Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 25

Năm

Nguồn: Tô Thị Ánh Dương (2014) và tác giả tổng hợp

Phụ lục 6: Chính sách quản lý thị trường vàng từ sau Nghị định 24/NĐ-CP

Mục tiêu

Chính sách ban hành

Thống nhất cơ chế quản lý vàng, quy về một mối cho NHNN, trao thêm cho NHNN nhiều quyền hạn để chủ động can thiệp thị

trường khi cần thiết


Nghị định 24/NĐ-CP - Quản lý theo hướng siết chặt trong bối về quản lý hoạt động cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn như hiện nay kinh doanh vàng - Hạn chế tình trạng nhập lậu vàng, giá

vàng, vàng không rò xuất xứ

- Hạn chế nguồn cung cho thị trường do Thông tư 16/2012/TT- đó dẫn tới hiện tượng một số TCTD

NHNN hướng dẫn lách luật để thu hút vàng để tắt toán

Nghị định 24


Hạn chế các hiện trượng lách luật để gom vàng tất toán của các TCTD

Chỉ thị 05/2012/CT- Thông tư 12/2012/TT –

NHNN; chấn chỉnh NHNN và Thông tư Thông tư 38/2012/TT

việc thực hiện huy 24/2012-TT-NHNN: bổ – NHNN: quy định động, giữa hộ vàng, sử sung về việc chấm dứt huy về trạng thái vàng dụng vàng huy động và động và cho vay vốn bằng của các TCTD

giữ hộ của TCTB vàng của TCTD


Đưa ra hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán vàng miếng mở đường cho đấu thầu vàng. Tạo nguồn cung tiền tới cần đối cung cầu trên thị trường nhằm bình ổn thị trường vàng

Quyết định 1623/2012/QĐ- Cơ cơ pháp lý để NHNNN tổ chức sản xuất vàng

NHNN tổ chức quản lý sản xuất miếng nhằm bổ sung nguồn cung vàng miếng, can

thiệp thị trường khi cần thiết NHNN lựa chọn

vàng miếng của NHNN phương thức sản xuất vàng miếng là thuê gia công và

giao dịch công ty SJC gia công theo đơn đặt hàng cho NHNN

Quyết định 16/2013/QĐ-TTg:

mua bán vàng miếng trên thị Cụ thể hóa quy định trong Nghị định 24, đưa ra

trường trong nước của NHNN nguyên tắt kinh doanh trên thị trường


Thông tư 06/2013/TTg-NHNN; Cụ thể hóa định hướng trong Quyết định 16, hướng hướng dẫn hoạt động mua bán dẫn chi tiết các khâu liên quan đến việc mua bán vàng miếng trên thị trường trong vàng miếng trong nước

nước của NHNN


Quyết định 563/QĐ-NHNNN; Cụ thể hóa quy trình mua bán thông qua đấu thầu và

ban hành quy trình mua bán mua bán trực tiếp

vàng miếng của NHNN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 25

Nguồn: Tô Thị Ánh Dương (2014)

Phụ lục 7: Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối

Ngoài Ngân hàng Trung ương tham gia thị trường ngoại hối còn có các chủ thể sau:

1. Các ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại (NHTM) là những thành viên chính của thị trường ngoại hối (TTNH), đóng vai trò to lớn trong việc tạo lập thị trường. Các ngân hàng này hoạt động trên TTNH với hai danh nghĩa: (i) đóng vai trò trung gian cho các khách hàng của mình tham gia thị trường và (ii) hoạt động bằng chính danh nghĩa của mình để kinh doanh.

Giao dịch kinh doanh ngoại tệ cho chính mình tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lời khi tỷ giá có những biến đổi thuận lợi. Khi giao dịch với danh nghĩa bản thân mình, ngân hàng sẽ phải tự gánh chịu rủi ro nếu như tỷ giá biến động không có lợi.

Còn khi cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu là dịch vụ mua bán hộ ngoại tệ để hưởng chênh lệch thì NHTM tham gia vào TTNH với tư cách là người trung gian, vì thế ngân hàng không phải gánh chịu về rủi ro về tỷ giá và hoạt động này cũng không làm thay đổi cơ cấu bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Nếu trong quá trình làm trung gian này mà xuất hiện trạng thái hối đoái không có lợi cho quá trình giao dịch của mình thì các ngân hàng sẽ tiến hành một hoặc một số giao dịch tiếp theo cho chính mình để cân bằng trạng thái. Ví dụ, trong số các khách hàng của NHTM có nhiều nhà nhập khẩu giao dịch một đồng tiền nhiều hơn số lượng các nhà xuất khẩu thì các ngân hàng phải tìm cách cân bằng lại trạng thái đối với đồng tiền này bằng cách bán phần vượt quá không cần thiết đối với đồng tiền đang dư thừa và mua các đồng tiền khác mà các khách hàng có nhu cầu cao. Lợi nhuận ngân hàng thu được là từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán, từ các khoản thu phí hoa hồng hoặc chênh lệch giữa thời gian nhận tiền và thời gian giao vốn cho người mua đồng tiền đó. Ngân hàng cũng có thể thu lợi nhuận từ dịch vụ chuyển tiền. Ngoài việc thu phí, ngân hàng có thể sử dụng tiền trên tài khoản vài ngày trước khi chuyển vào tài khoản người thụ hưởng. Những ngân hàng thường xuyên có những giao dịch được thực hiện ở ngoài nước thường mở tài khoản ở nước ngoài tại các ngân hàng mà họ chọn làm ngân hàng đại lý để thực hiện các giao dịch sẽ phát sinh. Các ngân hàng giao dịch ngoại hối theo hai cách: trực tiếp với khách hàng hoặc giữa các ngân hàng với nhau hoặc gián tiếp thông qua các nhà môi giới.

2. Các nhà môi giới ngoại hối (Foreign Exchange Brokers).

Ở một số thị trường, các NHTM thường kinh doanh ngoại hối thông qua hoạt động của các nhà môi giới ngoại hối. Những nhà môi giới ngoại hối là những người tham gia trên TTNH với tư cách là trung gian trong các giao dịch mua bán hoặc mua bán thay cho người khác nhằm thu hoa hồng trong từng giao dịch. Những nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua, đặt bán ngoại tệ của các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó họ cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho các ngân hàng có nhu cầu một cách nhanh nhất với giá tốt nhất để thu phí môi giới.

Phương pháp giao dịch thông qua môi giới là một phương pháp đang được chú trọng ở những nước có TTNH phát triển. Hình thức mua bán ngoại hối thông qua môi giới phát triển khá mạnh vì phương thức này có nhiều ưu điểm hơn giao dịch trực tiếp. Các nhà môi giới là những người có kiến thức, được đào tạo chuyên sâu về kinh doanh ngoại hối, thông tin chính xác và những phương tiện hiện đại để có thể thực hiện các giao dịch ngoại hối một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những nhà môi giới chính thức thường có mạng lưới cung cấp dịch vụ toàn cầu liên tục 24/24h mỗi ngày. Tại các trung tâm tài chính quốc tế đều có một số các nhà môi giới chuyên nghiệp để giúp các ngân hàng trong việc mua bán ngoại hối.

Nhược điểm của giao dịch thông qua môi giới là các bên phải trả cho nhà môi giới một khoản phí, thêm vào đó không phải ai cũng có thể trở thành nhà môi giới ngoại hối. Các nhà môi giới khi tham gia TTNH phải có giấy phép hành nghề. Họ không phải những nhà tạo lập thị trường do vậy họ không được phép mua bán ngoại hối cho mình mà chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng để hưởng hoa hồng.

3. Các khách hàng mua bán lẻ trên thị trường

Những người mua bán lẻ bao gồm các công ty trong nước, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư quốc tế và tất cả những cá nhân có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm phục vụ cho hoạt động của chính mình. Nhu cầu giao dịch ngoại tệ của nhóm khách hàng này rất lớn với nhiều hình thức giao dịch khác nhau, bởi lẽ nhóm này thường xuyên tham gia vào TTNH với mục đích thoả mãn nhu cầu thực sự cho hoạt động kinh doanh của mình mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm chênh lệch giá khi tỷ giá thay đổi. Ví dụ: nhà xuất khẩu cần bán ngoại tệ khi nhận được hóa đơn hàng xuất ghi bằng ngoại tệ, còn nhà nhập khẩu cần mua ngoại tệ để thanh toán hóa đơn hàng nhập ghi bằng ngoại tệ, khách du lịch cần bán ngoại tệ để lấy nội tệ chi tiêu tại nước sở tại. Ngoài ra, họ còn tham gia TTNH với mục đích tự bảo hiểm cho các hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường hoặc bảo hiểm cho những rủi ro về tỷ giá đối với các khoản doanh thu của họ.

Mặc dù không phải là thành viên tích cực trên TTNH nhưng nhóm khách hàng mua bán lẻ đóng vai trò nền tảng trong hoạt động của thị trường này. Hoạt động giao dịch ngoại hối của nhóm này là những giao dịch gốc, chính là cơ sở để cho TTNH phát triển đa dạng và hiệu quả hơn.

Nhóm khách hàng mua bán lẻ này thường tham gia vào TTNH bằng cách liên hệ với các ngân hàng và các nhà môi giới có uy tín chứ không giao dịch trực tiếp với nhau vì bản thân họ không được phép giao dịch trực tiếp tại thị trường hoặc không đủ trình độ chuyên môn cũng như nhân sự để có thể tự giao dịch với nhau.

Phụ lục 8: Các nhóm giải pháp để hạn chế và giảm tình trạng đô la hóa

ở Việt Nam

Có thể nói, không có một chính sách chung để chống đô la hóa thành công ở tất cả các nước. Tuy nhiên, thực tiễn các nước cho thấy một chính sách chống đô la hóa thành công sẽ làm cho đồng nội tệ hấp dẫn hơn đối với dân chúng so với ngoại tệ. Bởi vậy, chính sách chống đô la hóa là tổ hợp các chính sách vĩ mô và vi mô nhằm tăng cường tính hấp dẫn của đồng nội tệ trong các giao dịch kinh tế. Một chính sách chống đô la hóa bền vững đòi hỏi một chương trình ổn định kinh tế vĩ mô đáng tin cậy và việc thực hiện các chính sách hỗ trợ.

1. Xây dựng Chiến lược chống đô la hóa

Kinh nghiệm và thực tiễn phát triển của nhiều nước đang phát triển trên thế giới cho thấy, đô la hóa là một hệ quả tự nhiên của quá trình mở cửa kinh tế và tự do hóa thị trường tài chính. Chống đô la hóa đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ với sự tham gia của các Bộ, ngành, tổ chức liên quan và mất nhiều thời gian để tạo niềm tin của công chúng và tăng sự hấp dẫn của đồng nội tệ. Điều kiện tiên quyết để

chống đô la hóa thành công là ổn định kinh tế vĩ mô với trọng tâm là giảm và giữ ổn định tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) một cách vững chắc1. Bởi vậy, Việt Nam cần có một Chiến lược chống đô la hóa nhằm tăng cường hiệu quả điều hành và thực thi chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái.

Một chiến lược chống đô la hóa thành công cần dựa trên những điều kiện tiên quyết sau: (i) Đem lại một mức giá cả ổn định; (ii) Tạo dựng kỳ vọng của thị trường về giá trị đồng tiền Việt Nam mạnh hơn; (iii) Giảm bớt vai trò của đồng đô la Mỹ với tư cách là đơn vị dự trữ giá trị; và (iv) Xóa bỏ vai trò của đồng đô la với tư cách là phương tiện trao đổi và đơn vị hạch toán trong các giao dịch thị trường.

Một chiến lược chống đô la hóa thành công cần phải có gói các biện pháp chính sách được thiết kế một cách thận trọng, có phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, nhất là giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Gói biện pháp chính sách này cần xác định rò các mốc thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu phi đô la hóa.

Cùng với một chiến lược chống đô la hóa lành mạnh, cần đáp ứng các điều kiện về thể chế như: (i) Phát triển thị trường tài chính trong nước; (ii) Một ngân hàng trung ương độc lập với một tuyên bố rò ràng về sự ổn định giá cả; và (iii) Sự bền vững về ngân sách của chính phủ. Ngoài ra, sự hỗ trợ về mặt chính trị là cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn, khủng hoảng. Tất cả những điều kiện này sẽ thúc đẩy lòng tin vào đồng nội tệ và bởi vậy sẽ làm giảm mức độ đô la hóa.

Để phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, thực hiện nguyên tắc trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, thì việc chống đô la hóa phải được tiến hành một cách toàn diện, đồng bộ, lâu dài, liên tục


1 Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, tình trạng đô la hóa vẫn có thể tiếp tục diễn ra ngay cả khi quá trình ổn định kinh tế thành công, do thời quen sử dụng ngoại tệ của dân cư và các tổ chức kinh tế trong các giao dịch nội địa. Do đó, quá trình chống đô la hóa là quá trình lâu dài và đòi hỏi phải thực thi đồng bộ các giải pháp vĩ mô cũng như các giải pháp mang tính hành chính.

với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân, trong đó các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là các giải pháp chủ đạo trong thời gian tới.

2. Nhóm giải pháp về ổn định kinh tế vĩ mô

2.1. Chính sách tiền tệ

2.1.1 Áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu

Có thể nói, nguyên nhân dẫn đến việc một nền kinh tế bị đô la hóa xuất phát từ chính sách tiền tệ không tương thích trong một thời gian dài, thường thể hiện qua các đặc điểm như tỷ lệ lạm phát cao và biến động lớn, thường xuyên phá giá đồng nội tệ. Điều kiện thiết yếu đối với một chiến lược chống đô la hóa rò ràng là phải vận hành một chính sách tiền tệ định hướng thị trường, áp dụng lãi suất thực mang tính thực tiễn. Điều này có nghĩa là phải có một chính sách tiền tệ thực hiện cung ứng tiền dựa trên mục tiêu chung là ổn định giá cả. Thực tiễn các nước cho thấy, những nước áp dụng khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu có tỷ lệ lạm phát đạt được trong phạm vi mục tiêu hoặc thấp hơn khung mục tiêu, đồng thời có kết quả hoạt động kinh tế vĩ mô khả quan hơn so với trước khi áp dụng lạm phát mục tiêu, khả năng ứng phó với khủng hoảng của các nước thực hiện lạm phát mục tiêu cũng tốt hơn so với những nước không áp dụng cơ chế này. Kinh nghiệm các nước chống đô la hóa thành công (Chile, Ba Lan, Brasil…) cho thấy, đa số những nước này thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu.

Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền, tăng cường niềm tin của người dân đối với đồng Việt Nam. Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu giảm đô la hóa trong nền kinh tế (như công cụ dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá,…); Phối hợp đồng bộ giữa điều hành lãi suất và điều hành tỷ giá để đảm bảo cân bằng lợi nhuận giữa nắm giữ VND và ngoại tệ. Ban hành các quy định hạn chế việc sử dụng đồng đô la trong thị trường trong nước theo hướng thu hẹp phạm vi, đối tượng được vay ngoại tệ, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay bằng ngoại tệ trong nước của tổ chức tín dụng (TCTD) sang quan hệ mua - bán ngoại tệ.

2.1.2. Giải pháp về lãi suất và tín dụng

- Về lãi suất: Chính sách lãi suất cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người gửi tiền, TCTD và khách hàng vay, đồng thời duy trì mức chênh lệch hợp lý giữa lãi suất VND với lãi suất USD. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần quy định lãi suất huy động bằng USD trong nước ở mức thích hợp trong mối tương quan hợp lý với lãi suất thị trường quốc tế để hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng nguồn cung ngoại tệ cho thị trường.

- Về chính sách tín dụng: Tiếp tục duy trì chính sách cho vay bằng ngoại tệ đối với người cư trú theo hướng thu hẹp dần đối tượng được phép vay bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ; qua đó tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dần quan hệ huy động – cho vay sang mua - bán ngoại tệ góp phần chống đô la hoá trong nền kinh tế.

2.2. Chính sách tài khóa và quản lý nợ công

2.2.1. Chính sách tài khóa

Để ổn định kinh tế vĩ mô và chống đô la hóa thành công, chính sách tài khóa cần:

(i) Điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, giảm bội chi ngân sách (tính theo thông lệ quốc tế) để hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) Phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ trong việc duy trì vững chắc ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối vĩ mô; (iii) Không thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ trong nước để hỗ trợ giảm tình trạng đô la hóa; (iv) Chính sách thuế đối với thu nhập từ nguồn nội tệ và ngoại tệ theo hướng ưu đãi đối với thu từ nguồn nội tệ nhằm tăng tính hấp dẫn của nội tệ; (v) Tập trung nguồn thu ngoại tệ của Ngân sách Nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức bán hoặc tiền gửi.

2.2.2. Quản lý nợ công

Quản lý nợ công cần thực hiện các nội dung sau: (i) Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay; chủ động huy động nguồn vay ưu đãi ở mức độ hợp lý, hạn chế việc Chính phủ vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh cho các doanh nghiệp; (ii) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ; (iii) Tập trung phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ bằng nội tệ nhằm giảm mức độ đô la hóa trong khu vực Chính phủ.

3. Nhóm giải pháp mang tính thị trường

3.1. Điều hành tỷ giá

Để góp phần giảm đô la hóa bền vững cần: (i) Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường ngoại tệ và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) Có cơ chế tỷ giá linh hoạt đối với các giao dịch ngoại tệ tiền mặt và kiều hối của cá nhân; và (iii) Phát triển thị trường giao dịch hối đoái phái sinh hỗ trợ việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó giúp giảm thiểu nhu cầu tích trữ ngoại tệ, góp phần giảm tình trạng đô la hoá.

3.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngoại hối và quản lý ngoại hối

Để xử lý căn bản tình trạng đô la hoá, các giải pháp cần phải thực hiện đồng bộ. Trong đó, pháp luật về hoạt động ngoại hối và quản lý ngoại hối cần được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giải pháp trên. Pháp lệnh Ngoại hối 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều được ban hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện mục tiêu hạn chế tình trạng đô la hóa ở Việt Nam.

Nguồn: Tô Thị Ánh Dương (2014).

Phụ lục 9: Đo lường “Bộ ba bất khả thi”

i) Đo lường mức độ ổn định tỷ giá, căn cứ vào cơ chế tỷ giá hối đoái mà các quốc gia báo cáo với IMF. Tuy nhiên, trong hơn 20 năm qua, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ ổn định tỷ giá trên thực tế có sự khác biệt đáng kể so với cơ chế TGHĐ chính thức mà các quốc gia cam kết áp dụng.

Các nghiên cứu thường dựa trên TGHĐ thực tế (De facto) để đo lường mức độ ổn định tỷ giá thay vì dựa vào cơ chế tỷ giá mà NHTW công bố. Một trong những công thức đo lường mức độ ổn định tỷ giá thực tế được áp dụng phổ biến là công thức của Aizenman và cộng sự (2008). Theo đó, để đánh giá mức độ ổn định thực tế của tỷ giá, các tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính dựa theo tỷ giá trao đổi tiền tệ chéo. Cụ thể, các tác giả tính toán độ lệch chuẩn hàng năm của tỷ giá theo tháng giữa đồng tiền nước sở tại và đồng tiền cơ sở, chuẩn hóa chỉ số này trong khoảng từ 0 đến 1 theo công thức:

( ())

(PL8-1)

Chỉ số ERS tính được theo công thức trên càng cao có nghĩa là đồng nội tệ càng ổn định so với đồng tiền của quốc gia cơ sở. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu Aizenman cũng cho rằng việc áp dụng đơn thuần công thức trên có thể dẫn đến những sai lệch. Ví dụ, khi TGHĐ giá thường xuyên nằm trong một biên độ hẹp và lại không được nâng giá hay phá giá thường xuyên, những thay đổi trung bình theo tháng của TGHĐ có thể quá nhỏ, và do đó giá trị ERS sẽ nhỏ. Kết quả tính được, vì vậy có thể khuyếch đại tính linh hoạt của TGHĐ. Trong trường hợp này, nhóm tác giả khuyến nghị áp dụng một ngưỡng dao động

cho TGHĐ. Cụ thể, nếu tỷ lệ biến động TGHĐ hàng tháng nằm trong biên độ +/-0,33%1

thì TGHĐ được xem như là cố định và ấn định giá trị 1 cho chỉ số ERS. Ngoài ra, các trường hợp sau cũng được xem như cố định và được ấn định giá trị ERS bằng 1: i) Tỷ giá hối đoái có mức độ thay đổi bằng 0 trong suốt 11tháng/năm; ii) tỷ giá hối đoái được nâng lên hay phá giá 2 lần trong vòng 3 tháng sẽ được xem như một sự kiện nâng/ phá giá, và nếu không có biến động tỷ giá nào trong 10 tháng còn lại. Dù với những hiệu chỉnh nêu trên, phương pháp xác định chỉ số ERS của Aizenman (2008) và Shambaugh (2004) chưa thực sự hiệu quả nhưng cách làm này đã được ứng dụng trong rất nhiều nghiên cứu sau này.

ii) Đo lường mức độ tự do hóa tài khoản vốn

Việc tính chỉ số KAOPEN của Chinn và Ito (2006, 2008)2 là cách đo lường có kết quả thuyết phục hơn. Chỉ số KAOPEN được tính cho 181 quốc gia giai đoạn 1970

- 2005 (và được cập nhật hàng năm). Các biến giả được ấn định theo bốn loại chính về các hạn chế của tài khoản vốn là:


1 Việc lựa chọn mức +/-0,33%/tháng là dựa trên biên độ +/-2%/ của TGHĐ hàng năm – thường được sử dụng trong các nghiên cứu trước (như nghiên cứu của Shambaugh (2004), Obstfeld và Rogoff (1995).

2 Chỉ số này dựa trên những thông tin về kiểm soát tài khoản vốn của các quốc gia được ghi chép trong IMF’s Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions (AREAER). KAOPEN được tính toán dựa trên các biến số thể hiện chế độ tỷ giá hối đoái, kiểm soát tài khoản vãng lai và tài khoản vốn cũng như các

kiểm soát dòng vốn khác. KAOPEN được chuẩn hóa từ 0-1 và giá trị càng cao phản ánh nền kinh tế mở cửa hơn đối với các dòng vốn và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, KAOPEN có nhược điểm là chỉ tính theo năm và thể hiện mở cửa tài khoản vốn de jure – theo các công bố chính thức của các nước về kiểm soát vốn, chứ không phải de facto – kết hợp cả những cú sốc vĩ mô với những quyết định chính sách thực tế liên quan đến kiểm soát vốn.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí