Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 3

những quyền của công dân như quyền bầu cử, ứng cử… Nhưng vẫn được hưởng những quyền trên phương diện là một thực thể tự nhiên xã hội.

Những nội dung của quyền công dân chịu ảnh hưởng của quyền con người một cách sâu sắc. Quyền công dân cần phải thể hiện đầy đủ những tư tưởng giá trị của quyền con người vi trước khi nói đến quyền công dân, quyền con người cần phải được xem là cơ sở trong cách đối xử với con người. Nếu quyền con người không được bảo đảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của quyền công dân. Nhiều quyền sẽ không được bảo đảm cho các thành viên trong xã hội với tư cách là công dân. Cũng có thể pháp luật có quy định nhưng những quyền này không được thực hiện do tình trạng chung của vấn đề quyền con người.

Chính vì vậy để đảm bảo quyền công dân trước tiên cần phải nhìn nhận quyền con người thật đúng đắn.

Quyền con người là những giá trị chung được cộng đồng quốc tế thừa nhận và cố gắng bảo vệ. Năm 1948 đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua ban tuyên ngôn nhân quyền toàn thế giới. Công ước đã nêu ra các nguyên tắc có tầm khái quát như sau:

Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng và không thể chuyển nhượng đó là nền tảng của công lý và hoà bình trên thế giới.

Sự phủ nhận và coi thường các quyền con người dẫn đến các hành vi man dợ xúc phạm tới lương tâm nhân loại.

Quyền con người phải được đảm bảo bằng pháp luật nếu không con người phải nội dậy chống lại độc tài và áp bức.

Các công ước quốc tế bảo vệ quyền con người nói chung, còn quyền công dân do pháp luật của từng quốc gia bảo vệ. Bằng việc ban hành các văn bản pháp luật quốc tế, cộng đồng quốc tế đã tác động tích cực vào lĩnh vực bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Những quy định trong những văn bản luật pháp quốc tế được coi là chuẩn mực để các quốc gia đối chiếu đối với pháp luật nước mình. Việc bảo vệ quyền công dân cũng là bảo vệ quyền con người chính vì vậy mà nội dung pháp luật quôcs tế và quốc gia cần có sự thống nhất về nội dung. Các điều kiện như kinh tế, chính trị, văn hoá của từng quốc gia đều có ảnh hưởng tới

việc bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên không thể coi điều kiện con người là yếu tố quyết định trong việc bảo vệ quyền con người.

Quyền con người là một khái niệm độc lập song khái niệm này cũng gắn chặt với quyền công dân mà không tách biệt hoàn toàn. Trong một quốc gia quyền công dân là nội dung cơ bản của quyền con người, thể hiện cụ thể của quyền con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Như vậy quyền con người, quyền công dân có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau. Dưới góc độ quyền con người cần phải nhìn nhận đó là những giá trị không thể thay đổi của con người không thể lấy khái niệm quyền công dân thay thế khái niệm quyền con người. Bảo vệ tốt quyền con người cũng là biện pháp bảo đẩm quyền công dân, đồng thời thực hiện tốt quyền công dân cũng là bảo vệ quyền con người.‌‌

3. Nội dung quyền con người.

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 3

3.1. Phân loại quyền con người.

3.1.1. Cơ sở phân loại.

Có nhiều cách tiếp cận, phân loại khác nhau về nội dung quyền con người, quyền công dân. Theo góc độ triết học xác định nội dung quyền con người, quyền công dân có hai phương diện đó là phương diện nhân bản học chú trọng mặt sinh lý thể chất của con người, phương diện thứ hai chú trọng mặt xã hội của con người.

Theo cách phân loại quyền con người trên cơ sở triết học thì quyền con người, quyền công dân được quy vào hai dạng chủ yếu:

Quyền được đảm bảo những điều kiện xã hội để con người tồn tại xứng đáng với con người bao gồm các quyền như quyền có việc làm, quyền đi lại, cư trú, quyền an ninh, chính trị, quyền được tự do kết hôn, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền sở hữu và thừa kế tài sản.

Quyền tự do các hoạt động sáng tạo bao gồm các quyền:

Quyền được học tập, nâng cao học vấn, quyền tự do chọn nghề nghiệp, quyền phát minh sáng chí, quyền tự do ngôn luận, quyền phê bình chất vấn, quyền tự do bầu của, ứng cử, tập hợp tín ngưỡng và tôn giáo.

Theo khía cạnh pháp lý quyền con người được chia thành:

Các quyền tự do dân chủ chính trị: Quyền tham gia quản lý Nhà nước, quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền bình đẳng nam nữ, quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền được thông tin, quyền được hội họp, lập hội, biểu tình , bãi công…

Các quyền dân sự bao gồm: Quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, dân sự, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền được an toàn bí mật về thư tín, điện thoại, quyền khiếu nại tố cáo.

Các quyền về kinh tế xã hội bao gồm:

Quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu hợp pháp và thừa kế quyền được học tập, nghiên cứu phát minh, sáng chế, quyền được bảo vệ sức khoẻ, quyền được bảo vệ hôn nhân và gia đình, những quyền mang tính chất ưu tiên là quyền trẻ em và quyền người già.

Ngoài ra quyền được phân biệt thành quyền phổ biến tuyệt đối và quyền phổ biến tương đối.

Quyền phổ biến tuyệt đối là quyền phải thực hiện ngay không điều kiện, không có hạn chế đó là những quyền như:

Quyền sống, quyền không bị tra tấn… Quyền phổ biến tương đối là quyền phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia.

Cùng với tuyên ngôn nhân quyền thế giới. Công ước về quyền dân sự chính trị và công ước về quyền kinh tế văn hoá xã hội tạo thành một cơ sở pháp lý toàn diện và đầy đủ nhất để bảo vệ quyền con người. Chính vì vậy dù có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng, quyền con người được chia thành quyền dân sự chính trị và quyền kinh tế xã hội, bên cạnh đó còn có quyền của các nhóm.

3.1.2. Quyền dân sự chính trị.

Quyền dân sự chính trị được xe là quyền thế lực con người đầu tiên. Nội dung quyền dân sự chính trị được thể hiện nhiều văn bản trong đó đầu tiên phải kể đến là tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1776 và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789. Tiếp sau những văn bản này tuyên ngôn nhân quyền thế giới cũng đã tuyên bố về quyền dân sự chính trị. Công ước vì quyền dân

sự chính trị 1966 là văn bản thể hiện đầy đủ và toàn diện nội dung quyền dân sự chính trị.

Trong quyền dân sự chính trị thì quyền sống là một trong những quyền quan trọng nhất. Trong lịch sử loài người đã trải qua không biết bao nhiêu chiến tranh. Những ảnh hưởng chết chóc, bị thương không biết bao lần đã xảy ra trong lịch sử. Cuộc chiến tranh lần thứ I và lần thứ II cũng đã tước đoạt bao nhiêu sinh mạng. Quyền sống được ghi nhận tại điều 6 của công ước “Mỗi người đều có quyền được sống, quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai được tước đoạt mạng sống một cách vô cớ”. Ngày 15/12/1989 nghị định về việc bãi bỏ án tử hình đã được đại hội đồng thông qua. Mặc dù đã có nhiều điều khoản bảo vệ quyền sống nhưng hiện án tử hình vẫn còn được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng đối với những tội ác nghiêm trọng. Bên cạnh việc bảo vệ quyền sống, quyền không bị tra tấn nhưng bị áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn cũng được công ước bảo vệ. Quyền dân sự chính trị còn bao gồm những quyền như: không bị bắt giữ làm nô lệ, quyền không bị áp dụng các hình thức lao động cưỡng bức. Tự do là một quyền được công ước bảo vệ, mỗi người đều có quyền được hưởng tự do và an ninh cá nhân. Việc tước quyền tự do phải tuân theo những thủ tục luật pháp quy định. Không ai bị tước quyền tự do, nếu bị bắt giữ họ phải được thông báo những lý do bắt giữ. Mọi trường hợp bắt giam người đều phải đưa ra xét xử tại một phiên toà. Trong trường hợp bị giam giữ bất hợp pháp các cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường. Những người bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo. Quyền tự do bao gồm các quyền khác như: Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú. Mọi người đều có quyền rời khỏi một quốc gia và họ có quyền trở về đất nước mình.

Quyền bình đẳng cũng là một quyền cơ bản . Điều 14 công ước có quy định “Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng trước toà án và các cơ quan tài phán” “Người bị buộc là tội phạm hình sự có quyền được coi là vô tội cho tới khi tội của người đó được chứng minh theo pháp luật. Một người bị coi là phạm tội luật sư có quyền được thông báo bằng ngôn ngữ họ hiểu về lý do buộc tội được xét xử tại phiên toà, được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa hoặc không bị ép buộc phải làm nhân chứng chống laị mình”.

Đời sống riêng nhà ở thư từ, danh dự uy tín được công ước bảo vệ. Pháp luật có nghĩa vụ bảo vệ đời sống riêng tư của mỗi người, những hành động sáng tạo đến đời sống riêng tư phải bị luật pháp trừng trị.

Tự do tư tưởng tín ngưỡng và tôn giáo là một nhân quyền trong nội dung quyền dân sự chính trị. Con người sinh ra vẫn tự do. Tự do của con người bao gồm hai hình thức cơ bản đó là tự do về thân thể và tự do về tư tưởng. Chính vì vậy con người có quyền theo hay không theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Con người cũng có quyền tự do bày tỏ tín ngưỡng, tôn giáo công khai hoặc thầm kín. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có thể bị giới hạn nếu việc thực hiện những quyền này làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội và tự do cơ bản của những người khác. Con người tự có quyền tự do ngôn luận, họ có quyền được tự do tìm kiếm nhận truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến không phân biệt danh giới, hình thức tuyên truyền, có thể bằng bản viết, in hoặc các hình thức nghệ thuật hay bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Quyền tự do ngôn luận chỉ bị hạn chế vì lý do tôn trọng uy tín của người khác hoặc nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức. Như vậy khi áp dụng những hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận phải dựa trên cơ sở rõ ràng rằng với việc tự do ngôn luận làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng… Quyền tự do ngôn luận còn bị hạn chế nếu có nội dung tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ, hằn thù dân tộc tôn giáo kích động bạo lực.

Quyền lợi hoà bình được công nhận do luật pháp của một xã hội dân chủ hạn chế. Mọi người có quyền tự do và có thể gia nhập các công đoàn bảo vệ lợi ích của mình. Quyền này chỉ bị hạn chế bởi luật pháp của một quốc gia dân chủ nhằm bảo đảm trật tự xã hội và sức khoẻ đạo đức công chúng cũng như quyền tự do của những người khác. Quyền bầu cử và ứng cử đều công nhận. Mọi công dân đều có quyền và cơ hội tham gia điều hành xã hội. Việc điều hành này có thể là trực tiếp hay gián tiếp. Điều hành xã hội trực tiếp có thể đựoc tiến hành bằng việc tham gia vào các cơ quan điều hành xã hội. Còn điều hành xã hội gián tiếp được tiến hành bằng cách lựa chọn những đại biểu. Việc bầu cử và ứng cử được công

nhận và không thể bị hạn chế vì những lý do như tài sản địa vị xã hội, tôn giáo, mầu da ngôn ngữ … Quyền bầu cử và ứng cử phải được thực hiện bằng việc tự do bày tỏ ý nguyện thông qua việc bỏ phiếu. Người bầu cử có quyền tự do lựa chọn các ứng cử viên mà không bị bắt buộc phải bỏ phiếu cho ai. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và có quyền được pháp luật bảo hộ. Quyền bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi người đều có quyền cũng như nghĩa vụ theo luật định mà không có bất cứ sự phân biệt nào dựa trên tôn giáo, tín ngưỡng, tài sản, địa vị xã hội. Quyền bình đẳng trước pháp luật hiện đang đứng trước nhiều thách thức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Con người vẫn có thể bị phân biệt bởi những căn cứ như tài sản, mầu da tôn giáo… Việc áp dụng pháp luật dựa trên các yếu tố trên hiện vẫn đang tồn tại ở nhiều quốc gia.

Con người có quyền theo những quy định áp dụng cho mỗi người song quyền dân sự chính trị không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền của nhóm. ở những nước có nhiều nhân dân, dân tộc thiểu số, tôn giáo thì cá nhân thuộc dân tộc thiểu số tôn giáo cùng với các thành viên khác của cộng đồng có quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng.

Như vậy quyền dân sự chính trị bao gồm nhiều quyền riêng lẻ tạo thành một nhóm quyền nhằm đảm bảo cho giá trị con người. Những giá trị đó là quyền tự do, bình đẳng và có đời sống riêng tư không bị xâm phạm đồng thời họ có thể tham gia vào đời sống xã hội. Bên cạnh quyền dân sự chính trị con người còn có quyền về văn hoá kinh tế xã hội và những nhóm quyền khác.

3.1.3. Quyền kinh tế văn hoá xã hội.

Quyền kinh tế xã hội xuất hiện sau nhóm quyền dân sự chính trị. Nội dung quyền kinh tế văn hoá xã hội được thể hiện trong tuyên ngôn nhân quyền thế giới và sau đó đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Nếu như quyền dân sự chính trị nhằm đảm bảo sự tự do, sự bình đẳng cơ bản của con người thì quyền kinh tế xã hội lại hướng vào mức độ và chất lượng cuộc sống của con người, trong đó yếu tố vị trí giữ vai trò quan trọng. Quyền chính trị dân sự phụ thuộc nhiều vào chế độ chính trị và mức độ dân chủ ở một quốc gia còn quyền kinh tế văn hoá xã hội lại phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố

kinh tế. Rõ ràng việc đảm bảo về mức sống của người lao động và gia đình họ không chỉ phụ thuộc vào quy định của luật pháp mà phụ thuộc nhiều vào kinh tế. Bởi vì nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đảm bảo đời sống của các thành viên trong xã hội.

Quyền làm việc là quyền được kể đến đầu tiên trong quyền kinh tế văn hoá xã hội. Mọi người có quyền tự do lựa chọn hoặc chấp thuận những công việc. Các quốc gia có trách nhiệm tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền, các biện pháp đó có thể là chương trình huấn luyện kỹ thuật và hướng nghiệp, các biện pháp và chính sách kỹ thuật tạo công ăn việc làm đầy đủ và hữu ích. Như vậy có thể thấy rằng vai trò vị trí của nhà nước là cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo quyền làm việc. Tuy nhiên Nhà nước có thể đảm bảo quyền này bằng cách không hạn chế các hình thức có thể tạo ra việc làm và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác. Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần trong xã hội tham gia đào tạo và hướng nghiệp, tổ chức kinh doanh đồng thời Nhà nước có các biện pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động này nhằm đảm bảo cho các hoạt động diễn ra theo đúng quy luật phát triển, Nếu như những công việc này không có sự tham gia của toàn xã hội thì việc lựa chọn công việc sẽ khó được đảm bảo.

Bình đẳng trong việc trả thù lao là một vấn đề quan trọng của quyền làm việc. Tuy quyền được trả thù lao thoả đáng được công nhận nhưng việc quy định đảm bảo một cuộc sống tương đối đầy đủ làm cho người làm việc và gia đình là một việc làm khó đối với nhiều quốc gia. Mục 2 khoản a Điều7 công ước có quy định: “Đảm bảo một cuộc sống tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ phù hợp với các quy định của công ước này”. Rõ ràng việc công nhận những quy định tại Điều 7 dễ hơn việc thực hiện điều này rất nhiều. Tại những nước đang phát triển việc thực hiện quyền có việc làm đang gặp nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia. Để tạo ra các công việc có thu nhập cao là rất khó. Chính vì vậy đại đa số mọi người vẫn chấp nhận những công việc có thu nhập thấp để tồn tại. Quyền làm việc và được trả thù lao để đảm bảo một cuộc sống tương đối đầy đủ là một quyền quan trọng để con người tồn tại đúng giá trị của con

người. Công ước còn quy định về sự nghỉ ngơi hợp lý cho những người làm việc nhằm hạn chế những ảnh hưởng do phải làm việc quá dài đối với người làm việc.

Bên cạnh người làm việc mọi người cần có quyền gia nhập công đoàn để bảo vệ lợi ích kinh tế và xã hội của mình. Các tổ chức công đoàn được thành lập các liên hiệp công đoàn quốc gia và tham gia tổ chức công đoàn quốc tế. Công đoàn có quyền hoạt động tự do không bị hạn chế trừ những trường hợp vì lợi ích an ninh và trật tự công cộng hay bảo vệ quyền tự do của những người khác.

Mọi người còn có quyền được hưởng an toàn xã hội trong đó có bảo hiểm xã hội. Vấn đề bảo hiểm xã hội cũng được thực hiện tốt hơn ở những nước có nền kinh tế phát triển ở những nước nghèo, việc đảm bảo quyền này không phải là việc dễ thực hiện.

Quyền của phụ nữ trước và sau khi sinh con được bảo vệ thanh thiếu niên được bảo vệ khỏi những công việc có hại cho sức khoẻ tinh thần hoặc tính mạng.

Vai trò của quốc gia với quyền kinh tế xã hội là vô cùng quan trọng. Không giống như quyền dân sự chính trị việc thực hiện quyền kinh tế xã hội đòi hỏi phải có những điều kiện về vật chất. Để đảm bảo quyền có một mức sống no đủ cho bản thân và gia đình, quyền được ăn đủ, mặc đủ và có nhà ở, quyền được cải thiện không ngừng về cuộc sống của mình các quốc gia phải có tiềm năng về kinh tế mới thực hiện được những quyền này. Việc gắn trách nhiệm của quốc gia với việc bảo vệ nhân quyền này sẽ tạo ra điều kiện cho quyền này được thực hiện tốt hơn.

Tuy nhiên có thể xảy ra là các quốc gia không thể đảm bảo cho mọi người trong quốc gia mình có đủ ăn mặc, và có nhà ở. để thực hiện các quyền này các quốc gia, thành viễn có thể tiến hành những biện pháp một cách đơn phương hoặc thông qua hợp tác quốc tế.

Những biện pháp đó là cải thiện phương thức sản xuất bảo quản và phân phối lương thực, bảo đảm phân phối công bằng các nguồn lương thực thực phẩm trên của thế giới dựa theo nhu cầu có tính đến các vấn đề của nước xuất khẩu và nhập khẩu lương thực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023