Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN VĂN THÔI


Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người


LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ


HÀ NỘI, 2002

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

CƠ CHẾ QUỐC TẾ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

MỞ ĐẦU

Cơ chế quốc tế đảm bảo quyền con người - 1

1 - Tính cấp thiết của đề tài.

Quyền con người là một vấn đề mang tính toàn cầu được dư luận quốc tế đang hết sức quan tâm.Hiến chương Liên hợp quốc ra đời đă mở ra một chương mới trong việc bảo vệ quyền con người. Cùng với việc ban hành các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, Luật nhân quyền quốc tế trở thành một ngành luật của hệ thống Pháp luật quốc tế.

Việc bảo vệ quyền con người không phải là nhiệm vụ riêng của quốc gia nào mà nó được toàn thể nhân loại tiến hành.Cuộc đấu tranh này diễn ra trên khắp thế giới ở những nước ph át triển cũng như các nước đang phát triển.Việc tuân thủ và bảo vệ quyền con người không phải được tiến hành bằng những con đường như biểu tình ,phản đối

…mà nó còn được thực hiện bằng một hệ thống pháp luật về quyền con người . Quyền con người là một tro ng những vấn đề mang tính toàn cầu,có ý nghĩa sống còn đối với nhân loại tiến bộ nó có tính lịch sử và đã có hệ thống Pháp luật quốc tế nhằm bảo đảm thực thi việc bảo vệ quyền này.Mặc dù đã có luật pháp nhưng sự vi phạm quyền con người vẫn xẩy ra trên n hiều quốc gia và nhiều lĩnh vực.Vai trò của Luật quốc tế đối với việc bảo vệ quyền con người là không thể phủ nhận song vấn đề đặt ra là việc áp dụng ,thực hiện Pháp luật quốc tế đối với lĩnh vực nàynhư thế nào. Chính vì vậy việc nghiên cứu về bảo vệ quyền con người dưới góc độ Luật quốc tế là một việc làm cần thiết mang tính nhân đạo sâu sắc.

Luận nhân quyền quốc tế là một lĩnh vực mới được quan tâm ở Việt nam trong những năm gần đây. Chính vì vậy đi sâu tìm hiểu Cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người là một việc làm có ý nghĩa đối với lĩnh vực nghiên cứu và việc bảo vệ quyền con người trong Pháp

luật quốc tế nói chung và việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam

2 - Tình hình nghiên cứu của đề tài.

Đánh giá dưới góc độ tổng thể hoạt động của cơ chế bảo đảm quyền con người vẫn còn hạn chế nhất định ,ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền con người .Do những vấn đề tồn tại này nên thái độ hời hợt thiếu thiện chí,đối phó ,chống đỡ với việc bảo vệ quyền con người vẫn tồn tại ở nhiều khu vực trên thế giới.Bên cạnh nhữn g hành vi cố tình vi phạm hoặc làm ngơ không chú ý đến việc bảo vệ quyền con người còn thấycó những hành vi lợi dụng lĩnh vực này để thục hiện những ý đồ riêng .Hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền con người quốc tế sẽ khắc phục được tình trạng này,đó sẽ là cơ sở để quyền con người được tôn trọng trên phạm vi toàn cầu. Đề tài có tham khảo nhiều quan điểm khoa học trong lĩnh vực Luật quốc tế .Đề tài cũng tham khảo các vụ việc có liên quan đến lĩnh vực này đang được dư luận quan tâm trên thế giới hiện nay.Phương h ướng cách giải quyết của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc cũng được tham khảo một cách kỹ càng để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.Những đánh giá ,kết luận của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền trên thế giới c ũng được tham khảo để việc nghiên cứu được tiến hành toàn diện .Cơ chế bảo đảm quyền con người đã được được nhiều nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu ,đề cập từ nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ cần phải có nhiều công trình nghiên cứu từ cụ thể, chi tiết đến tổng thể để có cách tiếp cận khoa học và hợp lý đối với vấn đề này từ đó chúng ta có thể đưa ra được các biện pháp tối ưu trong việc bảo đảm quyền con người.

3- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.

Luận văn sẽ làm rõ hoạt động của cơ chế bảo đảm quyền con người quốc tế, phân tích đánh giá những yếu tố trong cơ chế và ảnh hưởng của nó đối với việc bảo vệ quyền con người. Từ đây góp phần cho việc áp dụng cơ chế bảo đảm quyền con người hữu hiệu hơn. Luận

văn tập trung vào phân tích đánh giá những quy định, thủ tục đối với việc bảo vệ quyền con người về nhiều lĩnh vực‌‌

4- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đề tài nghiên cứu một cách tương đối tổng thể những văn kiện pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc và nhiều công ướ c trong lĩnh vực quyền con người. Đề tài tập trung nghiên cứu về một số thủ tục pháp lý quốc tế cũng như một số cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm quyền con người. Bên cạnh đó đề tài này cũng nghiên cứu những quy định về một số nhóm qu yền của các công ước quốc tế.

5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Luận văn được thực hiện dựa trên những quan điểm tiến bộ về luật pháp quốc tế. Đề tài này cũng dựa trên những quan điểm của các cơ quan chuyên trách và nhân quyền của Liên hợp quốc đồng thời kết hợp với quan điểm của những nước đang phát triển về vấn đề nhân quyền.

Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so sánh, tổng hợp...

6- Những điểm mới của đề tài.

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về quyền con người.

-Lần đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về Cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người tại Việt Nam

-Phân tích ,đánh giá chi tiết những đóng góp của Việt Nam đối với Cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người

7- Kết cấu.

Ngoài phần mở đầu gồm có 3 chương.

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1. Bản chất quyền con người

1.1. Nguồn gốc quyền con người

Là những đặc tính tự nhiên vốn có của con người, từ khi sinh ra. Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 có viết “Mọi người sinh ra đều bình đẳng về phẩm giá và các quyền ”

Trong tuyên ngôn của hợp chủng quốc Hoa Kỳ có ghi nhận: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng và đồng tạo hoá đã dành cho họ một số quyền không thể bị tước đoạt, trong các quyền đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ”. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789 một lần nữa lại khẳng định: “Mọi người sinh ra sống tự do và bình đẳng về các quyền…”.

Trong tất cả các văn kiện pháp lý về quyền con người đều khẳng định quyền con người là quyền của mỗi con người từ khi sinh ra. Điều khẳng định này là hoàn toàn đúng trong xã hội hiện nay bởi trải qua các thời kỳ đấu tranh từ khi xuất hiện loài người, quyền con người đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể và nay đã được công nhận là một giá trị cần được nhân loại bảo vệ.

Tuy nhiên quyền con người cũng có những bước thăng trầm của mình. Quyền con người những giá trị vốn có tự nhiên của con người cũng có lúc không được công nhận. Vào thời kỳ cổ đại quyền con người là một khái niệm mơ hồ nó chỉ xuất hiện trong lĩnh vực tư tưởng, do các nhà tư tưởng đưa ra. Trong thời điểm này con người không phải là vấn đề của số đông quan tâm. Những tư tưởng đầu tiên về quyền con người gắn liền với các tư tưởng về dân chủ.

Vậy quyền con người có phải bắt nguồn từ những quan điểm, tư tưởng về quyền con người không ? đứng trên phương diện học thuật và khái niệm thì quyền con người được bắt đầu từ những quan điểm do những nhà tư tưởng đưa ra. Quyền con người được hình thành đầu tiên do các tư tưởng nhằm giải phóng con người.

Xét về nguồn gốc, quyền con người cũng có nhiều quan điểm khác nhau trong lĩnh vực này. Có quan điểm cho rằng quyền con người là giá trị tự nhiên vốn có của con người từ khi sinh ra. Đó không phải là sự ban phát từ phía Nhà nước

hay bất cứ thế lực nào. Con người sẽ được hưởng những quyền này là đương nhiên. Có quan điểm lại cho rằng quyền con người lại phụ thuộc nhiều vào ý trí của Nhà nước. Quan điểm này cho rằng:”Không có pháp luật thì không có quyền ”. Đây là hai quan điểm cơ bản về quyền con người.

Trải qua các giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau quyền con người hiện đang là một vấn đề mang tính toàn cầu. Luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền con người. Có thể nói rằng pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất bảo vệ quyền con người. Hệ thống luật quốc tế và luật quốc gia càng hoàn thiện bao nhiêu thì việc bảo vệ quyền con người càng hiệu quả bấy nhiêu. Giả sử ta cứ thừa nhận rằng quyền con người là một thuộc tính của mỗi con người thể hiện giá trị và phẩm giá của mỗi con người nhưng những giá trị và phẩm giá này sẽ ra sao nếu thiếu sự bảo đảm nhằm bảo vệ cho những giá trị và phẩm giá này. Nhìn lại lịch sử phát triển của loài người ta thấy rõ ràng đây là một quá trình những phẩm giá của con người bị tước đoạt. Con người sinh ra vốn đã bình đẳng và có quyền được sống nhưng sao con người lại trở thành những công cụ biết nói vào thời chiếm hữu nô lệ, họ bị trà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần và có thể bị tước đoạt mạng sống bất cứ lúc nào. Trong thế kỷ XX những thành tựu khoa học kỹ thuật đã đưa nền văn minh loài người phát triển rực rỡ thì hàng triệu người ở những nước nghèo tại Châu Phi, Châu Á vẫn bị coi là nô lệ cho những ông chủ ở những nước đế quốc. Sự bình đẳng được coi là giá trị gắn liền với con người từ khi sinh ra đã không còn kiên hữu trong xã hội những nước thuộc địa và trên thân phận người nô lệ. Sự phân biệt đối xử dựa trên mầu da và giới tính vẫn còn phổ biến trên thế giới hiện nay. Những yếu tố kinh tế đã khiến sự bình đẳng và giá trị con người hiện nay còn lại rất mơ hồ. Hàng loạt những vấn đề về quyền con người vẫn xảy ra thường xuyên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngay tại những quốc gia giầu có và hùng mạnh nhất thế giới vẫn tồn tại những vấn đề về quyền con người. Quyền con người là những thuộc tính, những giá trị cơ bản của con người vậy thuộc tính và giá trị này phải được tồn tại như nhau ở các Châu Lục và các quốc gia khác nhau. Có một điều hiển nhiên rằng quyền con người đã không được tôn trọng như nhau tại những quốc gia khác nhau. Tại một số nước theo đạo

hồi thì quyền của phụ nữ bị hạn chế so với phụ nữ ở quốc gia khác, hay tại một số nước nghèo quyền trẻ em không được bảo đảm như ở một số quốc gia phát triển trên thế giới. Những giá trị về thuộc tính vốn có của con người đã không giống nhau do điều kiện kinh tế địa lý tại những quốc gia khác nhau, theo hướng này và em ra quan điểm “Không có pháp luật thì không có quyền ” đã đúng trong việc xác định nguồn gốc quyền con người. Sở dĩ có sự khác nhau về tình trạng quyền con người là do có sự khác nhau về luật pháp ở những quốc gia khác nhau. Tại một quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh hơn về việc bảo vệ quyền con người thì những giá trị của con người sẽ được bảo vệ chặt chẽ hơn so với những quốc gia có hệ thống pháp luật kém hoàn chỉnh và không quan tâm đến lĩnh vực quyền con người. Dưới góc độ pháp luật, quyền con người được bảo vệ theo hai hướng tác động là pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Xét trên phương diện Luật quốc tế thì quyền con người cũng được bảo vệ trên hai hệ thống đó là Luật quốc tế và luật pháp của khu vực như ở châu Âu hoặc Châu Mỹ . Từ khi hình thành đến nay luật bảo vệ con người quốc tế đã phát triển mạnh mẽ với nhiều công ước nhằm bảo vệ quyền con người toàn diện triệt để nhất . Một vấn đề đặt ra ở đây nếu như ta thừa nhận nguyên tắc (không có pháp luật thì không có quyền ) là : Tại sao đã có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh như luật bảo vệ con người quốc tế thì nhiều nơi con người vẫn không có quyền cho dù rất nhiều quyền được luật quốc tế cũng như luật của các quốc gia bảo vệ . Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền con người trong luật pháp quốc gia mình nhưng những quyền đó chỉ trên giấy tờ mà thôi còn thực tế thì những quyền đó không tồn tại với mỗi con người. Như vậy là tình trạng không có quyền cho dù có pháp luật đã xảy ra. Và một vấn đề cần phải xem xét đối với quan điểm “Không có pháp luật thì không có quyền ” là luật pháp có phải là nguồn gốc của quyền con người không ?

Từ những quan điểm khác nhau về quyền con người cần phải làm rõ quyền con người xuất phát từ đâu. Quyền con người được thừa nhận như những thuộc tính, giá trị chỉ riêng có ở con người. Bắt đầu từ xã hội nguyên thuỷ nơi khởi hành của hội loài người ta thấy vào thời điểm này con người sống với nhau thật bình đẳng. Nguyên tắc vàng này thống trị xã hội nguyên thuỷ. Sự bình đẳng này là biểu

hiện của việc công nhận giá trị con người của các thành viên trong xã hội. Con người sinh ra trong tự do là bình đẳng không có áp bức chính vì vậy quyền con người không được đưa ra. Theo tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 thì mọi người sinh ra đều bình đẳng về phẩm giá và các quyền thì xã hội nguyên thuỷ đã đạt đến lý tưởng này, một quan điểm thể hiện giá trị đích thực về quyền con người. Xã hội nguyên thuỷ là một xã hội không có luật pháp cũng như các vấn đề về quyền con người. Nhưng có đầy đủ các yếu tố thể hiện giá trị cũng như các thuộc tính vốn có của con người tồn tại trong xã hội nguyên thuỷ.

Cách nhìn nhận quyền con người là những giá trị tự nhiên vốn có của con người chỉ có thể nói rằng quyền con người sinh ra không phải do pháp luật vì khi không có pháp luật quyền con người vẫn được thực hiện một cách tự nhiên và con người vẫn được tôn trọng những giá trị vốn có của mình.

Sau các lần phân công lao động xã hội nguyên thuỷ phát triển, giai cấp xuất hiện. Cùng với sự xuất hiện của giai cấp, Nhà nước và pháp luật đã ra đời. Vào thời kỳ Nhà nước chiếm hữu nô lệ nhiều bộ luật đã ra đời mà điển hình là luật Hammurabi và luật la mã. Cùng với thời điểm này xuất hiện một số quan điểm, tư tưởng về quyền con người. Các nhà triết học Hy lạp cổ đại đã đề cập đến vai trò của cá nhân đối với xã hội mà đặc biệt là vai trò của cá nhân trong việc quản lý xã hội, chính trị đã trở thành vấn đề đầu tiên của cuộc tranh luật triết học trên phương diện quyền con người, vấn đề này còn theo mãi lịch sử phương tây.

Do sự bất bình đẳng trong xã hội, thân phận của những người nô lệ bị đè nén đến cùng cực, nhiều cuộc khởi nghĩa của nô lệ đã nổ ra nhằm chống lại Nhà nước chủ nô. Năm 136 – 132 trước công nguyên và cuộc khởi nghĩa 104 –99 trước công nguyên trên Đảng Xixin đã xảy ra hai cuộc khởi nghĩa lớn. Đáng chú ý hơn là cuộc khởi nghĩa của Xpactacuxơ 73 – 71 trước công nguyên. Những cuộc khởi nghĩa trên chính là những cuộc đòi quyền bình đẳng và tự do của những người nô lệ.

Xét trên phương diện chung luật pháp không làm sinh ra quyền con người. Pháp luật đã hình thành từ khi xã hội phân chia thành hai giai cấp bị trị và thống trị. Một thời gian dài pháp luật đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí