Định Luật 2 (Định Luật Cơ Bản Của Động Lực Học)

Giải hệ phương trình trên ta được:

X 0;T P 2 ; X P ;Y P 3 ; Z 0; Z P

C 2 O 4 O 2 C O2

Nhận xét: Các phản lực đều có giá trị dương nên chúng có chiều như trên hình vẽ (có chiều theo chiều giả thiết).

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Định nghĩa vectơ chính của hệ lực. Phương pháp xác định vectơ chính.

2. Định nghĩa vectơ mômen chính của hệ lực. Phương pháp xác định vectơ mômen chính.

3. Nêu và chứng minh định lý biến thiên mômen chính.

4. Nêu và chứng minh định lý dời lực song song.

5. Nêu và chứng minh định lý thu gọn hệ lực không gian về một tâm.

6. Trình bày các bất biến của hệ lực không gian khi thay đổi tâm thu gọn.

7. Trình bày các trường hợp thu gọn hệ lực không gian về một tâm cho trước.

8. Trình bày và chứng minh định lý Va ri nhông

9. Trình bày kết quả thu gọn đối với các hệ lực đặc biệt.

10. Trình bày và giải thích các phương trình cân bằng của hệ lực không gian.

11. Nêu điều kiện cân bằng và viết phương trình cân bằng của hệ lực đồng quy.

12. Nêu điều kiện cân bằng và viết phương trình cân bằng của hệ lực song song.

H 13 Nêu điều kiện cân bằng và viết phương trình cân bằng của một trong các 1

h

13. Nêu điều kiện cân bằng và viết phương trình cân bằng của một trong các dạng của hệ lực phẳng.

14. Thanh AB có chiều dài l = 8 m, liên

kết bản lề cố định tại A và tì lên tường B

tại C có chiều cao h = 3m (hình vẽ), tại B l

P

treo vật nặng P = 200N. C

Hãy xác định phản lực liên kết tại A 300

A và C.

Hình 2.47

15. Điểm M chuyển động theo phương trình: x = a.sint ; y = a.cost; z = ut. Trong đó a, và u là không đổi.

Xác định quỹ đạo, vận tốc, gia tốc của điểm M.

16. Một xe chở hàng trọng lượng P =

O1

300N được đặt tại điểm M

Cho: EO = 1.6m, EO = EO = O3

3 1 2

A

0.5m, MD = 0.6m, O2D = 0.4m E O2

Xác định các phản lực tại: A, B, C. C


B


Hình 2.48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Chương 3 ĐỘNG LỰC HỌC


3.1. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA ĐỘNG LỰC HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM

3.1.1. Các khái niệm

3.1.1.1. Chất điểm

Còn được gọi là vật điểm, là một điểm hình học có mang khối lượng. Chất điểm là mô hình của các vật thể mà kích thước của nó có thể bỏ qua được do nhỏ so với các vật thể khác hoặc không đóng vai trò gì trong quá trình khảo sát chuyển động, ví dụ khi xác định tầm xa của viên đạn hoặc khi khảo sát chuyển động của các vật tịnh tiến có thể xem chúng là chất điểm.

3.1.1.2. Lực

Khái niệm về lực đã được định nghĩa trong tĩnh học. Đó là tác dụng tương hỗ cơ học giữa các vật thể. Như đã biết, các đặc trưng của lực là đường tác dụng, điểm đặt và cường độ của lực. Lực được biểu diễn nhờ véc tơ lực. Trong tĩnh học chỉ liên quan với các lực hằng, trong động lực học, lực nói chung là đại lượng biến đổi (biến đổi cả về hướng và độ lớn). Lực biến đổi có thể phụ thuộc vào thời gian, vị trí và vận tốc của chất điểm và có thể phụ thuộc đồng thời vào các đại lượng vừa nêu. Trong trường hợp

tổng quát, biểu thức lực có dạng:

F

(3.1)

F(t,r,v)

3.1.1.3. Hệ quy chiếu quán tính

Muốn khảo sát chuyển động của các vật thể trước hết phải chọn hệ quy chiếu. Trong động lực học hệ quy chiếu được chọn là hệ quy chiếu quán tính, đó là hệ quy chiếu mà trong đó định luật quán tính của Galilê được nghiệm đúng. Trong thực tế, tuỳ thuộc vào yêu cầu của độ chính xác của bài toán khảo sát, người ta chọn các hệ quy chiếu quán tính gần đúng. Trong thiên văn hệ quy chiếu quán tính được chọn là hệ trục toạ độ có gốc ở tâm mặt trời và ba trục hướng đến ba ngôi sao cố định. Trong kỹ thuật hệ quy chiếu quán tính được chọn thường là hệ trục toạ độ gắn liền với trái đất.

3.1.2. Các định luật cơ bản của động lực học

3.1.2.1. Định luật 1 (Định luật quán tính)

Chất điểm không chịu tác dụng của lực nào sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều của chất điểm gọi là trạng thái quán tính của nó.

Như vậy, theo định luật này, nếu không có lực tác dụng lên chất điểm (chất

điểm như vậy gọi là chất điểm cô lập) thì nó có trạng thái quán tính. Nói khác đi, chất điểm cô lập sẽ bảo toàn trạng thái quán tính của mình cho đến khi chưa có lực tác dụng buộc nó thay đổi trạng thái chuyển động. Bằng cách như vậy định luật quán tính không những cho một tiêu chuẩn về hệ quy chiếu quán tính mà còn phát hiện và khẳng định lực là nguyên nhân duy nhất làm biến đổi trạng thái chuyển động của chất điểm. Do đó, định luật quán tính là một trong những phát minh vĩ đại của con người.

3.1.2.2. Định luật 2 (Định luật cơ bản của động lực học)

Trong hệ quy chiếu quán tính, dưới tác dụng của lực chất điểm chuyển động với gia tốc có cùng hướng với lực và có giá trị tỷ lệ với cường độ của lực (Hình 3.1)

v

M

a

F

Như vậy định luật thứ hai được biểu thị bằng hệ thức:

F ma (3.2)

Trong đó hệ số tỷ lệ m có giá trị không đổi, là số đo quán tính của chuyển động, được gọi là khối lượng của chuyển động. Định luật thứ hai thiết lập mối quan hệ về số lượng giữa lực tác dụng và gia tốc mà chất điểm thu được dưới tác dụng của lực đó.


Hình 3.1

Đẳng thức (3.2) còn được gọi là phương trình cơ bản của động lực học.

Từ (3.2) khi F 0 ta có a 0 tức v hằng véc tơ (bao gồm cả trường hợp

v 0 ), tức chất điểm cô lập sẽ có trạng thái quán tính. Tuy nhiên từ đó không thể nói rằng định luật thứ nhất là hệ quả của định luật thứ hai, bởi vì như trên đã nêu, định luật thứ nhất cho một tiêu chuẩn về hệ quy chiếu quán tính mà trong đó định luật thứ hai được thiết lập.

Khi viết (3.2) cho chất điểm rơi tự do trong trọng trường, ta có:

P = mg (3.3)

Đẳng thức (3.3) thiết lập mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng của chất

điểm.

3.1.2.3. Định luật 3 (Định luật tác dụng và phản tác dụng)

Các lực tác dụng tương hỗ giữa hai chất điểm có cùng đường tác dụng, ngược chiều và cùng cường độ.

Cần lưu ý rằng hai lực tác dụng tương hỗ giữa hai chất điểm không phải là cặp lực cân bằng vì chúng đặt vào hai chất điểm khác nhau. Định luật thứ 3 không liên quan đến các yếu tố động học nên nó đúng với hệ quy chiếu bất kỳ.

Giá trị đặc biệt của định luật 3 còn ở chỗ nó mô tả tương tác giữa hai điểm và do đó cho khả năng khảo sát động lực học cơ hệ.

Theo định luật 3, hệ nội lực sẽ gồm các lực từng đôi một trực đối nhau. Do đó, suy ra tính chất của hệ nội lực: Véc tơ chính và mô men chính của hệ nội lực đối với một điểm bất kỳ luôn luôn triệt tiêu, tức là:

R

0

k

'i F i

mi

i

(3.4)

O

mO (Fk )

0

Tuy nhiên, như đã lưu ý ở trên, hệ nội lực không phải là hệ lực cân bằng.

3.1.2.4. Định luật 4 (Định luật về tính độc lập tác dụng của các lực)

Dưới tác dụng đồng thời của một số lực, chất điểm có gia tốc bằng tổng hình học các gia tốc mà chất điểm có được khi mỗi lực tác dụng riêng biệt.

Giả sử chất điểm có khối lượng m chịu tác dụng các lực

F1, F2 ,...,Fn . Theo định

luật thứ 4 và áp dụng định luật thứ 2, chất điểm chuyển động với gia tốc a được tính theo công thức:

n Fk



n

a

m

k 1

Do đó:

ma Fk

k 1

(3.5)

Điều đó có nghĩa là dưới tác dụng của các lực

F1, F2 ,...,Fn

chất điểm sẽ chuyển

động với gia tốc thoả mãn định luật thứ 2, trong đó lực tác dụng lên chất điểm là hợp

lực của hệ lực

F1, F2 ,...,Fn . Nói khác đi, trong động lực học chất điểm cho phép sử dụng

quy tắc hình bình hành lực đã nêu trong tĩnh học.

3.1.2.5. Định luật 5 (Định luật giải phóng liên kết)

Chất điểm không tự do (tức chất điểm chịu liên kết) có thể được xem như chất điểm tự do bằng cách giải phóng nó khỏi liên kết và thay thế liên kết đó bằng phản lực liên kết.

Định luật thứ 5 cho phép áp dụng bốn định luật đã nêu trên, chúng được phát biểu đối với chất điểm tự do, cho động lực học chất điểm không tự do.

3.1.3. Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm

3.1.3.1. Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm trong dạng véc tơ

Khảo sát chuyển động của chất điểm có khối lượng m chịu tác dụng của lực F (trong trường hợp chất điểm tự do, chịu tác dụng của nhiều lực thì F là hợp lực của những lực đó, còn trong trường hợp chất điểm không tự do thì F là hợp lực của lực hoạt động và lực liên kết).

Chọn một hệ quy chiếu quán tính. Trong hệ quy chiếu này chất điểm sẽ chuyển

động với gia tốc a , được xác định dựa vào định luật thứ 2 (phương trình cơ bản của động lực học).

a

m F

Gọi r là véc tơ định vị của chất điểm trong hệ quy chiếu đã chọn. Như đã biết từ phần động học:

a r

F(t,r ,r )

Do đó, phương trình cơ bản của động lực học chất điểm có thể viết dưới dạng:

mr

(3.6)

Phương trình (1.6) được gọi là phương trình vi phân chuyển động của chất điểm trong dạng véc tơ.

3.1.3.2. Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm trong dạng toạ độ Đề các

Chọn hệ trục toạ độ Đề các Oxyz gắn vào hệ quy chiếu quán tính. Khi chiếu hai vế của đẳng thức véc tơ (1.6) lên các trục toạ độ ta được:

m xFx(t, x, y, z, x, y, z)

m yFy(t, x, y, z, x, y, z)

m zFz(t, x, y, z, x, y, z)

(3.7)

Hệ phương trình (3.7) được gọi là phương trình vi phân chuyển động của chất điểm trong dạng toạ độ Đề các.

Khi chất điểm chuyển động trong mặt phẳng hoặc dọc theo đường thẳng thì số phương trình giảm xuống còn tương ứng hai hoặc một.

3.1.3.3. Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm trong dạng toạ độ tự nhiên

t0

n0

F

M b0 b


n

Khi chiếu hai vế của đẳng thức véc tơ (3.6) lên các trục toạ độ tự nhiên (Hình 3.2) và dựa vào kết quả trong phần động học, ta nhận được:

tmsF

v2

Hình 3.2

m Fn

0 Fb

(3.8)

Trong đó s v tương ứng là toạ độ cong và giá trị của vận tốc v của chất điểm; là bán kính cong của quỹ đạo, còn Ft, Fn, Fb lần lượt là các hình chiếu của lực F lên các trục tiếp tuyến, pháp tuyến chính và trùng pháp tuyến.

Hệ phương trình (3.8) được gọi là các phương trình vi phân chuyển động của chất điểm trong dạng toạ độ tự nhiên.

Các phương trình trên áp dụng thuận lợi khi biết quỹ đạo tuyệt đối của chất điểm, đặc biệt đối với các bài toán của động lực học chất điểm không tự do.

3.1.4. Hai bài toán cơ bản của động lực học

Bài toán thuận:

Cho biết chuyển động của vật thể, hãy xác định lực đã gây ra chuyển động đó.

Trong trường hợp biết chuyển động của chất điểm qua gia tốc áp dụng trực tiếp phương trình cơ bản của động lực học.

Trong trường hợp biết chuyển động của chất điểm không phải qua gia tốc mà

qua luật chuyển động hoặc vận tốc của nó thì đầu tiên ta phải tìm gia tốc của chất điểm nhờ các công thức đã thiết lập ở phần động học, sau đó áp dụng phương trình cơ bản của động lực học.

Bài toán ngược:

Cho biết các lực tác dụng lên vật thể và những điều kiện đầu của chuyển động, hãy xác định chuyển động của vật thể ấy.

Như đã biết từ phương trình cơ bản của động lực học chất điểm, gia tốc có thể được xác định từ phương trình vi phân chuyển động của chất điểm. Do đó để tìm chuyển động của chất điểm cần phải tích phân phương trình vi phân chuyển động. Nếu tìm được các tích phân, chúng sẽ chứa các hằng số tích phân, thì chỉ biết lớp chuyển động chứ chưa biết dạng chuyển động cụ thể. Muốn tìm dạng chuyển động cụ thể cần phải xác định các hằng số tích phân nhờ các điều kiện đầu (vị trí ban đầu và vận tốc ban đầu).

Ví dụ 3.1

Một vật nặng trọng lượng P được kéo lên với gia tốc a theo phương thẳng đứng. Tìm sức căng T của dây. (Hình 3.3).

Bài giải

Vật khảo sát: Vật nặng được coi như một chất điểm. Các lực tác dụng lên chất điểm gồm: P,T

Khi viết phương trình (1.2) cho chất điểm khảo sát, ta có;

a

mP T

Chọn trục toạ độ Oz hướng thẳng đứng từ dưới lên trên. Chiếu phương trình vận tốc trên lên trục Oz:

ma = -P + T

Từ đây rút ra sức căng dây T là; T = m(g + a)

Nhận xét: Nếu gia tốc a hướng xuống thì sức căng T của dây sẽ là: T = m(g - a)

Như vậy: khi vật được kéo lên nhanh dần hoặc hạ xuống nhanh

z



T

P

a




O

Hình 3.3

dần với gia tốc có trị số a thì sức căng của dây sẽ bằng trọng lượng của vật cộng thêm hoặc trừ đi đại lượng ma.

T = P ma

Nếu a = 0 tức là vật được kéo lên hạ xuống không có gia tốc thì T = P. Ta gọi đó là sức căng tĩnh của dây.

Sức căng của dây trong điều kiện chuyển động có gia tốc của vật nặng bằng sức

căng tĩnh cộng thêm hoặc trừ bớt một lực (phụ thuộc vào gia tốc của vật) được gọi là phản lực động lực.

3.2 ĐỘNG LỰC HỌC CƠ HỆ

3.2.1. Các khái niệm

3.2.1.1. Cơ hệ

Cơ hệ: là tập hợp hữu hạn hoặc vô hạn các chất điểm trong đó chuyển động của một chất điểm bất kỳ phụ thuộc vào chuyển động của các chất điểm còn lại, nghĩa là chuyển động của các chất điểm phụ thuộc vào nhau. Nói khác đi, giữa các chất điểm của cơ hệ tồn tại các tương tác cơ học. Tuỳ thuộc vào bản chất của tương tác cơ học giữa các chất điểm, cơ hệ được phân thành cơ hệ tự do và cơ hệ không tự do.

Cơ hệ tự do là tập hợp các chất điểm mà mối tương tác cơ học giữa chúng được biểu hiện thuần tuý qua lực tác dụng. Nói khác đi, cơ hệ tự do là tập hợp các chất điểm mà di chuyển của nó (di chuyển vô cùng bé) từ vị trí đang xét theo bất kỳ phương nào cũng không bị cản trở. Thái dương hệ là một Ví dụ về cơ hệ tự do.

Cơ hệ không tự do, còn được gọi là cơ hệ chịu liên kết, là tập hợp các chất điểm mà trong chuyển động của chúng, ngoài lực tác dụng, vị trí và vận tốc của các chất điểm bị rằng buộc bởi một số điều kiện hình học và động học cho trước được gọi là những liên kết. Cơ cấu máy là một ví dụ về cơ hệ không tự do.

Vật rắn tuyệt đối: là một cơ hệ gồm vô số các chất điểm mà khoảng cách giữa hai chất điểm bất kỳ của nó không đổi trong suốt thời gian chuyển động. Trong thực tế các vật mà biến dạng của nó có thể bỏ qua do bé hoặc do không đóng vai trò quan trọng trong quá trình khảo sát chuyển động, được xem là vật rắn tuyệt đối, thường được gọi tắt là vật rắn.

3.2.1.2. Lực tác dụng lên cơ hệ

Như đã biết, trong trường hợp tổng quát, biểu thức lực có dạng:

F

(3.9)

F(t,r,v)

Các lực tác dụng lên cơ hệ có thể phân thành ngoại lực và nội lực.

- Ngoại lực được ký hiệu bởi lên các chất điểm thuộc cơ hệ.

- Nội lực, được ký hiệu bởi lẫn nhau.

Fe là lực do các vật thể bên ngoài cơ hệ tác dụng


Fi là lực do các chất điểm thuộc cơ hệ tác dụng

Các lực tác dụng lên cơ hệ cũng có thể được phân thành lực hoạt động và lực

liên kết.

- Lực liên kết được ký hiệu bởi R , là do các liên kết tác dụng lên các chất điểm của cơ hệ.

- Các lực không phải là lực liên kết, được gọi là lực hoạt động.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí