Tài Sản Và Nguồn Vốn Của Tđ Thép Nhật Bản 2014-2020 (Triệu ¥)

Bảng 1.2. Tài sản và Nguồn vốn của TĐ Thép Nhật Bản 2014-2020 (triệu ¥)


Chỉ tiêu

FY2014

FY2015

FY2016

FY2017

FY2018

FY2019

FY2020

I.TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN

Tổng tài sản


7,082,288


7,157,929


7,261,923


7,756,134


8,049,528


7,444,965


7,573,946

TSNH


2,273,371


2,333,813


2,244,436


2,532,977


2,859,211


2,784,974


2,672,686

%TSNH

32.10%

32.60%

30.91%

32.66%

35.52%

37.41%

35.29%

Tiền mặt


105,303


113,822


88,111


142,869


163,176


289,459


359,465

% Tiền mặt

4.63%

4.88%

3.93%

5.64%

5.71%

10.39%

13.45%

Nợ phải thu


589,802


615,429


624,089


832,040


968,333


826,696


805,306

% Nợ phải thu

25.94%

26.37%

27.81%

32.85%

33.87%

29.68%

30.13%

HTK


1,225,014


1,254,203


1,215,649


1,399,821


1,567,116


1,532,181


1,349,355

% HTK

53.89%

53.74%

54.16%

55.26%

54.81%

55.02%

50.49%

TSDH


4,808,917


4,824,115


5,017,487


5,223,157


5,190,316


4,659,990


4,901,260

%TSDH

67.90%

67.40%

69.09%

67.34%

64.48%

62.59%

64.71%

II. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Nguồn vốn 7,082,288 7,157,929 7,261,923 7,756,134 8,049,528 7,444,965 7,573,946

Nợ phải trả


3,844,293


3,610,870


3,970,908


4,231,238


4,442,160


4,448,333


4,442,559

%NPT

54.28%

50.45%

54.68%

54.55%

55.19%

59.75%

58.66%

Nợ NH


1,811,137


1,689,797


1,955,134


2,160,194


2,200,538


1,895,192


1,771,331

% NNH

47.11%

46.80%

49.24%

51.05%

49.54%

42.60%

39.87%

Vay NH


508,635


409,394


459,884


505,384


515,355


376,900


308,985

% Vay NH

28.08%

24.23%

23.52%

23.40%

23.42%

19.89%

17.44%

Nợ dài hạn


2,033,155


1,921,073


2,015,774


2,071,043


2,241,622


2,553,141


2,671,228

% NDH

52.89%

53.20%

50.76%

48.95%

50.46%

57.40%

60.13%

Vay dài hạn


1,313,248


1,169,840


1,360,025


1,652,371


1,853,876


2,111,841


2,250,246

% Vay DH

64.59%

60.90%

67.47%

79.78%

82.70%

82.72%

84.24%

VCSH


3,237,995


3,547,059


3,291,015


3,524,896


3,607,367


2,996,631


3,131,387

% VCSH

45.72%

49.55%

45.32%

45.45%

44.81%

40.25%

41.34%

Vốn cổ phần


419,524


419,524


419,524


419,524


419,254


419,524


419,524

% VCP

12.96%

11.83%

12.75%

11.90%

11.62%

14.00%

13.40%

LNĐL


1,652,054


1,752,210


1,949,960


2,141,658


2,300,175


1,870,948


1,910,333

% LNĐL

51.02%

49.40%

59.25%

60.76%

63.76%

62.44%

61.01%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam - 10

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC hợp nhất của Nippon Steel)


Về nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của TĐ, quy mô nguồn vốn có sự gia tăng liên tục trong giai đoạn 2014-2018, sau đó sụt giảm vào FY2019 và tăng nhẹ trở lại vào FY2020. TĐ có xu hướng sử dụng nhiều nợ phải trả, tỷ trọng nợ phải trả tăng liên tục sau năm 2018. Nợ vay phải trả lãi tăng mạnh, đặc biệt là khoản nợ vay dài hạn. Nợ vay dài

hạn tăng liên tục từ năm 2018 đến 2020 với tốc độ tăng bình quân 10,2%. Trái lại, nợ ngắn hạn (NNH) và vay ngắn hạn đều giảm. Nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty tăng mạnh vào FY2019 và FY2020 do nợ dài hạn tăng mạnh. Công ty luôn duy trì mô hình tài trợ an toàn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn và nhu cầu tài trợ VLĐ, song tỷ trọng NNH trong tổng tài sản ngắn hạn luôn ở mức 70%. Tỷ trọng nguồn vốn nội sinh (NVNS) chiếm khoản 23% đến 28% tổng tài sản. Sự giảm sút vào năm 2019 và 2020 so với mức 28.58% của năm 2018 là do khoản lỗ lợi nhuận sau thuế trong hai năm này làm sụt giảm phần lợi nhuận để lại của TĐ.

Bảng 1.3. Mô hình tài trợ của Tập đoàn thép Nhật Bản


Chỉ tiêu

FY2014

FY2015

FY2016

FY2017

FY2018

FY2019

FY2020


KNTT HT

1.26


1.38


1.15


1.17


1.30


1.47


1.51


KNTT nhanh

0.68


0.64


0.53


0.52


0.59


0.66


0.75

KNTT tức thời

0.21


0.07


0.05


0.07


0.07


0.15


0.20

KNTT lãi vay (*)

13.82


8.42


6.34


9.37


9.71


1.13


3.79


% NNH

25.57%

23.61%

26.92%

27.85%

27.34%

25.46%

23.39%


% NVNS

23.33%

24.48%

26.85%

27.61%

28.58%

25.13%

25.22%


NWC (tr ¥)


462,234


644,016


289,302


372,783


658,673


889,782


901,355

Nợ vay ngân hàng


1,976,500


2,008,200


2,104,800


2,157,700


2,369,200


2,488,700


2,559,200

% nợ vay NH

51.41%

55.62%

53.01%

50.99%

53.33%

55.95%

51.41%

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC hợp nhất của Nippon Steel)

(*) Khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng cách lấy Operating Income / Lãi vay. Operating Income = Doanh thu thuần BH&CCDV – GVHB-Chi phí BH – Chi phí QLDN Trong báo cáo quản trị, HĐQT và Ban TGĐ của Tập đoàn đã lý giải lý do dẫn đến những thay đổi về con số tài chính của Tập đoàn. Theo đó, rủi ro kinh doanh và định hướng chiến lược kinh doanh của TĐ có tác động đến cách thức tài trợ và huy động vốn của công

ty. Điều này được thể hiện ở ba điểm chính sau:

Thứ nhất, cầu và giá thép liên tục biến động từ nửa cuối năm 2018 đến nay do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hành vi đầu cơ thép của các nhà sản xuất Trung Quốc, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 gây ra những tổn thất rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thép. Công ty đã thu hẹp quy mô tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong hai năm 2019 & 2020 song vẫn tiếp tục duy trì một lượng lớn HTK do dự báo phục hồi và tăng trưởng của ngành thép trong tương lai gần.

Thứ hai, công ty gia tăng vay nợ dài hạn từ cuối năm FY2018 nhằm đảm bảo nguồn vốn cho chiến lược đầu tư dài hạn nâng cao sức cạnh tranh của các nhà máy tại Nhật Bản để củng cố chiến lược toàn cầu. Công ty cần gia tăng đầu tư vào dây chuyền thiết bị hiện

đại dẫn đầu và mở rộng năng lực cung ứng những sản phẩm chiến lược, giảm bớt chi phí bằng cách tập trung vào những sản phẩm gia tăng giá trị cao cho TĐ. Công ty đặc biệt chú trọng đến công nghệ hiện đại với mục tiêu trở thành tập đoàn dẫn đầu thế giới về công nghệ và chất lượng. Vào năm FY2020, công ty đã mở rộng thiết bị sản xuất thép tấm điện tại nhà máy Setouchi khu vực Hirohata nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm cao cấp. Trong năm FY2020, công ty cũng quyết định thành lập một lò hồ quang mới tại AM/NS LLC, một liên doanh với ArcelorMittal ở Mỹ nhằm nâng cao sản xuất và cung ứng cuả thép tấm cao cao cấp toàn dây chuyền ở Bắc Mỹ, bao gồm cả những sản phẩm cao cấp. Đồng thời, TĐ cũng tái cấu trúc những mảng kinh doanh khác như bán cổ phần mảng kinh doanh thép tấm cho ô-tô, sắp xếp lại hoạt động kinh doanh thiếc tại Trung Quốc, rút khỏi hoạt động kinh doanh ống thép liền tại Brazil.

Thứ ba, nợ vay ngân hàng, đặc biệt là nợ vay dài hạn chiếm đến trên 50% nợ phải trả của TĐ. Khi phát sinh nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nợ vay dài hạn ngân hàng là nguồn vốn được lựa chọn trước tiên. Điều này phản ánh đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản với vai trò cung cấp vốn chủ đạo của các ngân hàng, đặc biệt trong việc tài trợ vốn cho những tập đoàn công nghiệp lớn. Mặt khác, trong bối cảnh rủi ro của thị trường cổ phiếu và trái phiếu cao, huy động nguồn vốn từ phát hành cổ phần thường và trái phiếu không phải là lựa chọn phù hợp với nền kinh tế giảm phát trong nhiều năm liên tục như Nhật Bản.

Chỉ tiêu

FY2014

FY2015

FY2016

FY2017

FY2018

Lãi vay

25,297

19,920

18,006

24,584

22,445

Nợ vay trả lãi

1,976,500

2,008,200

2,104,800

2,157,700

2,369,200

I

1.28%

0.99%

0.86%

1.14%

0.95%

BEP (*)

4.94%

2.34%

1.57%

2.97%

2.71%

BEP – lãi vay

3.66%

1.35%

0.72%

1.83%

1.76%

D/E

0.66

0.72

0.71

0.69

0.66

ROE

5.92%

2.62%

1.54%

3.12%

3.73%

Bảng 1.4. Đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến ROE của TĐ Thép NB


(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC hợp nhất của Nippon Steel) (*) BEP được tính bằng cách lấy Operating Income / TTS. Operating Income = Doanh thu

thuần BH&CCDV – GVHB-Chi phí BH – Chi phí QLDN

Có thể thấy tác động của cơ cấu nguồn vốn phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh cốt lõi của TĐ. Năm 2018 và năm 2014 hệ số D/E cùng ở mức 0.66 song do năm 2014 chênh lệch giữa BEP và chi phí lãi vay bình quân là 3.66%, ROE của TĐ đạt 5.92%,

cao hơn mức 3.73% của năm 2018. Năm 2015 so với năm 2016, hệ số D/E ở mức 0.7 song do hiệu quả hoạt động năm 2015 tốt hơn, ROE năm 2015 đạt 2.62% cao hơn mức 1.54% của năm 2016.

1.4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn Xi măng Siam Thái Lan

a. Tổng quan về Tập đoàn Siam Thái Lan

Tập đoàn xi măng Siam (The Siam Cement Public Limited Company) được thành lập vào năm 1913 theo sắc lệnh hoàng gia của Vua Rama VI về việc sản xuất xi măng, một loại vật liệu xây dựng chính phục vụ cho các dự án cơ sở hạ tầng vào thời điểm đó, cùng với việc giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Đến nay, trải qua 108 năm hoạt động, Siam đã trở thành một tập đoàn hàng đầu của khu vực ASEAN với ba mảng hoạt động chính gồm Kinh doanh Xi-măng và vật liệu xây dựng, Kinh doanh hoá chất, và Kinh doanh Bao Bì. SIAM là công ty đầu tiên ở ASEAN được đưa vào danh sách chỉ số bền vững Dow Jones (DJSI), chỉ số bền vững để đánh giá hoạt động của những công ty hàng đầu trong hoạt động kinh doanh bền vững, từ năm 2004. Tính đến năm 2021, Siam đã 17 năm liên tiếp nằm trong danh sách này, là tập đoàn xếp hạng vàng và thuộc Top những nhà sản xuất vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới.

Tầm nhìn của Siam là trở thành tập đoàn dẫn đầu trong khu vực, thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại Thái Lan cũng như khu vực ASEAN. Mảng kinh doanh hoá chất đã tham gia hợp tác với khu vực công tư và cộng đồng nhằm thúc đẩy đối tác công tư trong quản lý rác thải và nhựa bền vững; Mảng kinh doanh Xi-măng và vật liệu xây dựng đã thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành xây dựng; Mảng kinh doanh bao bì đã hợp tác với địa phương để phát triển sáng kiến quản lý rác thải cộng đồng. Với mục tiêu đổi mới sáng tạo để kiến tạo cộng đồng phát triển bền vững, Siam không ngừng đổi mới sản phẩm, nghiên cứu phát triển, thực thi những sáng kiến hướng đến mục tiêu SDG của Liên Hợp Quốc.

Báo cáo thường niên của Siam ghi nhận tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2019 và 2020. Năm 2020, tổng doanh thu đạt 399.939 triệu Baht, giảm 9% so với năm 2019. Lợi nhuận của năm đạt 34.144 triệu Baht, tăng 7% so với năm 2019. Doanh thu từ những sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao (High Value Added) đạt 126.115 triệu Baht, chiếm 32% doanh thu. Tình hình tài chính của TĐ được duy trì tốt, hệ số nợ/EBITDA ở mức 2,1 lần; chi phí nợ vay trung bình ở mức 2,9%. Dòng tiền được duy trì tương đối ổn định nhờ duy trì tốt hoạt động kinh doanh cốt lõi. Tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2020 là 49% với mức chi trả 14 Baht/1 cổ phần.

b. Cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn Siam Thái Lan

Bảng 1.5. Tài sản và nguồn vốn của Tập đoàn Siam Thái Lan (triệu bath)


Chỉ tiêu

FY2014

FY2015

FY2016

FY2017

FY2018

FY2019

FY2020

I.TÀI SẢN VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN

Tổng tài sản

465,822

509,980

539,688

573,412

589,787

634,733

749,381

TSNH

137,997

148,396

155,991

171,619

177,271

164,386

214,017

%TSNH

29.62%

29.10%

28.90%

29.93%

30.06%

25.90%

28.56%

Tiền mặt

19,030

16,077

27,709

43,937

28,789

27,627

64,399

% Tiền mặt

13.79%

10.83%

17.76%

25.60%

16.24%

16.81%

30.09%

Nợ phải thu

51,840

54,294

48,329

55,407

63,915

62,166

54,842

% Nợ phải thu

37.57%

36.59%

30.98%

32.28%

36.05%

37.82%

25.63%

HTK

52,747

52,897

53,335

57,650

60,817

56,411

54,654

% HTK

38.22%

35.65%

34.19%

33.59%

34.31%

34.32%

25.54%

TSDH

327,825

361,584

383,697

401,793

412,516

470,347

535,364

%TSDH

70.38%

70.90%

71.10%

70.07%

69.94%

74.10%

71.44%

II. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN

Nguồn vốn

465,822

509,980

539,688

573,412

589,787

634,733

749,381

Nợ phải trả

256,506

266,975

258,069

271,587

271,918

306,990

353,255

%NPT

55.07%

52.35%

47.82%

47.36%

46.10%

48.37%

47.14%

Nợ NH

95,517

127,317

118,068

116,007

107,800

131,505

161,421

% NNH

37.24%

47.69%

45.75%

42.71%

39.64%

42.84%

45.70%

Vay NH

45,620

73,209

65,336

60,188

54,043

72,052

90,988

% Vay NH

47.76%

57.50%

55.34%

51.88%

50.13%

54.79%

56.37%

Nợ dài hạn

160,989

139,658

140,001

155,580

164,118

175,485

191,834

% NDH

62.76%

52.31%

54.25%

57.29%

60.36%

57.16%

54.30%

Vay dài hạn

150,426

129,552

128,858

144,675

151,315

155,362

170,436

% Vay DH

93.44%

92.76%

92.04%

92.99%

92.20%

88.53%

88.85%

VCSH

209,316

243,005

281,619

301,825

317,869

327,743

396,126

% VCSH

44.93%

47.65%

52.18%

52.64%

53.90%

51.63%

52.86%

Vốn cổ phần

1,600

1,600

1,600

1,600

1,600

1,600

1,600

% VCP

0.76%

0.66%

0.57%

0.53%

0.50%

0.49%

0.40%

LNĐL

185,249

213,116

248,669

301,614

301,615

312,671

331,773

% LNĐL

88.50%

87.70%

88.30%

99.93%

94.89%

95.40%

83.75%

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC hợp nhất của Siam Thái Lan)

Bảng 1.5 mô tả Tài sản và Nguồn vốn của SCG giai đoạn 2014-2020. Tài sản và nguồn vốn của TĐ ghi nhận sự tăng trưởng liên tục trong vòng 7 năm qua. Tốc độ tăng tài sản và nguồn vốn bình quân là 8.25%/năm. Quy mô tài sản cuối năm 2020 gấp 1,6 lần năm 2014. Hai bộ phận TSNH và TSDH đều ghi nhận sự gia tăng liên tục trong toàn giai đoạn, tốc độ tăng của TSNH là 7,59%/năm và TSDH là 8,52%/năm. Cơ cấu tài sản được giữ tương đối ổn định trong 7 năm qua, với gần 70% tỷ trọng TSDH và 30% TSNH. Trong TSNH, cơ cấu các bộ phận tài sản không có sự biến động nhiều. HTK và Nợ phải thu, mỗi khoản mục chiếm 1/3 TSNH, trữ lượng tiền mặt luôn được duy trì ở mức 13% đến 18%.

Như vậy, cơ cấu đầu tư vốn của công ty được duy trì tương đối ổn định trong vòng 7 năm qua.

Về cơ cấu nguồn vốn, quy mô nguồn vốn tăng liên tục song tương quan nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có sự thay đổi qua các năm. Tổng nợ phải trả tăng với tốc độ bình quân 5.48%/năm, VCSH tăng với tốc độ 11.22%/năm. Tốc độ tăng bình quân của VCSH cao hơn mức bình quân của NPT là do phần tích luỹ từ LN để lại tăng mạnh, trung bình đạt 10.20%/năm. Xu hướng chung trong giai đoạn 2014-2020 là tăng vay cường sử dụng nợ vay song nợ ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn. Tốc độ tăng trung bình toàn giai đoạn của NNH là 22.37%, cao hơn con số 6.13% của NDH. Tỷ trọng tài sản được tài trợ bằng nợ vay ngân hàng giảm do tốc độ vay nợ chậm hơn tốc độ tăng VCSH. Năm 2014, 42% tổng tài sản được tài trợ bằng nợ vay ngân hàng, đến năm 2020 con số này chỉ còn 34.89%. Siam duy trì lượng vốn lưu động thường xuyên dương trong toàn giai đoạn, tuy nhiên, giá trị tuyệt đối NWC có sự biến động qua các năm. Siam theo đuổi mô hình tài trợ an toàn với tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn tạm thời. Chính sách tài trợ VLĐ thận trọng với mức tài trợ cho TSNH ở mức không quá 25%. Mô hình tài trợ này đảm bảo an toàn về mặt tài chính, khả năng thanh toán ngắn hạn, và thường được các công ty sản xuất công nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh cũng như rủi ro tiềm tàng.

Bảng 1.6. Mô hình tài trợ của Tập đoàn Siam Thái Lan


Chỉ tiêu

FY2014

FY2015

FY2016

FY2017

FY2018

FY2019

FY2020


KNTT HT


1.44


1.17


1.32


1.48


1.64


1.25


1.33


KNTT nhanh


0.89


0.75


0.87


0.98


1.08


0.82


0.99


KNTT tức thời


0.20


0.13


0.23


0.38


0.27


0.21


0.40


KNTT lãi vay


6.77


7.59


13.59


11.33


9.76


6.98


7.09


% NNH


20.51%


24.97%


21.88%


20.23%


18.28%


20.72%


21.54%

% NVNS

39.77%

41.79%

46.08%

52.60%

51.14%

49.26%

44.27%


NWC (tr bath)


42,480


21,079


37,923


55,612


69,471


32,881


52,596


Nợ vay ngân hàng


196,046


202,761


194,194


204,863


205,358


227,414


261,424


% nợ vay ngân hàng/TS


42.09%


39.76%


35.98%


35.73%


34.82%


35.83%


34.89%

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC hợp nhất của SIAM)


Xem xét tác động của cơ cấu nguồn vốn đến ROE của Siam tại bảng 1.7 cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đang có dấu hiệu giảm sút từ năm 2016, đặc biệt là năm 2019 và 2020, dẫn đến ROE của TĐ sụt giảm mạnh. Đồng thời, việc giảm bớt sử dụng nợ vay cũng dẫn đến mức độ khuếch đại ROE của đòn bẩy tài chính giảm . Xu hướng

biến động của BEP và ĐBTC của công ty giai đoạn 2014-2020 cũng cho thấy sự kết hơph ĐVTC và ĐBKD của công ty. Dấu hiệu bão hoà của ngành xi măng và vật liệu xây dựng đang hiện rõ khi biên lãi ròng sụt giảm từ mức 21.86% của năm 2016 xuống còn 7.58% năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng mạnh ở khu vực châu Á, ngành xi măng và VLXD bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm và dần bão hoà, công ty đã có sự điều chỉnh hệ số nợ giảm dần, đặc biệt là nợ dài hạn, gia tăng sử dụng nợ ngắn hạn.

Bảng 1.7. Đánh giá tác động của cơ cấu nguồn vốn đến ROE của TĐ SIAM


Chỉ tiêu

FY2014

FY2015

FY2016

FY2017

FY2018

FY2019

FY2020


Lãi vay


7,266


9,076


5,983


7,112


6,836


6,587


7,082


Nợ vay trả lãi


196,046


202,761


194,194


204,863


205,358


227,414


261,424

I

3.71%

4.48%

3.08%

3.47%

3.33%

2.90%

2.71%

BEP

7.93%

10.53%

13.10%

11.82%

8.93%

5.23%

4.98%

BEP – lãi vay

4.23%

6.06%

10.02%

8.35%

5.60%

2.33%

2.27%

D/E

1.23

1.10

0.92

0.90

0.86

0.94

0.89

ROE

17.66%

22.10%

25.11%

22.45%

16.56%

10.13%

9.42%

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ BCTC hợp nhất của SIAM)


1.4.2. Tổng hợp kinh nghiệm của các nhà quản trị về cơ cấu nguồn vốn và hoạch định cơ cấu nguồn vốn

Song song với nghiên cứu tình huống tại hai tập đoàn vật liệu xây dựng hàng đầu thế giới, luận án tổng hợp những bài học kinh nghiệm của các GĐTC (CFO) tại các quốc gia khác nhau trên thế giới nhằm cung cấp cái nhìn thực tiễn từ phía nhà quản trị tài chính. Pinegar & Wilbricht (1989); Graham & Harvey (2001) là những học giả đặt nền móng cho xu hướng nghiên cứu dựa trên số liệu sơ cấp từ điều tra các nhà quản trị tài chính. Trong phạm vi của luận án này, tác giả làm rõ quyết định nguồn vốn của các CFO tại Hy Lạp, Trung Đông, Sri Lan-ka, và khu vực châu Âu. Sự khác biệt về thể chế, môi trường kinh doanh, các yếu tố kinh tế vĩ mô, đặc điểm doanh nghiệp sẽ cung cấp những cái nhìn toàn diện hơn về lựa chọn và thực thi quyết định cơ cấu nguồn vốn trong thực tế.

1.4.2.1. Kinh nghiệm của các GĐTC tại Hy Lạp*

a. Nguyên tắc lựa chọn nguồn vốn

Các CFO ở Hy Lạp cho thấy họ tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng hơn là lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh. Kết quả phỏng vấn có 38.7% công ty tuân theo trật tự phân hạng trong khi chỉ có 12% công ty thiết lập cơ cấu nguồn vốn mục tiêu. Đồng thời, có 49.3% các nhà quản trị tài chính không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào, quyết định của



* Tổng kết từ nghiên cứu của Athanasios G. Noulas & Georgious Genimakis (2014). How to CFOs make capital structure decisions? A survey of Greek listed companies. Studies in Economics and Finance, Vol.31, No.1, 2014.

họ phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Những công ty tuân theo lý thuyết trật tự phân hạng, Lợi nhuận để lại là nguồn ưu tiên số 1, chiếm 79.3%, tiếp đến là nợ vay ngân hàng chiếm 10.3%. Không có công ty nào lựa chọn nguồn vốn ngoại sinh đến từ nhà đầu tư chiến lược. Đồng thời, các công ty rất thận trọng khi lựa chọn nguồn vốn từ phát hành cổ phần thường mới.

Trong số 9 công ty theo đuổi CCNV mục tiêu; trong đó, có 77.8% công ty hiện đang duy trì mức mục tiêu này. Những công ty này cũng cho rằng hệ số nợ trong ngành có tác động quan trọng đến hệ số nợ của từng công ty cá biệt. Trái lại, những doanh nghiệp huy động vốn theo trật tự phân hạng không thiết lập cơ cấu nguồn vốn mục tiêu rõ ràng.

Những nhân tố tác động đến quyết định huy động vốn cho dự án đầu tư mới

Dòng tiền tương lai của dự án đầu tư là nhân tố quan trọng nhất, tiếp đến là rủi ro tiềm tàng của dự án. Sự dao động trong dài hạn do tác động của kiệt quệ tài chính được các nhà quản trị tài chính xem là một nhân tố quan trọng. Các nhà quản trị kết hợp quyết định đầu tư với quyết định tài trợ thay vì tách bạch hai quyết định này.

Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp gồm có: thị trường sản phẩm, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, và những nhân tố phản ánh đặc điểm chất lượng của quản trị công ty có tác động đến quyết định tài trợ. Những nhân tố như “Duy trì giá trị hiện tại của những cổ phần hiện hành” hoặc “Duy trì quyền kiểm soát”; “Những nhân tố kinh tế vĩ mô” ít nhận được sự chú ý của các CFO. Tuy nhiên, những công ty ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng đánh giá cao hơn tầm quan trọng của việc tránh giảm sút giá trị của những cổ phiếu đang lưu hành.

Những công ty ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận để lại không sẵn lòng chia sẻ lợi ích tương lai từ đầu tư với những cổ đông mới. Họ muốn duy trì quyền sở hữu hiện tại cũng như cấu trúc quản trị công ty. Những công ty có nguy cơ bị thâu tóm cũng cho thấy việc sử dụng cơ cấu nguồn vốn như là hàng rào chống lại những công ty thâu tóm tiềm ẩn, và dẫn đến tăng hệ số nợ.

Nhà quản trị doanh nghiệp xem xét việc sử dụng những nguồn tài trợ trước đây và duy trì một số lượng thích hợp những ngân hàng hợp tác tăng sự linh hoạt tài chính cho công ty. CFO không muốn thấy giá cổ phần sụt giảm do những quyết định tài chính tồi. Họ xem xét cẩn thận quyết định cơ cấu nguồn vốn của những công ty đối thủ bởi vì lựa chọn tài trợ sai có thể dẫn đến kiệt quệ tài chính, và cuối cùng là phá sản (Vasilliou & Daskalakis, 2009a). CFO không muốn cắt giảm cổ tức và họ cố gắng tăng khả năng sinh lời như là một cách để tối đa hoá giá cổ phiếu của công ty.

Đối với vốn cổ phần thường, các công ty tại Hy Lạp tuân theo lý thuyết thời điểm thị trường và đã phát hành một lượng lớn cổ phần trong giai đoạn tăng trưởng nóng 1999- 2000, khi chỉ số chứng khoán đạt đỉnh và gía cổ phiếu tăng cao. Huy động vốn qua chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng được lựa chọn cuối cùng. Giá chứng khoán sẽ phản

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 21/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí