Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 7


Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp cũng tăng từ 1,5 đến 4 lần so với trước khi thực hiện CPH. Công ty cổ phần đã thu hút và giải quyết thêm việc làm cho người lao động ở trên địa bàn (số lao động trong các doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần tăng khoảng 20% so với trước khi thực hiện chuyển đổi).

Huy động được trên 1.000 tỷ đồng vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và giải quyết các chính sách xã hội cho người lao động.

Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần thay thế Nghị định 44/1998/NĐ-CP với những đối mới cơ bản về mục tiêu CPH, về đối tượng áp dụng, xử lý những tồn tại về tài chính trước khi cổ phần hóa, cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp, việc bán cổ phần phát hành lần đầu chính sách đối với doanh nghiệp CPH, chính sách đối với người lao động, về phân cấp trong công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện CPH DNNN. Nghị định 64/CP đã giải quyết được nhiều vướng mắc trong Nghj định 44/CP.

Thực tiễn kết quả CPH đã đạt được

Hiện tại đã có 11/13 Bộ, 14/17 Tổng công ty 91, 53/61 tỉnh, thành phố đã có doanh nghiệp CPH. Đặc biệt một số Bộ, ngành, tỉnh, Tổng công ty 91 tích cực triển khai CPH như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng công ty hàng hải, Tổng công ty Dệt-May,Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Than...

Việc thực hiện CPH có chuyển biến rõ rệt và đáng khích lệ từ khi có Nghị định 44/1998/NĐ-CP. Riêng nửa cuối năm 1998 đã CPH và đa dạng hoá sở hữu được 86 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được chuyển đổi lên 116.


Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 02/2005, số doanh nghiệp CPH năm 1999 là 249 doanh nghiệp, gấp hơn 8 lần so với 7 năm trước cộng lại. Tổng số doanh nghiệp đã CPH đến thời điểm đó đã gấp hơn 12 lần so với cả thời kỳ thí điểm CPH.

Năm 2005, có 754 DNNN và bộ phận DNNN hoàn thành CPH, đưa tổng số DNNN và bộ phận DNNN được CPH từ trước tới nay lên 2987 đơn vị, trong đó riêng 5 năm 2001 – 2005 CPH được 2407 đơn vị.

Như vậy, trong giai đoạn 5 năm 2001 – 2005, số lượng DNNN được CPH đã bằng 80,4% tổng số DNNN CPH từ trước tới nay. Nếu chỉ tính trong 2 năm 2004 – 2005, đã CPH 1507 đơn vị bằng 58% tổng số đơn vị CPH. Qua đó cho thấy, kể từ khi có nghị quyết Trung ương 3, khoá IX (năm 2001) đến nay, công tác CPH DNNN đã có bước chuyển biến rõ rệt, đặc biệt những năm gần đây, tiến độ CPH DNNN càng được đẩy nhanh hơn.

Trong số các DNNN đã được CPH, doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng chiếm 56,1%, tập trung chủ yếu ở các ngành xây lắp, công nghiệp sản xuất, gia công hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ, chế biến nông sản thực phẩm do các địa phương quản lý. Doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 5 – 10 tỷ đồng chiếm 24,4%. Còn lại là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng chiếm 19,5%. Những đơn vị đạt kết quả cao so với kế hoạch cổ phần DNNN là: Bộ Công nghiệp (143%), Bộ Xây dựng (125%), Tổng công ty Dệt May Việt Nam (133%), Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (100%), tỉnh Hải Dương (116%), tỉnh An Giang (130%), tỉnh Thanh Hoá (120%), tỉnh Vĩnh Phúc (115%)...

Nói tóm lại, qua hơn 15 năm thực hiện CPH, đến hết năm 2005, chúng ta đã thành lập được 2987 công ty cổ phần trên cơ sở CPH DNNN và bộ phận DNNN.


Kết quả thực hiện qua từng năm như sau:


Năm

Số lượng đơn vị


Năm

Số lượng đơn vị

1990 – 1992

không có

1999

250 đơn vị

1993

2 đơn vị

2000

212 đơn vị

1994

1 đơn vị

2001

204 đơn vị

1995

3 đơn vị

2002

164 đơn vị

1996

5 đơn vị

2003

532 đơn vị

1997

7 đơn vị

2004

753 đơn vị

1998

100 đơn vị

2005

754 đơn vị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 7

* Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 02/2005 và số liệu thời báo kinh tế Việt Nam số 191 – 25/09/2006

Nhìn vào đồ thị dưới đây ta thấy được số lượng doanh nghiệp CPH từ năm 1999 đến năm 2005 đã tăng đáng kể. Mặc dù thời gian đầu, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hoá mỗi năm còn ít song thời gian gần đây đã bắt đầu tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2003, con số này đã tăng đột biến. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây, tốc độ cổ phần hoá đã dần được đẩy mạnh.


800

700

600

500

400

300

200

100

0

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005



Biến động của số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa qua các năm


Về thời gian thực hiện CPH, sau 15 năm đã rút ngắn đáng kể. Thời gian CPH một doanh nghiệp:

Năm

2001

2002

2003

2004


Thời gian CPH 1 DN ( ngày )


512


404


424


437

* Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, 02/2005

Số ngày để hoàn tất CPH một DNNN bình quân năm 2004 là 437 ngày.

Trong đó, chia theo các giai đoạn cụ thể là:



Nội dung

Số ngày thực hiện

Thành lập ban đổi mới DN - bắt đầu định giá

135 ngày

Bắt đầu định giá – quy định giá trị DN

135 ngày

Quy định giá trị DN – phê duyệt phương án CPH

66 ngày

Phê duyệt phương án CPH - bắt đầu bán cổ phần

24 ngày

Bắt đầu bán cổ phiếu – hoàn thành bán cổ phiếu

38 ngày

Hoàn thành bán cổ phiếu - đại hội cổ đông

15 ngày

Đại hội cổ đông – đăng ký kinh doanh

24 ngày

Tổng cộng

437 ngày

* Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005

Như vậy chỉ tính riêng từ khi thành lập Ban đổi mới doanh nghiệp đến khi xác định xong giá trị doanh nghiệp đã mất 270 ngày, chiếm quá nửa số thời gian cả quá trình CPH. Khâu đăng ký kinh doanh không có nội dung gì phức tạp cũng phải mất một thời gian quá dài. Nhưng đến nay khoảng thời gian này đã giảm từ bình quân 437 ngày/doanh nghiệp xuống còn khoảng 260 ngày, giảm 40%.


Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hình thức CPH phổ biến nhất là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu (chiếm 43,4%), tiếp đó là bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp (26%), còn lại là bán toàn bộ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (15,5%) và giữ nguyên vốn Nhà nước và phát hành thêm cổ phiếu (15,1%). Trong số các doanh nghiệp đã CPH, ngành công nghiệp giao thông vận tải và xây dựng chiếm tỷ trọng 65,5%, thương mại – dịch vụ chiếm 28,7% và ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 5,8%. Nếu phân chia theo địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm 65,7%, bộ – ngành trung ương chiếm 25,8%, tổng công ty 91 chiếm 8,5%.

Điều này dẫn tới thực trạng cơ cấu vốn và hình thức sở hữu của các doanh nghiệp CPH hiện nay là: Nhà nước nắm giữ 46,3% vốn, người lao động 29,6% và cổ đông bên ngoài 24,1% vốn điều lệ. Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (từ 50% vốn điều lện trở lên) đối với 33% doanh nghiệp đã CPH hiện nay.

* Cơ cấu doanh nghiệp CPH theo lĩnh vực hoạt động và theo địa phương

Số lượng các DNNN được CPH giữa các lĩnh vực, giữa các địa phương không giống nhau mà có sự khác biệt tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và tuỳ theo từng địa phương. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự quan tâm của địa phương về vấn đề này, số lượng DNNN ở địa phương…


Bảng phân loại các doanh nghiệp đã CPH tính đến hết năm 2004


Tiêu chí phân loại

Số lượng DNNN CPH

Tỷ lệ (%)

1. Theo lĩnh vực



Công nghiệp - Giao thông - Xây dựng

1.469

65,5

Thương mại - Dịch vụ

643

28,7

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

130

5,8

Tổng

2.242

100

2. Theo địa phương



Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW

1.473

65,7

Bộ, ngành TW

578

25,8

Tổng công ty 91

191

8,5

Tổng

2.242

100

* Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005


Có thể thấy tiến trình CPH DNNN đã được tập trung vào thời kỳ vài năm trở lại đây, sau khi đã có các Nghị quyết Trung ương 3, 4 khoá IX. Để triển khai thực hiện các Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 104 đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới DNNN, sẽ cổ phần hóa 2053 trong tổng số 4724 DNNN (năm 2002). Theo số liệu thực tế, trong năm 2001 đến hết năm 2004 đã CPH được 1654 DNNN, đạt trên 80% so với nhiệm vụ của các đề án được phê duyệt.

Từ số liệu ở bảng trên, ta có đồ thị như sau:

6%


CN-GT-XD TM-DV

NN-LN-NN

29%



65%


Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo lĩnh vực hoạt động


Đồ thị này cho thấy số lượng doanh nghiệp CPH được phân bổ theo các lĩnh vực hoạt động là không giống nhau. Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa trong các lĩnh vực Công nghiệp – Giao thông – Xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 65 % cho thấy việc tiến hành CPH trong các lĩnh vực này được thực hiện khá tốt. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp CPH trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp chỉ đạt khoảng 6 % trên tổng số, chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Cũng theo bảng trên, ta thấy


9%



65%

Tinh, TP truc thuoc TW Bo, nganh TW

Tong cong ty 91

26%



Cơ cấu số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá phân theo địa phương


Nhìn vào đồ thị ta thấy được sự phân bố doanh nghiệp CPH giữa các địa phương. Cụ thể là số doanh nghiệp được CPH tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chiếm tỷ trọng 65 %, tại các bộ, ngành TW chiếm 26 % và tại Tổng công ty 91 chiếm 9 %. Điều này cho thấy việc tiến hành CPH DNNN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW đã được thực hiện khá tốt. Còn tại Tổng công ty 91, việc thực hiện chủ trương này còn chậm.

* Cơ cấu doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy mô vốn

Nghị quyết TW 9 đã có chủ trương mở rộng quy mô và diện doanh nghiệp cổ phần hoá nên đã triển khai trên thực tế cổ phần hoá một số doanh nghiệp quy mô lớn, có giá trị doanh nghiệp lên tới hàng tỷ đồng, vốn Nhà nước hàng trăm tỷ đồng như Công ty sữa Việt Nam ( giá trị doanh nghiệp


2.500 tỷ đồng, vốn Nhà nước 1.500 tỷ đồng ), nhà máy Thuỷ điện Sông Hinh

– Vĩnh Sơn ( giá trị doanh nghiệp 2.114 tỷ đồng, vốn Nhà nước 1.253 tỷ đồng

), Công ty Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh ( giá trị doanh nghiệp 1.311 tỷ đồng, vốn Nhà nước 650 tỷ đồng ) … Mặc dù vậy, các doanh nghiệp được cổ phần hoá vẫn là những đơn vị có quy mô nhỏ và vừa, vốn một doanh nghiệp thường dưới 5 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các ngành thi công xây lắp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ, chế biến nông phẩm do các địa phương quản lý.

Quy mô vốn Nhà nước của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa


Quy mô vốn Nhà nước

Số lượng DNNN cổ phần hóa

Tỷ lệ (%)

Dưới 5 tỷ đồng

1.327

59,2

Từ 5 – 10 tỷ đồng

500

22,3

Trên 10 tỷ đồng

415

18,5

* Nguồn: Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương tháng 2/2005

Như vậy, cổ phần hóa đối với doanh nghiệp lớn còn nhiều khó khăn do những vướng mắc về cơ chế chính sách như sự vướng mắc về mặt pháp lý khi tiến hành cổ phần hoá và sự khó khăn trong định giá tài sản của doanh nghiệp.

Cổ phần hoá đã tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp.

Tính chung kết quả cổ phần hoá trong thời gian qua trong tổng số vốn điều lệ của mỗi công ty, Nhà nước nắm giữ 46,5%, tương ứng với 10.792 tỷ đồng, người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 38,1%, tương ứng với 8.847 tỷ đồng và cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ 15,4%, tương ứng với

3.564 tỷ đồng.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí