Thành Lập Cơ Quan Cph Và Sở Hữu Cổ Phần Nhà Nước.


nay Trung Quốc đang tiến hành cải cách DNNN theo phương châm “nắm lớn, buông nhỏ”.

Trong chương trình sắp xếp lại các doanh nghiệp loại nhỏ Trung Quốc rất coi trọng hình thức chuyển một phần sở hữu Nhà nước thành kinh tế hợp tác sở hữu của tập thể công nhân viên chức (vẫn thuộc về kinh tế công hữu).

Trung Quốc coi trọng hình thức công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong các doanh nghiệp lớn, ngành kinh tế quan trọng, trụ cột. Trung Quốc coi đây là hình thức hợp lý để chắp nối mối quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, là hình thức tổ chức có thể đưa các DNNN tham gia cạnh tranh quốc tế có hiệu quả, bảo vệ lợi ích quốc gia trên thị trường quốc tế.

Trung quốc quy địng rõ loại DNNN cần CPH. Riêng các DNNN hoạt động trong ngành quốc phòng, dầu mỏ, năng lượng nguyên tử, hàng không, cấp nước, điện lực, bưu chính, đường sắt, tiền tệ, in giấy bạc, Nhà nước cần nắm giữ, không thực hiện CPH. Các loại doanh nghiệp khác đều được CPH, tuỳ tính chất ngành nghề mà quyết định tỷ lệ cổ phần của Nhà nước. Trong công nghiệp, Nhà nước có thể nắm giữ 25-30% cổ phiếu.

3.5 Thành lập cơ quan CPH và sở hữu cổ phần Nhà nước.

Cơ quan này thay mặt Chính phủ trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việc tiến hành CPH, thẩm tra giá trị doanh nghiệp để đưa ra và tổ chức đấu thầu; giải quyết hậu quả sau khi CPH; quản lý phần vốn Nhà nước khi DNNN chuyển thành công ty cổ phần. Bên cạnh đó còn thành lập một mạng lưới các tổ chức tài chính để phục vụ CPH.

Trung Quốc còn rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua nhiều hình thức để đi đến thống nhất nhận thức.

3.6 Xây dựng quy trình CPH và tuân thủ quy trình này.

Quy trình CPH bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Xác định danh sách các DNNN có đủ điều kiện CPH (kinh doanh có lãi, không nằm trong diện Nhà nước nắm 100% vốn);

- Xác định thực tế tài sản doanh nghiệp;

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 6


- Tuyên truyền quảng cáo, hoàn thiện chính sách để mọi người nắm được thực chất hoạt động của doanh nghiệp và có quyết định mua cổ phiếu;

- Lựa chọn phương thức bán cổ phiếu (bán rộng rãi cho công chúng hoặc cho đối tượng đã xác định, bán theo giá ưu đãi cho người lao động của doanh nghiệp,…).

- Giải quyết các vân đề xã hội sau khi CPH.

3.7 Chính phủ chấp nhận một khoản chi phí cho trương trình CPH DNNN

Cần giải quyết tốt các vấn đề xã hội khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần, như vấn đề việc làm, tiền lương của người lao động, các phúc lợi xã hội, vấn đề lợi tức và thu nhập, v.v..

3.8 Tốc độ của tiến trình CPH DNNN phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường.

Với nền kinh tế thị trường đã phát triển, thị trường chứng khoán đã đi vào nề nếp, khu vực kinh tế tư nhân đã mạnh thì quá trình CPH diễn ra đơn giản và thuận lợi hơn.

Nói tóm lại, kinh nghiệm của Trung Quốc cho chúng ta cả những bài học thành công và không thành công, cả những vấn đề vướng mắc chưa giải quyết được.

4. Bài học rút ra cho Việt Nam

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá, lịch sử... Đặc biệt, trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi con đường phát triển kinh tế-xã hội mà Trung Quốc đã đi qua. Từ thực tiễn thành công trong cải cách DNNN ở Trung Quốc, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm quý báu như:

- Kinh nghiệm về khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nhằm giảm nhẹ gánh nặng cho kinh tế Nhà nước.

- Kinh nghiệm trong vấn đề quản lý tài sản nhà nước.


- Đa dạng hóa hình thức thực hiện của chế độ công hữu, đẩy mạnh cải cách quyền tài sản và cổ phần hóa DNNN.

- Kết hợp chặt chẽ giữa cải cách với quản lý DNNN, giữa cải cách DNNN với điều chỉnh kết cấu và bố cục của kinh tế nhà nước.

4.1 Vận dụng kinh nghiệm quốc tế CPH vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam:

Việc sắp xếp lại các DNNN ở Việt Nam gắn chặt với cơ chế quản lý và chính sách như cơ chế xuất nhập khẩu, vốn, thuế, tỷ giá, tín dụng và đầu tư... Việc triển khai hình thành thị trường chứng khoán sẽ tạo điều kiện thúc đẩy CPH và sự năng động cho thị trường vốn của Việt Nam.

4.2 Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện CPH:

Cơ quan này phải quản lý toàn bộ quá trình theo những quan điểm có tính chiến lược trong việc đánh giá, soạn thảo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra và điều chỉnh.

4.3 Vừa làm vừa rút kinh nghiệm thực hiện CPH:

Quá trình vừa làm vừa điều chỉnh và vừa hoàn thiện trong công việc này tỏ ra thích hợp với cả Chính phủ đang cần thời gian để nắm bắt và kiểm soát cũng như công chúng đang cần có thời gian để tin vào sự ổn định lâu dài vào chính sách của Chính phủ.

4.4 Tạo môi trường pháp lý cần thiết để thực hiện CPH:

Đó là các bộ luật quan trọng để xác lập và ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự chuyển hoá và hoạt động của các doanh nghiệp được CPH và các công ty nói chung.

4.5 Cần lập kế hoạch tài chính cho quá trình thực hiện CPH

Đối với nước ta, cũng cần có sự lường định những khoản phí tổn không thể cắt giảm được, nhất là vấn đề việc làm mới và đào tạo lại, bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp CPH, các vấn đề tư vấn, kiểm toán quảng cáo, môi giới đầu tư trong và ngoài nước đối với vấn đề CPH.


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.‌

I. Quá trình CPH và thực trạng ở Việt Nam

Bên cạnh các biện pháp sắp xếp, tổ chức lại, sáp nhập, giải thể các DNNN để giảm bớt các doanh nghiệp kém hiệu quả, thua lỗ, Nhà nước chủ trương tiến hành đa dạng hoá sở hữu, chuyển một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần, thực hiện chủ trương CPH DNNN.

Chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần lần đầu tiên được đề ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (khoá VII) tháng 11 năm 1991. Chủ trương này được tiếp tục khẳng định trong nhiều văn kiện tiếp theo của Đảng, như: Nghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của DNNN ngày 17 tháng 3 năm 1995, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (khoá VIII), Thông báo số 63-TB/TW ngày 4 tháng 4 năm 1997 của Bộ chính trị về tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc CPH DNNN.

Trong quá trình thực hiện CPH các DNNN, những chủ trương chích sách của Đảng và Nhà nước cũng ngày càng hoàn thiện, cụ thể hoá mục tiêu, đối tượng và giải pháp nên tiến trình cổ phần hóa DNNN ngày càng được thuận lợi hơn.

1 Giai đoạn thí điểm (từ 1992 đến tháng 5/1996):

1.1 Cơ sở pháp lý để thực hiện CPH

Chủ trương CPH đã được nêu tại Nghị quyết hội nghị Trung ương 2 - khoá VII, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Thông báo 63 TB/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết kỳ


họp thứ 10 - Quốc hội khoá VII ngày 26/12/1991, Nghị quyết kỳ họp thứ IV - Quốc hội khoá IX tháng 12/1993.

Chính phủ (lúc đó là HĐBT) đã có quyết định 202/HĐBT ngày 8/6/1992 về việc: "tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần"; và Chỉ thị 84/TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc: "xúc tiến thực hiện thí điểm CPH DNNN và các giải pháp đa dạng hoá sở hữu DNNN", đây là những cơ sở pháp lý đầu tiên của Chính phủ hướng dẫn và thúc đẩy việc thực hiện thí điểm CPH DNNN. Về phía ngành tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 36/TC/CN ngày 7 tháng 5 năm 1993 hướng dẫn những vấn đề về tài chính trong việc thực hiện thí điểm CPH DNNN. Có thể nói chương trình CPH dnnn ở Việt Nam thực sự bắt đầu từ năm 1992.

Những nguyên nhân chính của việc thực hiện CPH DNNN trong giai đoạn này:

- Còn quá nhiều chính sách ưu đãi cho DNNN, đặc biệt là các chính sách tài chính, tín dụng.

- Việc xử lý các tồn tại về tài chính trong doanh nghiệp chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, còn mang tính chất khoán trắng cho doanh nghiệp.

- Chưa có các chính sách ưu đãi thoả đáng cho doanh nghiệp và người lao động ở các doanh nghiệp thực hiện CPH.

- Việc định giá tài sản mang nặng tính chủ quan của người bán là Nhà nước, chưa xét đến nhu cầu và quyền lợi của người mua.

1.2 Triển khai CPH trong thực tế.

Tiến trình thí điểm CPH DNNN trong giai đoạn này hết sức khó khăn và chậm chạp. Trong 5 năm, kể từ tháng 6/1992 đến tháng 5/1996 mới CPH được 5 doanh nghiệp thuộc 3 Bộ và 2 địa phương, đó là:

- Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc Bộ Giao thông)

- Công ty cổ phần giày Hiệp An (thuộc Bộ Công nghiệp)

- Công ty cổ phần chế biến thức ăn gia súc (thuộc Bộ Nông nghiệp)


- Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh)

- Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (thuộc UBND tỉnh Long An).

Đối với giai đoạn thí điểm này thì, hiệu quả của các doanh nghiệp đã được CPH được thể hiện rõ ràng, nhưng giai đoạn thí điểm đã tương đối kéo dài (khoảng 5 năm). Điều này có thể thấy rằng tư tưởng nhận thức của các DNNN về vấn đề CPH vẫn còn rụt rè hạn chế, thêm vào nữa, hệ tư tưởng của cán bộ công nhân viên chức trong khối DNNN đã khiến cho quá trình này kéo dài và sự chủ động của các Bộ ban nghành là chưa cao.

2. Thời kỳ mở rộng CPH (từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998):

Cơ sở pháp lý nhằm mở rộng CPH

Trong kết luận của Bộ Chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm năm 1996-2000 và năm 1996 (số 30-1 BBK/BCT ngày 12/9/1995) đã khẳng định CPH phải giữ vững định hướng XHCN và phải phân loại DNNN để CPH.

Ngày 4/4/1997, Bộ Chính trị đã có thông báo số 63/TB-TW "triển khai tích cực, vững chắc việc CPH DNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực để thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả, không phải để tư nhân hoá".

Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Các bộ, ngành chức năng đã tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/CP.

Nghị định 28/CP và Nghị định 25/CP đã thể hiện một bước sự thông thoáng trong việc CPH DNNN như vấn đề xác định mục tiêu, đối tượng, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp CPH, hình thức CPH, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động ...

Với các cơ chế chính sách cởi mở và thông thoáng hơn, tiến trình CPH DNNN trong thời gian đó đã có những chuyển biến tích cực, chỉ trong vòng 2


năm (từ 5/1996 đến tháng 6/1998) cả nước thực hiện CPH 25 DNNN (gấp 5 lần so với 5 năm thí điểm).

Tuy nhiên, quá trình thực hiện CPH DNNN trong 2 năm nói trên cũng đã cho thấy hệ thống cơ chế chính sách về CPH DNNN biệt là cơ chế, chính sách về tài chính) ban hành kèm theo Nghị định 28/CP và Nghị định 25/CP cũng còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu để hoàn thiện về lựa chọn DNNN để CPH, hình thức CPH, xác định giá trị doanh nghiệp CPH, chính sách ưu đãi...

Thực tiễn triển khai đến các doanh nghiệp.

Các tỉnh, thành phố, bộ, ngành và tổng công ty 91 đã đăng ký hơn 200 DN thực hiện CPH, chiếm trên 3% số DNNN. Tính đến đầu tháng 6 năm 1998 đã có 25 DNNN chuyển thành CTP trong đó tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn một số DN đang tiến hành CPH ở các bước xác định giá trị DN, kiểm toán,...

Quy mô các DN tiến hành CPH đợt này cũng lớn hơn so với giai đoạn thí điểm: 1 DN có vốn 120 tỷ đồng và 5 DN có vốn từ 10 tỷ trở lên (giai đoạn thử nghiệm chỉ có 1 DN lớn có số vốn là 16 tỷ đồng). Trong số 25 DN đã CPH có 1 DN Nhà nước không nắm giữ cổ phần là Công ty đầu tư sản xuất và thương mại Hà Nội. Trong số 24 công ty còn lại thì Nhà nước nắm giữ ít nhất là 10% và cao nhất là 60,62% số cổ phần của công ty. Cổ đông là người lao động trong công ty sở hữu từ 10 đến 70% số cổ phần, còn lại là cổ đông ngoài DN sở hữu.

Việc thực hiện chậm chễ và ì iạch đã khiến cho chủ chương của Đảng và Nhà nước đưa ra chưa thực hiện được, khiến cho người dân giảm sự tin tưởng vào các chủ chương của Đảng. Đồng thời, với việc CPH chậm chạp khiến cho hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước vẫn kém hiệu quả không thúc đẩy được nhiều sự phát triển chung của nền kinh tế, vốn Nhà nước vẫn không được đầu tư có hiệu quả…


3. Thời kỳ đẩy mạnh CPH hay giai đoạn chủ động (từ tháng 7/1998 đến nay)

Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước

Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) tháng 12/1997: “Phân loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định danh mục loại doanh nghiệp cần giữ 100% vốn Nhà nước; loại DNNN cần nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại DNNN chỉ cần giữ cổ phần ở mức thấp”.

Ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay cho Nghị định 28/CP ngày7/5/1996, các Bộ, ngành chức năng cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn.

Những đổi mới quan trọng trong Nghị định này được thể hiện về đối tượng CPH, về thẩm quyền quyết định CPH, về đối tượng bán cổ phần, về chính sách ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp CPH, về hình thức CPH, về xác định giá trị doanh nghiệp về quản lý và sử dụng tiền bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Nếu như trong 7 năm (từ 1992 đến 6/1998) cả nước mới CPH được 30 doanh nghiệp, thì chỉ riêng 6 tháng cuối năm 1998 đã CPH thành công 87 doanh nghiệp và trong năm 1999 đã triển khai công tác CPH ở trên 300 doanh nghiệp, trong đó đã hoàn thành việc chuyển thành công ty cổ phần 250 doanh nghiệp.

Về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi thực hiện CPH: Theo báo cáo của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương thì cả 370 doanh nghiệp sau CPH đều nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp tăng 30% so với năm trước, lợi nhuận và nộp ngân sách bình quân đều tăng gấp 2 lần so với trước khi CPH, về vốn tăng trưởng bình quân khoảng 15%/năm.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí