Tổng Hợp Các Công Cụ Của Chính Sách Tỷ Giá Ở Việt Nam, 2007-2020

tăng thêm 1% (tăng 215 VND/USD); ngày 19/08/2015, NHNN điều chỉnh thêm 1%, tỷ giá BQLNH ở mức 21.890 VND/USD (xem chi tiết Phụ lục 3: Tóm tắt các lần điều chỉnh biên độ và tỷ giá hối đoái giai đoạn 2007-2020).

Vào những tháng cuối năm 2015, NHNN thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá trước áp lực của tiến trình hội nhập quốc tế và những biến động của thị trường tài chính quốc tế như việc Fed liên tục tăng lãi suất, Trung Quốc thay đổi cơ chế điều hành TGHĐ - điều hành dựa trên tỷ giá trung tâm, RMB được neo với một rổ tiền tệ. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Do vậy, những thay đổi trong CSTT, chính sách tỷ giá của Mỹ và Trung Quốc có tác động mạnh đến CSTT và chính sách tỷ giá của Việt Nam. Ngày 31/12/2015, NHNN ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá trung tâm (TGTT) của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với một số loại ngoại tệ khác. Theo đó, thay vì công bố một mức tỷ giá cố định trong thời gian dài như trước; hàng ngày, NHNN công bố TGTT làm cơ sở để các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh, xác định tỷ giá mua/ bán của VND với USD trong biên độ quy định. T ỷ giá trung tâm có thể biến động hàng ngày theo cả hai chiều lên xuống. Đây là bước đi tiếp theo trong lộ trình linh hoạt hóa cơ chế TGHĐ ở Việt Nam.

Từ ngày 04/01/2016, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển từ cách điều hành theo tỷ giá BQLNH sang điều hành theo tỷ giá trung tâm. Theo cách điều hành mới này tỷ giá được NHNN công bố hàng ngày, tỷ giá trung tâm được xác định căn cứ: Một là, Diễn biến tỷ giá BQLNH; Hai là, diễn biến TGHĐ của 8 đồng tiền (đồng đôla Mỹ -USD, đồng Bath Thái Lan -THB, đồng Euro, đồng nhân dân tệ -RMB, đôla Singapore - SGD, đồng yên Nhật - JPY, đồng won Hàn Quốc -KRW và đồng tiền của Đài Loan - TWD) có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam; Ba là, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu của CSTT.

Tổng hợp các cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 1994-2020 được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam, 1994-2020


Thời gian

Cơ chế áp dụng

Đặc điểm cơ chế TGHĐ thực tế


1994-1996


Cơ chế TGHĐ neo cố định (Conventional Fixed Peg Arrangement)

- TTNH liên ngân hàng thay thế cho 2 sàn giao dịch tỷ giá; - tỷ giá chính thức (OER) dựa trên tỷ giá liên ngân hàng.

- Biên độ tỷ giá tại các NHTM ±0,5%. Từ 11/1996, biên độ được nới rộng lên ±1%.

- OER được giữ ổn định ở mức 11.100 VND/USD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 13

Cơ chế áp dụng

Đặc điểm cơ chế TGHĐ thực tế


1997-1998


Neo TGHĐ với biên độ được điều chỉnh (Crawling Bands)

- Biên độ tỷ giá tại các NHTM được nới rộng lên

±5% (2/1997); ±10% (13/10/1997), xuống không

quá 7% (07/08/1998)

- OER lên 11.800 VND/USD (16/02/1998) và 12.998 VND/USD (07/08/1998)


1999-2000


Cơ chế TGHĐ neo cố định (Conventinonal Fixed Peg Arrangement)

- OER công bố là tỷ giá dựa trên tỷ giá liên ngân hàng trung bình ngày làm việc hôm trước (cho tới thời điểm báo cáo) (28/02/1999)

- Biên độ tỷ giá tại NHTM giảm xuống không quá 0,1%.

- OER được giữ ổn định ở mức 14.000 VND/USD


2001-2007

Cơ chế neo tỷ giá được điều chỉnh (Crawling peg)

- OER từ 14.000 VND/USD (2001) lên 16.000

VND/USD (2007).

- Biên độ dao động tại các NHTM ±0,25% (1/7/2002 đến 31/12/2006) và ±0,5% (2007).


2008-8/2014


Neo TGHĐ với biên độ được điều chỉnh (Crawling Bands)

- OER từ 16.100 VND/USD (đầu 2008) lên 16.500 VND/USD (06/2008), 17.000 VND/USD (01/2009), 17.940 VND/USD (12/2009), 18.544 VND/USD (02/2010), 18.932 VND/USD (08/2010)

và sau đó lên 20.693 (từ 02/2011).

- Cuối năm 2011 đến 28/6/2013, OER được giữ ở mức 20.828 VND/USD, lên 21.036 VND/USD.

ngày 27/06/ 2013, NHNN đã điều chỉnh tăng TGBQLNH thêm 1%.

- Biên độ tỷ giá tại được điều chỉnh lên ±0,75% (23/12/2007 đến 09/03/2008), ±1% (10/03/2008

đến 25/06/2008), ±2% (26/05/08 đến 05/1//08),

±3% (06/11/2008 đến 23/03/2009), ±5% (24/03/2009 đến 25/11/2009) và ±3% (26/11/09

đến 11/02/2011), rồi được thu hẹp ±1% (từ 11/02/2011 đến đầu tháng 8/2015).

- OER tiếp tục được điều chỉnh từ mức 21.036

VND/USD lên 21.246 VND/USD (19/6/2014).


Từ tháng

9/2014 đến 12/2015


Cơ chế TGHĐ thả nổi có quản lý (Managed floating exchange rate regime)

- OER tăng thêm 1% từ mức 21.246 VND/USD lên mức 21.458 VND/USD (7/01/2015) và tiếp tục tăng 1% lên 21.673 VND/USD (7/05/2015).

- 8/2015 biên độ tỷ giá được điều chỉnh hai lần từ

±1% lên ±2% (11/08/2015) và lên ±3% (19/08

/2015). OER tăng 1% (21.673 lên 21.890 VND/USD).

Thời gian

Cơ chế áp dụng

Đặc điểm cơ chế TGHĐ thực tế


Từ tháng

1/2016 đến

nay (năm 2020)


Cơ chế TGHĐ thả nổi có quản lý.

NHNN điều hành tỷ giá theo tỷ giá trung tâm

- Tỷ giá trung tâm bắt đầu thực hiện từ ngày 04/01/2016, tỷ giá được công bố là 21.896 VND/USD.

- Biên độ tỷ giá ±3%.

- Tỷ giá hối đoái được neo vào rổ tiền tệ gồm 8 đồng tiền (đồng đôla Mỹ -USD, đồng Bath Thái Lan -Bath, đồng Euro, đồng nhân dân tệ -RMB, đôla Singapore - SGD , đồng yên Nhật - JPY, đồng won Hàn Quốc -KRW, đồng tiền của Đài Loan -

TWD)

Thời gian

Nguồn: NHNN, Nguyễn Thị Thu Hằng & cộng sự (2010); tác giả tổng hợp

Diễn biến thị trường ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2007-2020 có thể được chia thành 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: từ năm 2007 đến năm 2011, điều hành tỷ giá theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng;

Giai đoạn 2: từ năm 2011 đến năm 2016, tiếp tục điều hành tỷ giá theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng, nhưng có công bố trước mức dao động của tỷ giá trong năm;

Giai đoạn 3: từ năm 2016 đến năm 2020, điều hành theo cơ chế tỷ giá trung tâm.

Về biên độ tỷ giá

Từ năm 1999 cho đến cuối năm 2007, biên độ giao dịch tỷ giá được mở rộng dần theo hướng thận trọng, từ mức rất hẹp là + 0,1% vào năm 1999 lên + 0,25% vào năm 2002, mãi đến đầu năm 2007 mới được mở rộng thêm lên + 0,5% và tiếp tục lên

+0,75% vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, biên độ giao dịch tỷ giá đã được điều chỉnh tới 3 lần lên +1%, +2%, +3% vào năm 2008, 2 lần vào năm 2009 lên mức +5% và giảm xuống +3%, duy trì mức 3% trong cả năm 2010, giảm xuống 1% vào đầu năm 2011, năm 2015 điều chỉnh 2 lần: ngày 12/08 từ +1% lên +2% và ngày 19/08 từ +2% lên

+3% và biên độ này đến năm 2020 vẫn được áp dụng (Xem phụ lục 3: Tóm tắt các lần điều chỉnh biên độ tỷ giá, 2007-2020).

Về các công cụ điều hành tỷ giá hối đoái

Ngân hàng Nhà nước điều hành TGHĐ bằng các công cụ trực tiếp: tác động vào tỷ giá BQLNH bằng cách NHNN mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối (thay đổi quy mô dự trữ ngoại hối), kiểm soát tín dụng ngoại tệ... Với nhóm các công cụ gián tiếp (điều chỉnh lãi suất chiết khấu, thay đổi trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, siết chặt quản lý thị trường vàng và các công cụ hành chính khác) để điều tiết cung cầu trên thị trường ngoại hối và tác động tới TGHĐ trong từng thời kỳ (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tổng hợp các công cụ của chính sách tỷ giá ở Việt Nam, 2007-2020


TT

CÔNG CỤ

NĂM

NỘI DUNG

Nhóm các công cụ trực tiếp

1

Can thiệp trực tiếp vào tỷ giá bình quân liên ngân hàng

2007

24/12/2007, điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá lên +0,75% Quyết định số 3029/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007

2008

10/03/2008, điều chỉnh biên độ dao động TGHĐ lên +1% Quyết định số 504/QĐ-NHNN ngày 07/03/2008

27/06/2008, điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá lên + 2% Quyết định số 1436/QĐ-NHNN ngày 26/06/2008

06/11/2008, điều chỉnh biên độ dao động TGHĐ lên +3% Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008

2009

24/03/2009, điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá lên + 5%, Quyết định số 622/QĐ-NHNN ngày 23/03/2009

26/11/2009, điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá xuống + 3%, Quyết định số 2666/QĐ-NHNN ngày 25/11/2009

2010

10/02/2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá từ 17.941VND/ USD lên

18.544 VND/ USD (phá giá VND 3,4%). 18/08/2010, NHNN điều chỉnh tỷ giá từ 18.544 VND/ USD lên mức 18.932 VND/USD (phá giá VND 2,1%)

2011

11/02/2011, điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá xuống +1%, Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11/02/2011 và Thông báo

Số 74/TB-NHNN. NHNN điều chỉnh tỷ giá từ 18.932 VND/ USD lên mức 20.693 VND/USD (phá giá VND 9,3%)

2012

Biên độ dao động tỷ giá +1%,

Tỷ giá BQLNH được ổn định ở mức 20.828 VND/USD

2013

Biên độ dao động tỷ giá +1%

27/06/2013, NHNN điều chỉnh tỷ giá BQLNH từ mức 20.828 VND/USD lên 21.036 VND/USD (tăng 1%)

2014

Biên độ dao động tỷ giá +1%

Điều chỉnh tỷ giá BQLNH từ mức 21.036 VND/USD lên 21.246 VND/USD

2015

7/01/2015 Điều chỉnh tỷ giá BQLNH từ mức 21.246 VND/USD lên mức 21.458 VND/USD (tăng 1%)

07/05/2015 Điều chỉnh tỷ giá BQLNH từ mức 21.458 VND/USD lên mức 21.673 VND/USD (tăng 1%)

12/08/2015, biên độ dao động tỷ giá + 2,0% (Quyết định 1595/QĐ-NHNN (11/8/2015), điều chỉnh tỷ giá từ 21.248 VND/USD lên mức 21.673 VND/USD.

19/08/2015, biên độ dao động tỷ giá +3,0% (Quyết định 1636/QĐ-NHNN (18/08/2015), điều chỉnh tỷ giá từ 21.673 VND/USD lên mức 21.890 VND/USD

2016

đến 2019

Không điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá, hàng ngày NHNN

công bố tỷ giá trung tâm. Quyết định số 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015.

2.

Trực tiếp

mua bán

ngoại tệ

trên thị

2007

NHNN mua vào khoảng 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối

2008

NHNN mua vào năm 2008 khoảng 410 triệu USD để tăng dự trữ

ngoại hối (DTNH)

2009

NHNN bán ra năm 2009, mức dự trữ giảm khoảng 7,41 tỷ USD

CÔNG CỤ

NĂM

NỘI DUNG


trường ngoại tệ/ thị trường ngoại hối

(thay đổi

quy mô quỹ dự trữ ngoại hối)

2010

Cam kết sẵn sàng bơm ngoại tệ cho nền kinh tế, và cung ứng đủ ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được. NHNN bán ra năm 2009, mức dự trữ giảm

khoảng 3,98 tỷ USD

2011

NHNN mua vào năm 2011 khoảng 1,072 tỷ USD để tăng DTNH

2012

NHNN mua ròng 2012 khoảng 12 tỷ USD để tăng DTNH

2013

NHNN mua vào năm 2013 khoảng 320 triệu USD để tăng

DTNH

2014

NHNN mua vào năm 2014 khoảng 8,3 tỷ USD để tăng DTNH

2015

NHNN mua vào năm 2015 khoảng 5,8 tỷ USD để tăng DTNH

2016

NHNN mua vào năm 2016 khoảng 8,3 tỷ USD để tăng DTNH

2017

NHNN mua vào năm 2017 khoảng 11 tỷ USD để tăng DTNH

2018

NHNN mua vào năm 2018 khoảng 6 tỷ USD để tăng DTNH

2019

NHNN mua vào năm 2019 khoảng 20 tỷ USD để tăng DTNH

2020

NHNN mua vào năm 2020 khoảng 12 tỷ USD để tăng DTNH


3.


Kiểm soát tín dụng ngoại tệ


2008

TCTD được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn: thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; để trả nợ nước ngoài trước hạn theo quy định; để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN ngày

10/04/2008)


2009

Để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu; trường hợp cho vay bằng ngoại tệ

đẻ xử dụng trong nước, thì khách hàng phải bán số ngoại tệ vay đó cho tổ chức tín dụng cho vay (Thông tư 25/2009/TT-NHNN)

2010

Tháng 6, NHNN đưa ra yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ, hạn chế cấp ngoại tệ dùng để nhập khẩu.


2011

- Thắt chặt tín dụng ngoại tệ và tín dụng bảo đảm bằng vàng; thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước; khuyến khích chuyển quan hệ huy động (vay mượn) sang quan hệ mua bán

ngoại tệ (Thông tư số 07/2011/ TT- NHNN ngày 24/03/2011).


2012

- Thu hẹp và siết chặt hơn các khoản vay bằng ngoại tệ trong nước theo hướng dẫn quy định điều kiện chặt chẽ hơn đói với khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay, khách hàng là người cư trú vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền hàng nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ. Các khoản vay ngoại tệ khác do NHNN quyết định (Thông tư 03/2012/TT –NHNN ngày 08/03/2012)

- Hỗ trợ nhóm doanh nghiệp vay ngoại tệ dùng vốn để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu bằng cách tiếp tục được nới thời hạn thêm một năm đến hết 31/12/2013. Các NHTM phải báo các cụ thể về nguồn vốn cho vay (Thông tư 37/2012/TT – NHNN ngày 28/12/2012)

2013

- Giữ nguyên quy định đối với 4 đối tượng vay vốn bằng ngoại tệ

TT

CÔNG CỤ

NĂM

NỘI DUNG




nhưng gia hạn cho vay thêm một năm so với quy định cũ (thực hiện đến hết 31/12/2014).

- NHNN kiểm soát chặt hơn việc cho vay bằng ngoại tệ bang cách yêu cầu các NHTM phải báo cáo cụ thể về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguồn trả nợ vay của khách.

- Các NHTM phải báo cáo cụ thể về nguồn vốn bằng ngoại tệ để thực hiện cho vay, đồng thời cam kết và đảm bảo cân đối được nguồn vốn bằng ngoại tệ phù hợp với thời hạn và mức vốn cho vay (Thông tư 29/2013/TT – NHNN ngày 06/12/2013).


2014

- Quy định cụ thể hơn trình tự xem xét chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ thuộc lĩnh vực ưu tiên.

- Hai nhóm đối tượng: doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ và doanh nghiệp vay ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay (đối tượng 3 và 4) gia hạn thời gian tới 31/12/2015

(Thông tư 43/2014/TT –NHNN ngày 25/12/2014).


2015

Các NHTM chấm dứt cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ rồi chuyển thành VND để mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh (nhóm đối tượng thứ tư được xác định là không có nhu cầu ngoại tệ thực mà chỉ vay để hưởng chênh lệch lãi suất

ngắn hạn (Thông tư 24/2015/TT –NHNN ngày 08/12/2015).

Nhóm công cụ gián tiếp

1.

Điều chỉnh lãi suất chiết khấu

2007

Không điều chỉnh

2008

Lãi suất chiết khấu được điểu chỉnh 6 lần 2008 tăng mạnh từ mức 6%/năm của tháng 1 đến 12%/năm tại tháng 10, sau đó liên

tục điều chỉnh giảm xuống dần mức 7,5% tại giữa tháng 12.

2009

Lãi suất chiết khấu được điều chỉnh 3 lần 2009, quanh mức

6%/năm

2010

Lãi suất chiếu khấu được điều chỉnh 1 lần vào tháng 10/2010, lên

mức 7%/năm

2011

Lãi suất chiếu khấu được điều chỉnh 2 lần, đến tháng 4 đã tăng

6% so với mức quy định 7% quy định năm 2010 (lên 13%)

2012

Lãi suất chiếu khấu được điều chỉnh 6 lần 2012 giảm từ

13%/năm xuống còn 7%/năm

2013

Lãi suất chiếu khấu được điều chỉnh 2 lần 2013 giảm dần xuống

mức 6% và 5%/năm

2014

Lãi suất chiếu khấu được điều chỉnh 1 lần 2014, giảm 0,5%

xuống mức 4,5%/năm

2015

Từ đầu 2015 đến hết quý I/2016, chưa có thông báo điều chỉnh



2020

Trước 17/3/2020 là 4%, Quyết định số 1870/QĐ-NHNN, ngày 12/09/2020

17/03/2020 là 3,5%, Quyết định số 418/QĐ-NHNN, ngày 16/03/2020

TT

CÔNG CỤ

NĂM

NỘI DUNG




13/05/2020 là 3%, Quyết định số 918/QĐ-NHNN, ngày 12/05/2020

01/10/2020 là 2,5%, Quyết định số 1728/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2020

2.

Thay đổi trạng thái ngoại tệ

của các TCTD

2012

Thu hẹp trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng từ ±30% xuống

±20% vốn tự có (Thông tư số 07/2012/TT- NHNN ngày 20/03/2012 về quy định trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3.

Siết chặt quản lý thị trường vàng


2009

- Chính phủ đã chính thức cấm và chấm dứt mọi hoạt động của các sàn vàng, hoạt đọng kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài (Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009)

2011

- Đánh thuế suất 10% đối với hoạt động xuất khẩu vàng kể từ

ngày 1/01/2011.

2012

- Đổi mới căn bản về hoạt động quản lý kinh doanh và vàng miếng, thống nhất quy về NHNN- là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. Hoạt động mua, bán vàng miếng của cả tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp được NHNN cấp phép kinh doanh mua bán vàng.

- NHNN từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thị trường vàng (Nghị định 24/2012/NĐ –CP ngày 03/04/2012); chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng từ 25/11/2012, các TCTD đều chấm dứt huy động vàng theo quy định của NHNN.

2013

Sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản không được phép

hoạt động. Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng.

4.

Các công

cụ hành chính khác

2008

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD là 9% trên

tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (Quyết định Số: 2951/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008).

2009

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD là 7% trên

tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (Quyết định Số: 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009)

2010

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (Quyết định Số: 74/QĐ- NHNN ngày 18/01/2010

Giới hạn lãi suất tiền gửi USD của các tổ chức tại các tổ chức tín dụng tối đa 1% từ 11/02/2010

2011

- Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng với khách hàng (Thông tư 07/2011/TT- NHNN ngày 24/03/2011)

- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTC (NHNN tiếp tục ban hành Quyết định số 750/QĐ-NHNN ngày 09/04/2011), quy định giảm mức lãi suất huy động bằng đôla Mỹ không quá 2%/năm (ban hành Thông tư số 09/2011/TT- NHNN)

- NHNN ban hành Thông tư số 13/2011/TT- NHNN về việc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng được phép để phục vụ nhu cầu sử

TT

CÔNG CỤ

NĂM

NỘI DUNG




dụng ngoại tệ hợp pháp.

- Điều chỉnh Thông tư 13 nâng hệ số rủi ro đối với tài sản có bằng ngoại tệ của TCTD từ 20% lên 50% và 250% đối với khoản vay bảo đảm bằng vàng…

2012

- Kiểm soát thị trường ngoại hối tự do

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về các giải pháp điểu hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Trấn an tâm lý dân chúng bằng cách cam kết mức điều chỉnh TGHĐ ở mức thấp.

- Quy định hành chính nhằm tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống TCTD

2013

- Kiểm soát thị trường ngoại hối tự do

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về các giải pháp điểu hành CSTT và hoạt động ngân hàng.

- Trấn an tâm lý dân chúng bằng cách cam kết mức điều chỉnh tỷ giá ở mức thấp.

2014

- Kiểm soát thị trường ngoại hối tự do

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về các giải pháp điểu hành CSTT và hoạt động ngân hàng.

- Trấn an tâm lý dân chúng bằng cách cam kết mức điều chỉnh tỷ giá ở mức thấp.

2015

- NHNN hạ lãi suất tiền gửi USD của cá nhân xuống 0% (Quyết định số 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015)

- Chấm dứt cho các doanh nghiệp mua ngoại tệ giao ngay nếu chưa có nhu cầu thanh toán ngay (trong vòng 2 ngày); khi mua bán ngoại tệ ký hạn, kỳ hạn tối đa được xác định là 365 ngày tối thiểu là 3 ngày; tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD trong giao dịch kỳ hạn được quy định sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch (Thông tư 15/2015/TT-NHNN ngày 02/10/2015).

- Yêu cầu TCTD báo cáo về trạng thái ngoại hối.

- Trấn an tâm lý dân chúng bằng cách cam kết mức điều chỉnh tỷ giá ở mức thấp.

- Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, Thông tư số 16/2015TT/NHNN, ngày 19/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2013 ngày 26/12/2013 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;

Thông tư số 03/2019/TT-NHNN ngày 29/03/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013: Bổ sung điểm c vào khoản 16 Điều 4, văn bản hợp nhất số 14/VBHN-NHNN, ngày 4/4/2019 của Thống đốc NHNN

hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.

TT

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước và tác giả tổng hợp

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí