Ưu Điểm Và Những Nhược Điểm Của Công Ty Cổ Phần.


- Nội dung quyết định vi phạm các quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty

2.2.2 Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty và có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những thẩm quyền do Đại hội đồng cổ đông quy định. Thành viên của Hội đồng quản trị không quá 11 người và do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị họp mỗi quý 1 lần, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc biểu quyết tại cuộc họp. Mỗi thành viên thuộc Hội đồng quản trị là 1 phiếu biểu quyết và tiến hành họp Hội đồng quản trị khi có trên 2/3 số thành viên của Hội đồng quản trị dự họp.

2.2.3 Giám đốc hoặc tồng giám đốc.

Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày ở công ty do Hội đồng quản trị bầu ra trong số các thành viên của Hội đồng quản trị. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nếu không có quy định khác theo điều lệ của công ty.

2.2.4 Ban kiểm soát

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, bao gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có nghiệp vụ kế toán.

Ban kiểm soát có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông kiểm soát hoạt động điều hành của Hội đồng quản trị, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và những người quản lý công ty.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

2.3 Ưu điểm và những nhược điểm của công ty cổ phần.

- Ưu điểm:

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng và giải pháp - 4


o Quy mô sản xuất có khả năng được mở rộng to lớn và nhanh chóng. Hơn nữa việc huy động vốn của CTCP nhanh chóng hơn.

o CTCP có thời gian tồn tại là vô hạn. Các cổ phiếu có thể được tự do mua bán trên thị trường chứng khoán và được quyền thừa kế.

o Trong CTCP, chức năng của vốn tách rời quyền sở hữu của nó cho phép sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp giỏi

- Nhược điểm:

o Mức tham gia góp vốn vào công ty khác nhau, dễ dẫn đến việc lợi dụng và lạm dụng hoặc nảy sinh tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa các nhóm cổ đông.

o Quyền kiểm soát công ty trên thực tế vẫn thuộc quyền của các cổ đông lớn cho dù họ không có hiểu biết gì về công việc kinh doanh.

II. Những vấn đề chung về CPH DNNN ở Việt Nam

1. Bản chất CPH DNNN

Sự ra đời của các DNNN là một sản phẩm tất yếu của mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị. Các DNNN ra đời theo những giai đoạn lịch sử khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia song nó đều mang một ý nghĩa chung, đó là DNNN được lập ra nhằm tăng nguồn thu ngân sách phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên, DNNN không phải là sản phẩm độc quyền của một quốc gia nào. Để huy động được một cách tốt nhất nguồn vốn xã hội, đồng thời giảm đến mức ít nhất nguồn vốn đầu tư của Nhà nước mà lại thu được nhiều thuế nhất và vẫn đảm bảo phát triển đất nước đòi hỏi Nhà nước cần phải thực hiện lộ trình tư nhân hoá, chuyển giao các DNNN cho nhân dân, từng bước thoát khỏi vị trí là nhà đầu tư.

Như vậy, Nhà nước cần tiến hành xã hội hoá đầu tư, xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh để mọi công dân đều có cơ hội đầu tư bình đẳng như nhau, tạo điều kiện để mọi công dân đều có cơ hội thành lập doanh nghiệp,


tạo việc làm cho xã hội. Việc xã hội hoá đầu tư chính là cách khai thác một cách hiệu quả và hợp lý kho tàng chất xám của nhân dân.

Công cuộc xã hội hóa đầu tư đòi hỏi Nhà nước phải thoát khỏi vai trò là nhà kinh doanh thông qua con đường chuyển đổi sở hữu các DNNN cho các cá nhân và tổ chức dân doanh. Quá trình này các nước gọi là tư nhân hoá còn nước ta gọi là CPH. Như vậy, CPH DNNN chính là một hình thức cụ thể của tiến trình xã hội hoá đầu tư. Nhờ sự xuất hiện của công ty cổ phần mà vốn được tập trung nhanh chóng. Thực hiện tốt CPH DNNN sẽ làm tăng sức mạnh của kinh tế Nhà nước, làm chỗ dựa cho Nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Mặt khác, nó cũng là một giải pháp để tăng tính năng động trong kinh doanh và phát huy tính tích cực, tự chủ của doanh nghiệp.

Khái niệm CPH thực ra còn tiểm ẩn vai trò đầu tư của Nhà nước, ngay cả khi đã chuyển DNNN thành công ty cổ phần thì Nhà nước vẫn có thể nắm giữ các phần vốn nhất định, thậm chí là chi phối các công ty cổ phần. Như vậy, số vốn của Nhà nước vẫn chưa được giải phóng một cách triệt để và Nhà nước vẫn là một nhà đầu tư thực thụ. Với lập luận này thì ngay cả khi DNNN kinh doanh rất có hiệu quả thì Nhà nước vẫn bán các doanh nghiệp của mình để thu tiền về cho ngân sách, đồng thời để làm những việc dân không làm được hoặc không muốn làm vì không có lời, nhưng vì lợi ích xã hội Nhà nước vẫn phải đầu tư. Ví dụ như: các công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích như thắp sáng đô thị, vệ sinh môi trường,… Như vậy, Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào các lĩnh vực công cộng phục vụ cộng đồng, Nhà nước không còn vai trò là nhà kinh doanh mà chỉ tập trung nhân tài vật lực vào việc nghiên cứu chính sách pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh quốc gia. Với cách hiểu này, có thể coi CPH DNNN là một hình thức cải cách DNNN.

Ở nước ta, phần lớn các DNNN được hình thành do ý chí chủ quan của các cơ quan Nhà nước chứ không phải do yêu cầu khách quan của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự


hoạt động kém hiệu quả của hầu hết các doanh nghiệp ấy. Do vậy, việc CPH DNNN hiện đang là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. CPH DNNN ở nước ta là quá trình chuyển sang một hình thức quản lý hiện đại hơn, bên cạnh vai trò chi phối của Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần khác. Đảng và Nhà nước ta khẳng định CPH không phải là tư nhân hoá vì CPH hướng tới tháo gỡ khó khăn về vốn, về cơ chế cho DNNN hiện có, không nhằm thu hẹp sở hữu Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Từ năm 1992 đến nay, quan điểm của Đảng ta về CPH DNNN ngày càng sáng tỏ, ngày càng phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Vai trò của việc CPH DNNN đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã xác định CPH DNNN là một nội dung đặc biệt quan trọng trong tiến trình đổi mới và phát triển hệ thống DNNN. Mục tiêu của chương trình CPH là đa dạng hoá sở hữu đối với các doanh nghiệp, nhằm huy động thêm vốn và kinh nghiệm của toàn xã hội vào phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo động lực mới và phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mục tiêu này cho thấy CPH DNNN có vai trò rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của đất nước.

2.1 CPH góp phần xây dựng một Nhà nước mạnh

CPH là con đường để tạo nên hiệu quả cho đầu tư xã hội, vì thực hiện CPH tạo ra những lợi ích to lớn cho Nhà nước, cụ thể là:

- Nhà nước sẽ thu được tiền từ việc bán cổ phần, số tiền này có thể dùng để đầu tư vào xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ dân sinh.


- Nhà nước không phải lo quản lý doanh nghiệp, giảm số tiền cấp vốn lưu động hàng năm, giảm số người quản lý và các bộ máy quản lý đại diện chủ sở hữu, có điều kiện tập trung xây dựng chính sách phát triển kinh tế. Ví dụ như: trước đây, để quản lý các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, ngành của Nhà nước, thì Nhà nước không những phải chỉ định người quản lý cho công ty mà còn phải hình thành các ban điều hành từ trên cơ quan của Bộ để điều hành quản lý công ty. Giờ đây, bộ máy quản lý của công ty thay đổi và về phía Nhà nước hầu như chỉ nắm vào phần quản lý vốn góp và điều hành những chính sách phát triển đi theo định hướng phát triển chung của nền kinh tế.

- Tạo điều kiện xã hội hoá đầu tư, phát triển dân trí.

- Tạo ra nguồn thu ngân sách nhiều hơn. Điều này có thể hiểu rằng, sau khi các công ty được cổ phần, vì không dựa vào Nhà nước, khiến cho các công ty cổ phần có điều kiện phát triển tạo ra nhiều lợi nhuận trên phần vốn của Nhà nước góp phần tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhiều hơn. Ví dụ như công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội (tiền thân là DNNN được thành lập năm 1982 với tên gọi ban đầu là công ty Cung ứng Hàng Xuất khẩu Quận 4.) có mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình hàng năm (từ 2001 đến năm 2005) là 37,97%; Hay công ty cổ xây lắp bưu điện Hà Nội cũng xuất phát từ DNNN sau khi được CPH và niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Khánh Hội thì tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của công ty (từ năm 2001 đến năm 2005) là 19,42 %; Với mức tăng trưởng

lợi nhuận như vậy thì rõ ràng nguồn thu của ngân sách Nhà nước hàng năm được thấy rõ ràng.1


1 số liệu dựa trên phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp do công ty chứng khoán Ngân hàng á Châu cung cấp trên trang web www.acbs.com.vn


- Doanh nghiệp không giảm đi, ngược lại sẽ tăng thêm, Nhà nước sẽ thu được nhiều thuế hơn. Việc các DNNN làm ăn kém hiệu quả có thể dẫn tới việc thua lô và phải giải thể hoặc sáp nhập. Nhưng khi CPH, không những các DNNN này làm ăn hiệu quả hơn mà Nhà nước lại có điều kiện để góp vốn hình thành nên các công ty cổ phần khác tạo điều kiện tăng thu về thuế.

- Giảm thiểu tối đa điều kiện tham nhũng của bộ máy công chức, tránh được lãng phí trong đầu tư.

- Tạo được sự minh bạch về sở hữu, cân bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Như vậy, CPH triệt để sẽ tạo nên những nguồn lực mới cho xã hội, thực hiện được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phát triển kinh tế quốc dân.

2.2 CPH góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư của toàn xã hội.

DNNN kinh doanh không hiệu quả sẽ làm lãng phí, thất thoát nguồn lực quốc gia. Khi Nhà nước cấm dân kinh doanh thì DNNN không có đối thủ cạnh tranh, hình thành cơ chế sản xuất quan liêu bao cấp. Thực tế ở nước ta cho thấy phần lớn các DNNN hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do sự không minh bạch về sở hữu. Chính sự tù mù về sở hữu đã làm triệt tiêu động lực của mọi người, làm tăng các chi phí để nuôi bộ máy đại diện sở hữu cồng kềnh và hệ thống các cá nhân có liên quan tới họ. Tiến hành cổ phần hóa sẽ giải quyết được vấn đề về sở hữu, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần tăng cường hiệu quả đầu tư của toàn xã hội.


2.3 CPH tác động tới sự tăng trưởng của đất nước

Thực tế ở nước ta cho thấy tăng trưởng của khu vực kinh tế Nhà nước là một yếu tố quyết định trực tiếp đến sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn các DNNN lại hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững thì cần phải cơ cấu lại thành phần kinh tế này thông qua thực hiện CPH DNNN. Vai trò của việc CPH đối với sự tăng trưởng kinh tế được biểu hiện cụ thể như sau:

- CPH làm giảm số lượng các Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, do đó sẽ giảm bớt được một khoản bổ sung vốn từ ngân sách cho những doanh nghiệp này để dành đầu tư vào những nhu cầu phát triển khác.

- Thông qua CPH, Nhà nước thu được một phần giá trị tài sản Nhà nước trước đây giao cho doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả. Khoản tiền này sẽ được đầu tư trở lại để phát triển doanh nghiệp, làm tăng thêm phần giá trị tài sản còn lại của Nhà nước tại các doanh nghiệp đó, bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông khác, cho người lao động cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình CPH.

- Việc giảm đầu mối DNNN sẽ làm giảm nhu cầu hỗ trợ và ưu đãi tín dụng của Nhà nước. Điều này sẽ làm giảm bớt áp lực vay vốn lên các Ngân hàng thương mại quốc doanh và các Quỹ tín dụng Nhà nước. Thực trạng tài chính của các ngân hàng này được lành mạnh hoá và cơ hội để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tiếp cận các nguồn vốn vay sẽ mang tính bình đẳng và thị trường hơn.

- Sự tồn tại của các công ty cổ phần với cơ chế lưu chuyển cổ phần thông qua thị trường chứng khoán tạo ra quá trình luân chuyển vốn từ nơi không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sang nơi có hiệu quả cao hơn. Toàn bộ các nguồn lực xã hội nằm trong các công ty cổ phần sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn.


- Nếu biết tận dụng những lợi thế sẵn có của mình và những hỗ trợ ban đầu về cơ chế, chính sách của Nhà nước thì các công ty cổ phần có khả năng nhanh chóng vươn lên khẳng định vị thế và chiếm lĩnh thị trường. Điều này sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, từ đó tạo thành một vòng xoáy thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

2.4 CPH tác động đến đời sống kinh tế của người lao động

CPH làm cho sở hữu doanh nghiệp đa dạng hơn, vì vậy tạo cho những người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp. Bằng việc sở hữu các cổ phần trong doanh nghiệp, người lao động có thể tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao động không chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp, mà cả đối với các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội đất nước.

2.5 CPH đẩy lùi vấn đề tham nhũng

Ở nước ta hiện nay, tham nhũng đang là một vấn đề lớn của xã hội. Tình trạng này đang là một trở lực lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng của nạn tham nhũng là do cơ chế quản lý của Nhà nước còn nhiều bất hợp lý, nhiều thủ tục hành chính phiền hà còn chưa được dỡ bỏ, quyền tự do dân chủ của công dân có lúc, có nơi còn chưa được tôn trọng thực sự. Hơn nữa, sự thiếu minh bạch trong hoạt động quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho những người thực thi quyền Nhà nước lợi dụng.

CPH DNNN ở nước ta có tác dụng rất lớn trong việc đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham nhũng đang khá phổ biến trong DNNN và những cơ quan quản lý chúng. Sự bao cấp của Nhà nước đối với nhiều doanh nghiệp, cơ chế xin - cho là mảnh đất tốt lành cho những hành động lãng phí, tham nhũng. CPH tạo ra sự giám sát chặt chẽ của chủ sở hữu (cổ đông) đối với giám đốc và cán bộ

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí