

4

Bộ Giao thông vận tải

Bộ xây dựng

TP Hà

Nội

TP Hồ Chí Minh

Số DN được CPH

81

163

157

182

Tỷ lệ vốn nắm giữ (%)





- Nhà nước

53

49

30,4

27

- Người LĐ trong DN

40

25

55,4

55

- Cổ đông ngoài DN

7

26

14,2

18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 8


* Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005

* Cơ cấu doanh nghiệp theo hình thức cổ phần hoá

Các hình thức cổ phần hóa theo quy định đều đã được áp dụng trong cổ phần hóa các DNNN. Trong đó, hình thức chủ yếu là bán bớt một phần vốn của Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

Các hình thức cổ phần hoá DNNN



Hình thức cổ phần hoá

Số lượng DN

Tỷ lệ (

% )

1. Giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ

phiếu

339

15,1

2. Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh

nghiệp

583

26,0

3. Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại Doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu

973

43,4

4. Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại Doanh

nghiệp

347

15,5

Tổng cộng

2.242

100,0

* Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005

Từ số liệu ở bảng trên, ta có đồ thị:

Ban mot phan von nha nuoc ket hop phat hanh co phieu

Ban mot phan von nha nuoc Ban toan bo von nha nuoc

Giu nguyen von nha nuoc va phat hanh them co phieu

15%




15%

44%





26%


Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo hình thức tiến hành CPH


Nhìn vào đồ thị ta thấy hình thức cổ phần hoá chủ yếu là hình thức bán một phần vốn nhà nước kết hợp phát hành cổ phiếu ( chiếm khoảng 44 % ).

II. Những mặt được và những mặt chưa được của quá trình CPH DNNN ở nước ta trong thời gian qua

Đổi mới, sắp xếp và phát triển DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này đã được triển khai thực hiện trong gần 20 năm qua. Mặc dù có những thăng trầm nhưng đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận.

CPH DNNN là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta thì sau 15 năm triển khai thực hiện chúng ta đã đạt được những hiệu quả nhất định nhưng nhìn chung tiến độ cổ phần hóa còn khá chậm, nhất là ở các doanh nghiệp quy mô lớn, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo nội dung Báo cáo tình hình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Việt Nam tại phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 21/9/2006.

Báo cáo nêu rõ: Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, số lượng DNNN được CPH tăng đáng kể, nhưng nhìn chung việc triển khai còn chậm. Tính đến 31/12/2005, cả nước mới CPH được 2987 DNNN. Số doanh nghiệp được CPH tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN; nếu trừ đi phần vốn Nhà nước còn giữ lại gần 50% trong các doanh nghiệp CPH, thì thực chất tỷ lệ trên chỉ chiếm khoảng 6%. So với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX thì còn chậm, nhất là các doanh nghiệp có qui mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tiến độ CPH không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương; một số bộ, ngành chưa hoàn thành theo đề án đã được phê duyệt…

Qua hơn 15 năm triển khai, chủ trương CPH DNNN đã đạt được những hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, tạo sự rõ ràng về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của từng thành phần sở hữu, từng cổ đông; xoá bỏ cơ chế phân phối bình quân; hình thành phương thức phân chia lợi nhuận theo tỷ


lệ góp vốn, giảm được sự can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước; tạo cơ chế quản lý tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm thúc đẩy doanh nghiệp năng động hơn; tạo cơ sở pháp lý và vật chất để người lao động xác lập và nâng cao vai trò làm chủ, gắn bó máu thịt với doanh nghiệp. Kết quả nổi bật của CPH là năng lực cạch tranh của các DNNN được nâng lên đáng kể. Họ phải tự tìm kiếm cơ hội, đối tác kinh doanh, chủ động đổi mới công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí để tăng doanh thu. CPH cũng đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Dưới góc độ phân công lao động trong xã hội, CPH đã thực sự giải phóng sức lao động từ chỗ đông mà không mạnh, ỷ lại, dựa dẫm, thụ động chuyển sang chủ động tích cực hơn trong nền kinh tế nhiều thành phần với thái độ đầy đủ hơn, trách nhiệm hơn, góp phần tăng thu nhập cho xã hội, cho Nhà nước và cho người lao động.

CPH là vấn đề hệ trọng và khá nhạy cảm, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, được quốc tế ủng hộ và chúng ta đã thu được một số kết quả, tuy nhiên tiến độ còn chậm, chất lượng CPH chưa đồng đều ở 3 giai đoạn, điều day dứt nhất vẫn là vấn đề xác định giá trị tài sản không chính xác làm thiệt hại lớn cho Nhà nước … Cần phải có đánh giá cụ thể về nộp ngân sách cho Nhà nước là bao nhiêu khi bán cổ phần …, để có chính sách thuế, hoặc ưu đãi cho những doanh nghiệp đã CPH làm ăn tốt; vấn đề nợ cũng là

vấn đề cần phải bàn, nhất là nợ xấu khó đòi đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Cần có giải pháp khả thi để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN.3

1. Đánh giá những kết quả đã đạt được của quá trình CPH


3 http://www.cpv.org.vn/details_cd.asp?topic=70&subtopic=169&id=BT2190657284 theo báo điện tử “Đảng Cộng sản Việt Nam”.


CPH DNNN là một chủ trương lớn của Đảng, một nội dung cơ bản và quan trọng nhất của tiến trình đổi mới hệ thống DNNN. Hơn 15 năm qua, kể từ năm 1992 đến nay, CPH DNNN đã đem lại những kết quả rõ rệt. Cụ thể là:

- Về số lượng DNNN được cổ phần hóa.

Chủ trương CPH DNNN đã được thí điểm từ trước năm 1992, thực hiện từ năm 1993, được triển khai mạnh từ năm 1998 và đẩy mạnh hơn từ năm 2003.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra phải rà soát và thu hẹp hơn nữa diện các DNNN giữ 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối, tập trung vào một số ngành và lĩnh vực then chốt thật sự cần có vai trò của kinh tế Nhà nước; đẩy mạnh CPH DNNN, mở rộng diện các DNNN CPH, kể cả những doanh nghiệp lớn và một số tổng công ty kinh doanh có hiệu quả. Nhờ đó, từ năm 1992 đến hết năm 2005, trên phạm vi cả nước đã cổ phần hóa được 2987 DNNN và bộ phận DNNN.

- Về vấn đề cơ cấu lại DNNN

Việc hoàn thành CPH 2987 DNNN không chỉ đơn thuần là giảm được số lượng DNNN mà còn để DNNN có được bước cơ cấu lại quan trọng. Từ chỗ DNNN rất phân tán, dàn trải trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đã tập trung vào hơn 39 ngành, lĩnh vực then chốt của ngành kinh tế, trong đó nhiều ngành, lĩnh vực, DNNN cần chi phối để Nhà nước làm công cụ điều tiết vĩ mô.

Quy mô vốn của DNNN sau CPH cũng được tăng lên đáng kể. Vốn bình quân của một công ty cổ phần khoảng 24 tỷ đồng (năm 2001) đến năm 2004 đã tăng lên đến 63,6 tỷ đồng. Tỷ trọng các doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng giảm đáng kể và đến nay hầu như không còn công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng.

Tài chính doanh nghiệp được lành mạnh hoá hơn một bước thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ; xử lý tài sản là vật tư, hàng hoá ứ đọng, tồn kho


lâu ngày, kém hoặc mất phẩm chất, máy móc thiết bị không dùng hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, giảm vốn Nhà nước hoặc bán cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

Lao động của công ty cổ phần được cơ cấu lại một bước. Tính đến 31/12/2004 đã có 654 doanh nghiệp được duyệt kinh phí giải quyết cho 27.674 lao động dôi dư với số tiền trợ cấp là 812,113 tỷ đồng, bình quân mỗi người được 30 triệu đồng.

- Về việc huy động vốn xã hội đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh Trong quá trình CPH DNNN, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được

đánh giá lại khách quan hơn, tiếp cận hơn với kinh tế thị trường. Mặt khác đã huy động được 12.411 tỷ đồng của các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội vào doanh nghiệp để kinh doanh, đầu tư phát triển sản xuất. Đồng thời, Nhà nước cũng thu lại được 10.169 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN và sử dụng vào mục đích khác khuyến khích DNNN phát triển. Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH không những không bị giảm đi mà còn được bảo toàn và phát triển nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp CPH ngày càng tăng. ở một số doanh nghiệp, tỷ trọng vốn Nhà nước giảm là do Nhà nước bán phần vốn Nhà nước trong công ty cổ phần hoặc Nhà nước không bổ sung thêm tiền để duy trì tỷ lệ vốn Nhà nước theo phương án CPH ban đầu khi công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ cho công ty FPT, công ty cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh…

Trong quá trình hoạt động, các công ty cổ phần đã phát hành các loại cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng để huy động vốn. Sự chuyển nhượng các loại cổ phiếu và trái phiếu này trên thị trường chứng khoán đã tạo nên sự phân bổ linh hoạt các nguồn vốn xã hội. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc kỹ thuật hiện đại, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh đa ngành, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước.


CPH thúc đẩy quá trình ra đời, hình thành và phát triển thị trường chứng khoán. Đến cuối năm 2004, đã có 26 công ty cổ phần hình thành từ CPH DNNN được niêm yết, mặc dù số lượng còn ít nhưng đây mới chỉ là kết quả ban đầu. Tới thời điểm hiện tại đã có 45 công ty cổ phần được niêm yết. Sự thành công và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam phụ thuộc vào quá trình CPH DNNN. CPH đang ngày càng tạo ra nhiều hàng hoá đủ tiêu chuẩn và chất lượng cho hoạt động của thị trường chứng khoán. Ngược lại, thị trường chứng khoán được phát triển lại có tác động đẩy nhanh tiến độ và quy mô CPH.

- Về cơ chế quản lý của công ty sau CPH

Việc chuyển từ DNNN thành công ty cổ phần đã mang lại cho công ty cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả, thích nghi với nền kinh tế thị trường. nhờ CPH đã xác định rõ người chủ đích thực của doanh nghiệp – công ty cổ phần. Đó là các cổ đông, bao gồm Nhà nước, lao động - cổ đông trong doanh nghiệp và các cổ đông ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, hạch toán kinh tế thật sự.

Sau CPH, doanh nghiệp được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Theo cơ cấu có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc công ty. Có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của chủ sử hữu và người sử dụng tài sản của công ty trong kinh doanh. Mô hình tổ chức quản lý mới đã tạo thêm động lực và tính năng động trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đã loại bỏ hoặc hạn chế về cơ bản những hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động kinh doanh và quản lý. Công ty được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đặc biệt là trong đầu tư phát triển, phân phối lợi nhuận, sắp xếp tổ chức và bổ nhiệm cán bộ. Thực tế sau CPH, các công ty đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh và quản lý, đem lại hiệu quả rõ rệt.


Các chi phí gián tiếp, quản lý đã giảm được khoảng 25%, cá biệt có công ty giảm 50% so với trước CPH. Nhiều công ty cổ phần đã tiến hành rà soát lại và xây dựng mới các nội quy hoạt động như: quy chế tài chính, quy chế lao động, tuyển dụng, … Qua đó CPH cũng góp phần đào tạo, rèn luyện, dần hình thành đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp thích nghi với cơ chế thị trường.

- Về vai trò của người lao động trong doanh nghiệp

Cổ phần đã tạo điều kiện pháp lý và vật chất để người lao động nâng cao vai trò làm chủ của doanh nghiệp. Chính sách CPH cho phép người lao động đang làm việc trong DNNN khi chuyển sang công ty cổ phần trở thành cổ đông. Người lao động - cổ đông là chủ thực sự phần vốn góp của mình, có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả bằng việc dự Đại hội cổ đông để thông qua điều lệ công ty, bầu các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, biểu quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông như chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm, tăng giảm vốn điều lệ, đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất, phân chia lợi nhuận… Nhờ đó, họ nâng cao được tính chủ động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, góp phần làm cho hiệu quả doanh nghiệp ngày càng tăng.

Việc kiểm tra, giám sát của người lao động - cổ đông và xã hội đối với công ty cổ phần, nhất là những công ty niêm yết, thực sự có hiệu quả, tài chính của công ty cổ phần được minh bạch, công khai, cùng với những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cổ đông nói trên, tạo điều kiện cho việc thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp một cách đầy đủ và khá triệt để.

- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH

Nhìn chung, đại đa số các doanh nghiệp sau CPH hoạt động có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về tình hình doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022