k1: biến cho thấy sự hiện diện của chế độ đa tỷ giá;
k2: biến cho thấy những hạn chế về giao dịch tài khoản vãng lai; k3: biến cho thấy những hạn chế về giao dịch tài khoản vốn;
k4: biến cho thấy những yêu cầu muốn bãi bỏ các khởi kiện về hoạt động xuất khẩu.
Chinn và Ito tập trung vào hiệu quả của sự mở cửa tài chính hơn là kiểm soát nên đã đảo ngược giá trị của các biến nhị phân, chẳng hạn như các biến sẽ có giá trị bằng 1 khi các hạn chế tài khoản vốn không tồn tại (ngược lại với IMF). Hơn nữa, đối với biến k3 về hạn chế giao dịch vốn, Chinn và Ito sử dụng chỉ số Share trong 5 năm (bao gồm năm t và 4 năm trước đó) khi kiểm soát vốn không có hiệu lực. (SHAREk3)
(PL8-2)
Sau đó Chinn và Ito xây dựng một chỉ số về độ mở vốn (KAOPENt) được tiêu chuẩn hóa từ SHAREk3t, k4t. Chỉ số này có giá trị cao hơn ở các nước cởi mở hơn đối với giao dịch vốn qua biên giới. Các vectơ đặc trưng đầu tiên của KAOPEN đã được tìm thấy là (SHAREk3, k1, k2, k4) = (0,57, 0,25, 0,52, 0,58) cho thấy rằng sự thay đổi của KAOPEN không chỉ là do chuỗi số liệu của SHAREk3.
Chinn và Ito đã kết hợp các biến k1t, k2t; và k4t trong biến KAOPEN thay vì chỉ tập trung vào k3 tức là chỉ đề cập đến những hạn chế về giao dịch của tài khoản vốn. Họ tin rằng sự kết hợp của k1t, k2t và k4t trong chỉ số này cho phép họ nắm bắt chính xác hơn cường độ kiểm soát vốn.
iii) Đo lường mức độ độc lập tiền tệ
Theo Aizenman và cộng sự (2008) đã phát triển ba thước đo để đánh giá mức độ độc lập tiền tệ (MI), ổn định tỷ giá (ERS) và hội nhập tài chính (KAOPEN). Trong đó, chỉ số độc lập tiền tệ cũng dựa trên mối tương quan về lãi suất giữa một quốc gia với quốc gia cơ sở. Nghiên cứu đã xây dựng công thức tính chỉ số độc lập tiền tệ MI như sau:
() ( )
( )
(PL8-3)
Trong đó, ii là lãi suất của quốc gia sở tại, ij là lãi suất của quốc gia cơ sở, corr(ii,ij) là hệ số tương quan giữa lãi suất của quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở. Với công thức trên, giá trị tối đa và tối thiểu tương ứng là 1 và 0. Giá trị càng tiến về 1 có nghĩa là chính sách tiền tệ càng độc lập. Cách đo lường của Aizenman và cộng sự về mức độ độc lập về tiền tệ gặp phải một vấn đề là khi lãi suất của một quốc gia trong một vài năm là không đổi trong năm. Điều này khiến cho tương quan giữa lãi suất của quốc gia đó với quốc gia cơ sở là không xác định và do đó, nếu cho hệ số tương quan không xác định bằng không, kết quả MI sẽ bằng 0,5. Kết quả này có nghĩa lãi suất quốc gia ngiên cứu là không thay đổi cho dù lãi suất quốc gia cơ sở có thế nào đi chăng nữa, và đây là dấu hiệu cho thấy chính sách tiền tệ độc lập. Tuy nhiên, trên thực tế quốc gia nghiên cứu có thể đã sử dụng các công cụ khác ngoài lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ. Như vậy trong trường hợp này, chỉ số MI đã không phản ánh được một cách đầy đủ những vấn đề trên.
Nguồn: Aizenman và cộng sự (2008), Chinn và Ito (2006, 2008) và Tô Kim Ngọc (2019)
Phụ lục 10: Các cấp độ hội nhập quốc tế
Hội nhập quốc tế có thế diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục và an ninh quốc phòng...). Song hội nhập kinh tế quốc tế đóng một vai trò rất quan trọng và có các cấp độ khác nhau. Theo Béla Balassa (1961), trong “Lý thuyết về hội nhập kinh tế - Towards a theory of economic integration”, căn cứ theo mức độ cam kết tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế từ ―nông‖ tới ―sâu‖, hội nhập kinh tế quốc tế có 5 cấp độ: i) Thỏa thuận Thương mại ưu đãi (Preferential Trade Arrangement/PTA): Các bên tham gia thỏa thuận hạ thấp một phần hàng rào thương mại hàng hóa cho nhau và duy trì hàng rào đó với các bên thứ ba không tham gia thỏa thuận;
ii) Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area/FTA): Các bên tham gia thỏa thuận xóa bỏ hầu hết hàng rào thương mại, thuế quan và phi thuế quan cho nhau nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài FTA; iii) Liên minh Thuế quan (Custom Union/CU): Các bên tham gia hình thành FTA và có chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh; iv) Thị trường Chung (Common Market/CM): Các nước tham gia hình thành Liên minh Thuế quan đồng thời cho phép sự dịch chuyển tự do của các nhân tố sản xuất là vốn và lao động. v) Liên minh kinh tế (Economic Union/EU): Các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh bằng cách hài hòa hóa các chính sách tài khóa và tiền tệ quốc gia.
El-Agraa (1999), cho rằng cấp độ hội nhập là ―nông‖ hay ―sâu‖ tùy thuộc vào mức độ hội nhập chính sách và hợp nhất thể chế các nước thành viên (xem bảng PL11.1), (El-Agaa, Ali M., 1999).
Bảng PL11.1: Các cấp độ hội nhập chính sách kinh tế khu vực
Thương mại tự do nội khối | Chính sách thương mại chung | Dịch chuyển nhân tố sản xuất tự do | Chính sách tiền tệ và tài khóa chung | Một chính phủ | |
Khu vực mậu dịch tự do | Có | Không | Không | Không | Không |
Liên minh thuế quan | Có | Có | Không | Không | Không |
Thị trường chung | Có | Có | Có | Không | Không |
Liên minh kinh tế | Có | Có | Có | Có | Không |
Liên minh chính trị | Có | Có | Có | Có | Có |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Cụ Giao Dịch Trên Thị Trường Ngoại Hối
- Nghiệp Vụ Ngoại Hối Kỳ Hạn (Forex Forward Transaction)
- Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 25
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Nguồn: El-Agraa, Ali M. (1999), “Regional Integration: Experience, Theory and Measurement”, London, Macmilan Press, tr.2.
Trong thực tiễn thường đề cập đến các cấp độ hội nhập quốc tế như sau: i) Khu vực mậu dịch tự do1, việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên. Thông qua Hiệp định này, các thành viên đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn ngạch và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch
1 Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia và New Zealand, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.
vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm. Các thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do cam kết giảm thiểu thuế quan cho nhau, thậm chí có lĩnh vực loại bỏ hạn ngạch thuế quan (thuế bằng không). Hàng rào phi thuế quan (cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hạn ngạch…) cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự do giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ của các thành viên. Xu thế thành lập khu vực mậu dịch tự do đang là phổ biến hiện nay; ii) Hiệp định đối tác kinh tế: là cấp độ hội nhập kinh tế sâu hơn hiệp định thương mại tự do. Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay, nếu xét về nội dung thì ranh giới để phân biệt giữa hiệp định đối tác kinh tế và hiệp định thương mại tự do cũng
không thực sự rò ràng1. Tuy nhiên, về nguyên tắc, đối với hiệp định thương mại tự do,
ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan, thì còn bao gồm cả tự do hóa ở mức độ cao về dịch vụ, đầu tư, thúc đẩy thương mại điện tử hoặc các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến thương mại giữa các nước ký kết hiệp định. Hiệp định đối tác kinh tế cũng là một xu hướng mới nổi trong hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay. Hiệp định đối tác kinh tế có thể là đối tác giữa một nhóm nước (khu vực), ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) hoặc hiệp định đối tác song phương, như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA); iii) Thị trường chung: Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng
thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước thành viên2; iv) Liên minh thuế quan, theo hình thức này thì thuế quan giữa các nước thành viên đều được loại bỏ, chính sách thương mại chung của liên minh đối với những nước không thành viên được thực hiện. Các thành viên của liên minh ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối. Việc thành lập liên minh
thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp chính sách giữa các nước thành viên;
v) Liên minh kinh tế và tiền tệ: Liên minh kinh tế (Economic Union) là hình thức cao của hội nhập kinh tế quốc tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối. Như vậy, ở liên minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông ở thị trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, sử dụng chung một đồng tiền; (vi) Diễn đàn hợp
1 Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
2 Thị trường chung Đông và Nam Phi thành lập vào năm 1994. Khối ASEAN cũng đã tuyên bố hình thành Cộng
đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội. Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hành hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều...
tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư.
Phụ lục 11: Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái và khuôn khổ chính sách tiền tệ của các nước
Neo tỷ giá hối đối | Khuôn khổ chính sách tiền tệ | ||||||
USD (38) | EURO (25) | Rổ tiền tệ (8) | khác (9) | Tổng hợp tiền tệ (26) | Lạm phát mục tiêu (41) | Khác (45) | |
Không dùng đồng bản tệ (13) | Ecuador El alvador Marshall Islands Micronesia Palau Panama Timor-Leste | Kosovo Montenegro San Marino | Kiribati Nauru Tuvalu | ||||
Neo cứng theo một đồng tiền mạnh (11) | Djibouti Hong Kong SAR ECCU Antigua and Barbuda Dominica Grenada St. Kitts and Nevis St. Lucia St. Vincent and the Grenadines | Bosnia and Herzegovina Bulgaria | Brunei Darussalam | ||||
Neo mềm thông thường (42) | Aruba The Bahamas Bahrain Barbados Belize Curaçao and Sint Maarten Eritea Iraq Jordan Oman Qatar Saudi Arabia Turkmenist an United Arab Emirates | Cabo Verde Comoros Denmark2 São Tomé and Príncipe WAEMU Benin Burkina Faso Côte d’Ivoire Guinea- Bissau Mali Niger Senegal Togo CEMAC Cameroon Central African Rep. Chad Rep. of Congo | Fiji Kuwait Libya | Bhutan Eswatini Lesotho Namibia Nepal | Samoa4 | Solomon Islands4 |
Equatorial Guinea Gabo | |||||||
Neo ổn định (25) | Guyana Iran5 (8/18) Lebanon Maldives Trinidad and Tobago | Croatia North Macedoni | Morocco3 (1/18) Vietnam5 | Bolivia5 Democratic Rep. of the Congo5 (1/18) Guinea5 Malawi5 Nigeria5 Suriname5 Yemen5 | Armenia5,9 (1/17) Guatemala5,10 (9/18) Romania6,9,10 (1/18) Sarbia6 (3/18) | Azerbaijan 5 Egypt5 Kyrgyz Rep.5,9 (7/17) Sudan5 (1/18) Tajikistan5, 7,10 (7/18) | |
Neo với những điều chỉnh nhỏ (3) | Honduras Nicaragua | Botswana | |||||
Neo với biên độ điều chỉnh (25) | Liberia (7/18) | Singapor e (2/18) | Algeria5 (6/18) Bangladesh 5 Burundi5 Ethiopia5 (7/18) Papua New Guinea5 Rwanda5 Tanzania5 (1/18) | Dominican Republic5 Paraguay5 (6/18) | Haiti5 Lao P.D.R Mauritania 5 Sri Lanka5,7 South Sudan5,9 (9/17) Tunisia6,7 Uzbekistan 5,7,10 (7/18) | ||
Neo tỷ giá trong biên độ trượt ngang (1) | Tonga4 | ||||||
Cơ chế quản lý khác (13) | Cambodia | Syria | Afghanista n (5/18) Angola (1/18) China (6/18) Myanmar (4/18) Sierra Leone The Gambia | Kenya7 (10/18) Mongolia 7,9,10 (4/18) Pakistan9 (12/17) Vanuatu Venezuela | |||
Thả nổi (35) | Argentina Belarus (8/18) Madagasca r | Albania Brazil Costa Rica (8/18) Colombia Czech | Malaysia Mauritius Mozambiq ue7 Switzerlan |
Seychelles Zimbabwe (2/19) | Republic Georgia Ghana Hungary Iceland India Indonesia (1/18) Israel Jamaica8 Kazakhstan Korea Moldova New Zealand Peru Philippines South Africa Thailand Turkey Uganda Ukraine Uruguay | d Zambia | |||||
Thả nổi hoàn toàn (31) | Australia Canada Chile Japan Mexico Norway Poland Russia Sweden United Kingdom | Somalia11 United States EMU Austria Belgium Cyprus Estonia Finland France Germany Greece Ireland Italy Latvia Lithuania Luxembou rg Malta Netherland s Portugal Slovak Rep. Slovenia Spain |
Nguồn: IMF (2019), Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions 2019, tr7-8.
Ghi chú: - Nếu thỏa thuận tỷ giá hối đoái trên thực tế của quốc gia thành viên đã được phân loại lại trong kỳ báo cáo, ngày thay đổi được ghi trong ngoặc đơn (tháng, năm).
CEMAC = Central African Economic and Monetary Community; ECCU = Eastern Caribbean Currency Union;
EMU = European Economic and Monetary Union;
WAEMU = West African Economic and Monetary Union.
1 Bao gồm các quốc gia không có điểm neo danh nghĩa được tuyên bố rò ràng, mà là theo dòi các chỉ số khác nhau trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
2 Thành viên tham gia cơ chế Tỷ giá hối đoái Châu Âu (ERM II).
3 Trong khuôn khổ TGHĐ cố định cho một rổ tiền tệ, Ngân hàng Al-Maghrib đã thông qua khuôn khổ CSTT vào năm 2006 dựa trên các chỉ số lạm phát khác nhau, với lãi suất qua đêm là mục tiêu hoạt động để theo đuổi mục tiêu chính là ổn định giá cả.
4 Là quốc gia duy trì neo TGHĐ (de facto) đối với một rổ tiền tệ.
5 Là quốc gia duy trì neo TGHĐ (de facto) với đô la Mỹ.
6 Quốc gia này duy trì neo TGHĐ (De facto) với đồng Euro.
7 NHTW đang có xu hướng chuyển đổi sang khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu.
8Các nhà chức trách báo cáo rằng khuôn khổ CSTT của họ được gọi là lạm phát mục tiêu ―lite‖.
9 Cơ chế TGHĐ hoặc khuôn khổ CSTT đã được phân loại lại từ thời điểm trước đó, ghi
đè lên một phân loại đã được công bố trước đó.
10 Cơ chế TGHĐ đã được phân loại lại hai lần trong kỳ báo cáo này.
11 Hiện tại NHTW Somalia không có khuôn khổ chính sách tiền tệ.