Biến Động Lãi Suất Và Tỷ Giá Hối Đoái , 2008 -2013

Đơn vị: VND


Hình 3 2 Diễn biến tỷ giá VND USD 2013 2015 Nguồn Phạm Thị Hoàng Anh và các 1

Hình 3.2. Diễn biến tỷ giá VND/USD, 2013 - 2015

Nguồn: Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự (2015)

Để ổn định tâm lý, khôi phục sự bình ổn cho thị trường vàng và thị trường ngoại hối, NHNN đã kịp thời triển khai các nhóm giải pháp bao gồm: i) Giải pháp thông tin truyền thông như kịp thời công bố thông tin về thị trường vàng, thị trường ngoại hối và các chính sách của NHNN, đặc biệt là các nội dung mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng tại Nghị định 95/NĐ-CP; ii) Can thiệp, bình ổn thị trường thông qua việc cấp phép cho các công ty kinh doanh vàng và một số NHTM được phép nhập khẩu vàng và bán một phần số vàng huy động, giữ hộ tồn quỹ để can thiệp thị trường vàng, bán hỗ trợ ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu, điện và các nhu cầu đột xuất cấp bách khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ-CP và iii) Thực hiện giải pháp trọng tâm là điều hành tỷ giá BQLNH linh hoạt nhưng theo hướng tương đối ổn định, chủ động công bố mức tăng tối đa không quá 1% trong các tháng cuối năm, đồng thời điều hành thị trường ngoại tệ liên ngân hàng linh hoạt thông qua việc chỉ đạo tăng cường bán ngoại tệ ra thị trường tại tỷ giá trần và can thiệp hỗ trợ trạng thái với liều lượng hợp lý. Trong thời gian này, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành tương đối chặt chẽ (hình 3.2).

Sau khi NHNN thực hiện các giải pháp can thiệp, bình ổn thị trường, thị trường ngoại hối đã có một số chuyển biến tích cực: thị trường ngoại tệ tự do hầu như không còn hoạt động, các TCTD nhìn chung đã chấp hành các quy định về mua bán ngoại tệ, tâm lý thị trường ổn định hơn, các nhu cầu ngoại tệ cấp thiết đã được đảm bảo, một số nhu cầu ngoại tệ thanh toán nhập khẩu xăng dầu đã được doanh nghiệp tự cân

đối, thị trường ngoại tệ trong các tháng cuối năm tương đối ổn định hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Năm 2012: Thị trường ngoại hối tương đối ổn định

Thị trường ngoại hối diễn biến ổn định, cung cầu ngoại tệ tương đối cân bằng, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống tốt, tỷ giá BQLNH được duy trì ở mức 20.828 VND/USD. Tỷ giá giao dịch của các NHTM diễn biến linh hoạt trong biên độ cho phép và xoay quanh tỷ giá mua vào của NHNN, có thời điểm tỷ giá bán của NHTM ở dưới mức tỷ giá BQLNH. Mức độ biến động của tỷ giá cũng như sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do đã được thu hẹp đáng kể, không còn áp lực giảm giá VND như các năm trước đây. Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm mạnh. Các TCTD có xu hướng mua ròng ngoại tệ từ khách hàng và nhà đầu tư gián tiếp. Ngân hàng Nhà nước mua được một lượng ngoại tệ lớn bổ sung dự trữ ngoại hối (DTNH).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Trong năm 2012, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỷ giá trong biên độ tăng không quá 2-3%/năm và hạn chế tình trạng đô la hóa. Nửa đầu năm 2012, tỷ giá VND/USD tăng nhẹ. Đây là một hiện tượng ngược lại với diễn biến tỷ giá trong những năm trước (2008 - 2011) khi mà tỷ giá luôn biến động theo chiều hướng tăng dần từ đầu năm đến cuối năm. Từ ngày 13/02/2012, tỷ giá mua vào của NHNN cao hơn các NHTM nhằm tạo điều kiện tăng DTNH quốc gia. Tháng 8/2012, TGHĐ trên thị trường tự do tăng nhẹ nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm đứng ở mức 20.850-20.870 VND/USD. Tính chung cả năm 2012, TGHĐ giảm 0,8%; tỷ giá BQLNH được duy trì như một đường kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011 đến hết năm 2012.

Diễn biến tích cực trên là kết quả của một loạt các giải pháp đồng bộ, chủ động của NHNN trong công tác điều hành tỷ giá như: i) Ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN tuyên bố về việc duy trì ổn định tỷ giá với mức biến động không quá 2 - 3% trong năm 2012; ii) NHNN đã thực hiện các biện pháp về thông tin, truyền thông để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các giải pháp điều hành của NHNN; iii) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động kinh doanh vàng; iv) và thu hẹp trạng thái ngoại tệ của các TCTD từ

+30% xuống còn +20% theo Thông tư 07/2012/TT-NHNN.

Đơn vị: % (cột trái), VND (cột phải)

Hình 3 3 Biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái 2008 2013 Nguồn Ngân hàng 2

Hình 3.3. Biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái, 2008 -2013

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Năm 2013: thị trường ngoại hối không có nhiều biến động, có một phần ba thời

gian trong năm tỷ giá tăng nhẹ dưới mức 1% (trừ tháng 8 tăng 2,1%), còn lại TGHĐ trung bình tháng trên cả thị tường chính thức và tự do đều tăng hoặc giảm dưới 0,2% so với tháng trước. Tại một số giai đoạn TGHĐ tăng mạnh, tuy nhiên ổn định trở lại sau các biện pháp bình ổn thị trường của NHNN. Tỷ giá giao dịch của các NHTM nhìn chung diễn biến linh hoạt trong biên độ cho phép và xoay quanh tỷ giá mua vào của NHNN. Ngân hàng Nhà nước đã mua được một lượng ngoại tệ lớn bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước. Nhu cầu mua, bán ngoại tệ hợp pháp của doanh nghiệp và người dân được các tổ chức tín dụng (TCTD) đáp ứng đầy đủ. Xu hướng người dân chuyển dịch từ gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ sang gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì, tâm lý găm giữ ngoại tệ đã giảm đáng kể, tình trạng đô la hóa được đẩy lùi một bước.

Thành công trong việc ổn định TGHĐ và thị trường ngoại hối năm 2013 đạt được là nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của NHNN như: i) Thống đốc NHNN tiếp tục tuyên bố về việc duy trì ổn định TGHĐ trong từng thời kỳ với mức biến động không quá 2 - 3% trong năm 2013; ii) Chủ động, tích cực, kịp thời hơn trong công tác truyền thông về định hướng điều hành tỷ giá của NHNN; iii) Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt tỷ giá mua bán và hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN nhằm ổn định thị trường và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước; iv) Phối hợp chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá với điều hành lãi suất và điều tiết thanh khoản VND của các tổ chức tín dụng; v) Kết hợp hài hòa các giải pháp thị trường với các biện pháp hành chính như tiếp tục kiểm soát việc cho vay ngoại tệ trong nước theo chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa và kiểm soát chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ trái phép

thông qua việc phối hợp cùng các cơ quan chức năng và chỉ đạo NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý ngoại hối, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và yêu cầu các TCTD chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối, đặc biệt là quy định về tỷ giá và giao dịch hối đoái; vi) Tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng, nhờ đó thị trường vàng tương đối ổn định, không còn các cơn sốt vàng, giảm thiểu hiện tượng thu gom ngoại tệ để nhập vàng, qua đó hạn chế tác động bất lợi đến thị trường ngoại tệ, là điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho việc ổn định TGHĐ.

Vào những tháng đầu năm 2014, TGHĐ biến động không nhiều. Tháng 9/2014, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp là nếu NHNN điều chỉnh TGHĐ thì từ ngày 7/09/2014 đến cuối năm 2014 tỷ giá sẽ không giảm quá 1% và thực tế NHNN đã giữ đúng cam kết này.

Các chính sách đưa ra đã phát huy được hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá BQLNH trong thời gian dài ở mức 20.803 VND/USD trong suốt tháng 11/2014. Ngày 14/12/2014 mới điều chỉnh tăng lên 20.813 VND/USD. Giữa tháng 12/2014, tỷ giá ở thị trường tự do giảm đáng kể so với cuối tháng 11; mức dao động phổ biến trong khoảng từ 21.150 - 21.300 VND/USD; ở thị trường chính thức dao động phổ biến từ

21.005 - 21.036 VND/USD.

Ngay từ đầu năm 2015, NHNN đưa ra cam kết điều hành tỷ giá không quá 2%. Ngày 7/01/2015, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá BQLNH từ 21.246 VND/USD lên mức

21.458 VND/USD trước áp lực tăng nhu cầu nguồn USD và tình trạng tỷ giá tăng kịch trần trên thị trường. Tỷ giá hối đoái sau đó giảm, tạo điều kiện cho NHNN mua vào số lượng lớn ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại hối.

Mục tiêu điều hành CSTT năm 2015 là ―chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra (dưới 5%), ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (6,2%)…; ổn định mức tỷ giá (mức điều chỉnh không quá 2%), ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng‖.1

Đầu tháng 3/2015, VND đã lên giá với hầu hết các đồng tiền trong ASEAN. So với đầu năm 2013, VND lên giá 25% so với JPY, 20% so với EUR, trong khi VND giảm so với USD là 2,35% và giảm giá so với RMB 2,66% (Hình 3.4). Sự lên giá danh nghĩa của VND so với nhiều ngoại tệ chủ yếu là do các ngoại tệ đó giảm giá khá mạnh với USD và thặng dư thương mại gia tăng giữa Việt Nam và các đối tác đó.


1 Báo cáo thường niên của NHNN năm 2015.

Đơn vị: %

Hình 3 4 Tỷ giá VND so với một số đồng tiền chủ chốt 2013 2015 Nguồn Phạm 3

Hình 3.4. Tỷ giá VND so với một số đồng tiền chủ chốt, 2013-2015

Nguồn: Phạm Thị Hoàng Anh và các cộng sự (2015)


Ngày 07/05/2015, NHNN điều chỉnh tỷ giá BQLNH tăng 1% lên 21.673 VND/USD. Sau đó, TGHĐ trên thị trường vẫn tiếp tục tăng và sát với giới hạn trần mới. Từ đầu tháng 8/2015, Trung Quốc bất ngờ phá giá RMB với quy mô và tần suất lớn kéo theo sự biến động của một số đồng tiền Châu Á chủ chốt khác đồng thời chỉ số giá hàng hóa quốc tế sụt giảm gây tác động bất lợi tới kinh tế Việt Nam. Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ tình hình nói trên và đón đầu khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, NHNN đã chủ động tăng thêm 1% tỷ giá BQLNH vào ngày 19/08/2015 và tăng biên độ từ ±1% lên ±2% vào ngày 12/08/2015) và lên ±3% (ngày 19/08/2015), giúp tỷ giá có dư địa đủ lớn và linh hoạt. Sau đó, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định và cách xa mức trần quy định.

Tuy nhiên, sự biến động liên tục của thị trường tài chính quốc tế đã tạo sức ép cho TGHĐ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động đưa ra biện pháp điều chỉnh giảm lãi suất USD để tăng tính hấp dẫn của VND. Ngày 02/10/2015, NHNN ban hành Thông tư số 15/2015/TT-NHNN khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro tỷ giá thông qua sử dụng công cụ phái sinh thay vì mua trước ngoại tệ trên tài khoản, tăng cường khung pháp lý về hạn chế việc sử dụng ngoại tệ. Kết quả là TGHĐ thị trường thấp hơn mức TGHĐ bán của NHNN, các TCTD tự cân đối được ngoại tệ, tín dụng ngoại tệ có xu hướng giảm dần. Ngày 21/12/2015, tín dụng ngoại tệ giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, trong năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng TGHĐ 3% và nới biên độ

thêm 2%. Ngày 24/12/2015, tỷ giá bán là 22.547 VND/USD, VND đã chính thức mất giá 5,34% so với đầu năm và vượt 3,34% so với mục tiêu đề ra (mục tiêu NHNN đưa ra đầu năm 2015 là tỷ giá sẽ mất giá không quá 2%). Với việc điều hành tỷ giá một cách linh hoạt kết hợp với hoạt động truyền thông về định hướng CSTT và các biện pháp được NHNN sử dụng để can thiệp bình ổn làm cho TTNH đã nhanh chóng ổn định trở lại, thanh khoản thị trường cải thiện dần.

3.3.4. Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách để đạt được những thành tựu rất quan trọng và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Đặc biệt năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu kép là cả nước vừa tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 đạt khá cao, bình quân đạt 5,99%/năm [100]1, không đạt mục tiêu tăng trưởng kế hoạch (6,5-7%/năm). Đặc biệt, năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam là

2,91% - mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2010-2020, nhưng lại là mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Việt Nam duy trì tăng trưởng vượt trội so với các nước ASEN-4 trong cả giai đoạn 2010- 2020 (Hình 3.5).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định trong khoảng 2-4%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống 3,23% năm 20202.

Thị trường xuất khẩu được mở rộng; nhiều doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam đã xuất siêu liên tục trong giai đoạn 2016-2020 (riêng năm 2020 thặng dư 19,1 tỷ USD). Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư; dự trữ ngoại hối tăng từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên trên 90 tỷ USD vào năm 2020 (NHNN, 2020).



1 Tổng cục Thống kê (2021), Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020, Nhà xuất bản Thống kê, tr25.

2https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/12/baocao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-

2020. Truy cập 10/01/2021.

Đơn vị: %


10


5


0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

-5


-10

Việt Nam

Philippines

Indonesia

Thái Lan

Malaysia

Hình 3.5. Tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước ASEAN-4, 2010-2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới tháng 1/2021 Bội chi ngân sách nhà nước giảm từ mức bình quân 5,4% GDP giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn 3,5% GDP giai đoạn 2016 – 2019. Năm 2020, tỷ lệ thâm hụt ngân sách ước khoảng 4,2% GDP; Tỷ lệ nợ công khoảng 56,8% GDP, nhưng vẫn giữ được

ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia1.

Giai đoạn 2016-2020, chính sách tiền tệ và cơ chế đều hành tỷ giá hối đoái tiếp tục được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối (TTNH) và không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Trong giai đoạn 2018-2020, mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát ở mức 4%.

Diễn biến tỷ giá hối đoái giai đoạn 2016-2020

Theo Nghị định 70/2014/NĐ-CP ngày 17/07/2014, NHNN công bố cơ chế TGHĐ của Việt Nam là thả nổi có quản lý, nhưng thực tế cho thấy cơ chế TGHĐ của Việt Nam trước năm 2016 là cơ chế TGHĐ cố định, neo vào đồng USD và với biên độ được điều chỉnh phù hợp theo từng thời kỳ (điều chỉnh theo hướng tăng lên). TGHĐ giao dịch của các NHTM được xác định trong biên độ nhất định so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) do NHNN công bố hàng ngày. Thêm vào đó, từ quý IV năm 2011 đến hết năm 2015, NHNN công bố mức TGHĐ tối đa dự kiến điều chỉnh trong năm. Đến năm 2016, thực hiện theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN ngày 31/12/2015 (có hiệu lực từ ngày 04/01/2016) về việc công bố tỷ giá trung tâm (TGTT)


1 https://nhandan.com.vn/nhan-dinh/vi-the-va-co-do-kinh-te-viet-nam-631311/. Truy cập ngày 12/01/2021.

của VND so với USD, tỷ giá tính chéo của VND và các ngoại tệ khác, tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở sau: Thứ nhất, diễn biến của tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày hôm trước; Thứ hai, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam (NHNN sử dụng 8 đồng tiền, bao gồm USD, EUR, RMB, THB, JPY, SGD, KRW, TWD); Thứ ba, diễn biến các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu CSTT. Theo cơ chế tỷ giá mới này, NHNN điều hành TGHĐ theo hướng linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu hội nhập quốc tế.

Một minh chứng cho thấy ưu điểm rất rò của cơ chế điều hành TGHĐ mới đó là: trong những ngày đầu năm 2016, Trung Quốc phá giá đồng RMB, đồng RMB mất hơn 1,52% so với USD (mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua) đã vượt ngoài dự kiến của các nhà đầu tư; thị trường chứng khoán Trung Quốc phải chứng kiến sự giảm giá của một loạt cổ phiếu và trong 1 tuần phải đóng cửa giao dịch 2 ngày (ngày 04/01 và ngày 07/01/2016). Trước những diễn biến bất thường này của thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán Trung Quốc thì thị trường ngoại hối (TTNH) Việt Nam vẫn diễn biến bình thường, TGTT tăng nhẹ, tỷ giá công bố của Vietcombank và tỷ giá của thị trường tự do thậm chí còn giảm. Điều này chứng tỏ từ khi NHNN điều hành TGHĐ theo cơ chế mới yếu tố đầu cơ trong nước đã giảm, nhà đầu tư bán ra ngoại tệ khiến cho thị trường ngoại tệ tăng cung, làm cho TGHĐ giảm.

Trong suốt nửa đầu năm 2016, tỷ giá trung tâm của Việt Nam gần như không có biến động nhiều, mặc dù đồng USD bị giảm giá trị so với nhiều ngoại tệ chủ chốt khác. Ngược lại, vào nửa cuối năm 2016, trước các sự kiện như: Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit), cuộc bầu cử tại Mỹ, những thay đổi về chính sách (những quy định về việc hạn chế cho vay ngoại tệ với một số doanh nghiệp…), tỷ giá hối đoái đã có những biến động ngoài mong muốn. Đặc biệt, chỉ trong buổi sáng ngày 24/06/2016, khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ở Anh về việc có hay không cuộc Brexit thì tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 60 VND. Ngân hàng Nhà nước đã can thiệp bằng cách phát hành liên tiếp 5000 tỷ đồng tín phiếu 2 lần (trong ngày 24 và 27/6/2016) nhằm đẩy lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng lên cao, đưa thị trường vào thế bình ổn và góp phần duy trì tỷ giá ở ngưỡng cho phép. Tiếp đó, ở thời điểm bầu cử ở Mỹ, việc ông Donald Trump đắc cử, cùng với việc Fed tăng lãi suất ngày 15/12/2016 lên 0,5 – 0,75% kèm theo định hướng lộ trình tăng lãi suất mạnh hơn kỳ vọng trong năm 2017 của Ủy ban Nghiệp vụ Thị trường mở (Federal Open Market Committee – FOMC) đã làm đồng USD tăng giá đáng kể trên thị trường thế giới, kết hợp với yếu tố mùa vụ về

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí