Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 21


Việc ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ có thế mạnh sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển dịch vụ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng; trong đó chú trọng phát triển dịch vụ cảng biển, vận chuyển - kho bãi, du lịch và các dịch vụ có thị trường tiềm năng lớn như dịch vụ tài chính- ngân hàng, đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, viễn thông với tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ 1,3 - 1,4 lần; tăng cường phát triển các dịch vụ xã hội để phục vụ dân sinh và phát triển nguồn lực con người như giáo dục, đào tạo nghề, khám chữa bệnh, bảo hiểm an sinh, văn hoá, thông tin; nâng cao tỷ trọng giá trị sản phẩm của các dịch vụ xã hội trong cơ cấu dịch vụ lên 12% và 15% vào các năm 2010 và 2020. (Bảng 3.14, Phụ lục).

(iv) Về vốn đầu tư phát triển xã hội, đầu tư cho bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế


Để phát triển theo kịch bản I phải bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. Trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tập trung đầu tư chủ yếu cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó đầu tư cho công nghiệp nhiều hơn. Trong các giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020, tập trung đầu tư cho ngành dịch vụ, còn tỷ trọng đầu tư cho ngành công nghiệp và nông nghiệp tiếp tục giảm xuống. (Bảng 3.15, Phụ lục). Điều này phù hợp với dự báo mức độ tăng trưởng của các ngành như đã nêu ở trên. Rút kinh nghiệm trong giai đoạn trước, hiệu quả đầu tư cần phải đặc biệt chú trọng, phải bảo đảm tỷ lệ co dãn hợp lý giữa cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong GDP và tỷ lệ co dãn giữa đầu tư với tốc độ tăng GDP.

Ở đây không có điều kiện bàn sâu về cơ cấu đầu tư cho các phân ngành kinh tế, nhưng cần lưu ý việc đầu tư phát triển các phân ngành dịch vụ như các dịch vụ bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục và đào tạo,... Như vậy mới bảo đảm được sự bền vững của bản thân cơ cấu kinh tế.



3.2.2.2. Sự bền vững về xã hội


(i) Về dân số và tỷ lệ thất nghiệp


Với tỷ lệ gia tăng dân số (bao gồm cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học) trong thời kỳ 2006 - 2010 khoảng 1,35%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 1,4%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 1,5% [9] là ở mức hợp lý (dưới mức quy hoạch đề ra theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg). Việc nâng cao thể lực và trí lực của con người trong vùng sẽ tạo ra nguồn nhân lực dồi dào với chất lượng ngày càng cao. Dự báo mức tăng, giảm tỷ lệ lao động trong các ngành cho thấy tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm đều trong các giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2015, 2016 - 2020; lao động trong ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ sẽ giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2011 - 2015; lao động công nghiệp sẽ tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2006 - 2010. Từ nay đến năm 2020 có khoảng 2 triệu lao động nông nghiệp sẽ di chuyển nhanh chóng sang các ngành phi nông nghiệp (Bảng 3.16, Phụ lục). Điều này phù hợp với sự thay đổi tỷ trọng các ngành kinh tế.

Tuy nhiên, với việc thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang đất phi nông nghiệp, ước tính khoảng trên 200.000 ha, đến năm 2020 thì số lao động nông nghiệp do mất đất canh tác phải chuyển sang phi nông nghiệp khoảng trên 300.000 người. Trong số đó, đa số không có trình độ chuyên môn nên sẽ gây ra sức ép cực lớn đối với việc giải quyết việc làm ở nông thôn. Vì vậy, chỉ khoảng 20% số người này chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp tại chỗ, còn lại phải được chuyển sang các ngành nghề khác ngoài vùng, kể cả xuất khẩu ra nước ngoài.

Với mức tăng dân số như trên, vẫn cần thiết duy trì và phát triển một số ngành sử dụng nhiều lao động và cần phát triển mạnh các ngành dịch vụ nhằm giảm tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực đô thị xuống 3% vào năm 2010 và đạt mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - tỷ lệ thất nghiệp cho phép khoảng 2 - 3% trong giai đoạn 2010 - 2015; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 55%, trên 70% và trên 85% vào các năm 2010, 2015 và 2020. [9]. Các chỉ tiêu đều cao hơn các mục tiêu quy hoạch theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg.


Mặc dù tỷ trọng khối ngành nông nghiệp giảm dần, nhưng nhịp độ vẫn bảo đảm được yêu cầu ổn định, nâng cao đời sống nông dân; giữ chênh lệch về mức sống không quá lớn giữa khu vực dân cư nông nghiệp và phi nông nghiệp.

(ii) Về tình trạng nghèo đói


Mức thu nhập bình quân đầu người của dân cư có thể sẽ tăng gấp hai lần sau từng giai đoạn 5 năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn hiện hành xuống 5% vào năm 2010 và dưới 3% trong giai đoạn 2010 - 2020. [9]. Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo được dự báo thấp hơn mục tiêu đề ra (giảm xuống còn 1,5% năm 2010 và dưới 0,5% năm 2020) nên phải có các chính sách xã hội tích cực và có sự kích thích tăng trưởng các lĩnh vực tạo ra sinh kế cho người nghèo.

Việc giải quyết tình trạng nghèo đói phải được tính toán theo cách tiếp cận về khả năng việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với yêu cầu tăng năng suất lao động; yêu cầu nâng cao mức thu nhập của người lao động và dân cư làm nông nghiệp tiến tới không thấp hơn mức trung bình của cả nước và có độ chênh lệch với thu nhập của người lao động ở đô thị không quá lớn (có thể vào khoảng 3 - 4 lần); khả năng có thể mở rộng khu vực công nghiệp, dịch vụ để thu hút lao động; khả năng đào tạo kỹ năng cho người lao động chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp; và quá trình đô thị hoá ở nông thôn.

Với xu hướng phát triển như hiện nay, mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm người có mức sống cao. Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% số người giàu nhất và 20% số người nghèo nhất cho thấy tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với người giàu). Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người có mức sống cao. Hệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn tiếp tục ở mức cao.

(iii) Về vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường và các vấn đề xã hội khác


Các chỉ tiêu liên quan đến việc cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường của vùng đến nay chưa được các cơ quan chức năng xác định cụ thể. Tuy nhiên, các chỉ


tiêu này phải cao hơn mức chung của cả nước, nghĩa là đến năm 2010 trên 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, số lượng 60 lít/người/ngày, trên 70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Đến năm 2020, tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng xã. [15]. Như vậy cơ cấu kinh tế phải bảo đảm sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các phân ngành dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn.

Với dự báo phát triển ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao sẽ khắc phục những bất cập của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các giai đoạn trước; đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nâng cao trình độ quản lý và ý thức của người tham gia giao thông để giảm tỷ lệ tai nạn giao thông ít hơn nhiều lần so với năm 2006.

3.2.2.3. Sự bền vững về môi trường sinh thái


(i) Những vấn đề môi trường chung


Trên cơ sở nghiên cứu sự tăng trưởng của các ngành và tác động của chúng tới môi trường; qua phân tích số liệu về hệ số nước thải 18 ngành kinh tế (cấp I) theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tác giả đã tính toán thử mức độ tăng khối lượng chất thải theo hai kịch bản phát triển (Bảng 3.17; Hình 3.2).

Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai kịch bản thì sự tác động đến môi trường đều rất lớn, mà ở đây thể hiện trực tiếp qua số liệu dự báo về sự gia tăng khối lượng các chất gây ô nhiễm đối với nước thải. Ở kịch bản I, khối lượng chất thải trung bình sẽ tăng 2,8 lần năm 2010 và 7,1 lần năm 2020 so với năm 2005; còn ở kịch bản II, các con số tương ứng là 2,8 lần và 8,0 lần. Đối với từng loại chất thải cụ thể TSS, BOD, COD, NH4-N, tổng N theo kịch bản II đều cao hơn kịch bản I (nhất là tính đến năm 2020). Như vậy, sự phát triển theo kịch bản II sẽ có nhiều rủi ro về mặt môi trường hơn so với sự phát triển theo kịch bản I.



Bảng 3.17. Mức độ gia tăng khối lượng chất thải


Chất thải

2005

Kịch bản I

Kịch bản II

2010

2020

2010

2020

TSS

1,00

3,853669

9,736479

3,761193

10,93119

BOD

1,00

2,366044

5,894493

2,302453

6,558941

COD

1,00

5,624976

14,60947

5,58109

16,62409

NH4-N

1,00

0,722914

1,720701

0,704543

1,927707

Tổng N

1,00

1,716482

3,818737

1,660257

4,31624

Tổng trung bình25

1,00

2,856817

7,155975

2,801907

8,071633

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững - 21

a) Dự báo mức độ tăng khối lượng chất thải vào năm 2010 so với năm 2005 theo hai kịch bản phát triển

6

5

4

Giá trị 3

2

1

0

TSS BOD COD NH4-N Tổng Tổng

N trung bình

Loại chất thải

b) Dự báo mức độ tăng khối lượng chất thải vào năm 2020 so với năm 2005 theo hai kịch bản phát triển


18

16

14

12

Giá trị 10

6

4

2

0

TSS BOD COD NH4- Tổng Tổng

2005

Kịch bản I Kịch bản II

N N trung bình

Loại chất thải

Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở mô hình Bảng I/O


2005

Kịch bản I Kịch bản II

8


Hình 3.2. Dự báo mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường theo hai kịch bản

Nguồn: Xử lý trên cơ sở tính toán của tác giả


Tỷ lệ co dãn giữa thay đổi tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP và thay đổi mức độ ô nhiễm môi trường năm sau so với năm trước trung bình trong thời kỳ 2006 - 2010 là 1:0,48 (giảm hơn so với thời kỳ 2000 - 2005 tỷ lệ này là 1:0,89), tức là nếu tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP tăng thêm 1 điểm % năm sau so với năm trước thì mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng thêm 0,48 điểm %; trong giai đoạn 2011 - 2020, tỷ lệ này là 1:0,95. Trong khi đó, tỷ lệ co dãn giữa thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi mức độ ô nhiễm môi trường năm sau so với năm trước trung bình thời kỳ 2006- 2010 là 1:4,62 (gần xấp xỉ so với thời kỳ 2000- 2005 là 1:4,4), tức là nếu GDP tăng thêm 1 điểm % năm sau so với năm



25 Tác giả chưa có điều kiện tính toán hết cho các loại chất thải mà chỉ tính toán đối với 5 loại chất thải gây ô nhiễm môi trường nước, bao gồm: TSS, BOD, COD, NH4-N, tổng N và việc tính theo trị số trung bình mang ý nghĩa tương đối, vì tính chất độc hại của các loại chất thải rất khác nhau.


trước thì mức độ ô nhiễm môi trường tăng thêm 4,62 điểm %, tỷ lệ này trong thời kỳ 2011 - 2020 là (-1):2,87, tức là tốc độ tăng trưởng GDP giảm 1 điểm % năm sau so với năm trước, nhưng mức độ ô nhiễm môi trường vẫn tăng 2,87 điểm %. (Bảng 3.18).

Bảng 3.18. Tỷ lệ tương quan giữa cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng GDP và mức độ ô nhiễm môi trường theo kịch bản I



Thay đổi tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp trong tổng GDP năm sau so với năm trước, %

Thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau so với năm trước, %

Thay đổi mức độ ô nhiễm môi trường năm sau so với năm trước (số lần)

Tỷ lệ co dãn


A:C


B:C

Trung

bình

A

B

C

2006- 2010

0,76

0,08

0,37

1:0,48

1:4,62

2011- 2020

0,45

-0,15

0,43

1:0,95

(-1):2,87

Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở tài liệu [9]

Như vậy, mặc dù do sự tích tụ ô nhiễm của cả quá trình phát triển trước đây, nhưng với cơ cấu kinh tế hợp lý theo kịch bản I thì mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường trong thời kỳ 2006 - 2010 đã được giữ ở mức gần bằng với mức ở thời kỳ 2001

- 2005 và giảm xuống trong thời kỳ 2011 - 2020. Trong những năm tới, các khu vực công nghiệp, đô thị sẽ phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường cao nhất, sau đó là các khu vực ven biển; mức độ ô nhiễm tại các khu vực chậm phát triển như khu vực miền núi, nông thôn cũng sẽ gia tăng nhưng với tốc độ chậm hơn (một số khu vực mặc dù ở xa các khu công nghiệp, đô thị nhưng cũng bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do sự phát tán khói bụi của các nhà máy công nghiệp, nhất là công nghiệp nhiệt điện và do sự phát tán ô nhiễm theo các dòng chảy của các con sông, kênh, rạch; do sự vận chuyển chất thải...).

(ii) Những vấn đề môi trường cụ thể

- Môi trường đất

Môi trường đất sẽ tiếp tục gia tăng ô nhiễm, suy thoái do việc thu hẹp diện tích đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp để mở rộng sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ, phát triển đô thị...; cũng do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nên do khối lượng phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng ngày càng nhiều để tăng năng suất cây


trồng và chuyển đối sang trồng các loại cây công nghiệp,... (thực tế tỷ trọng ngành nông nghiệp hầu như không tăng lên, nhưng về giá trị tuyệt đối của ngành này vẫn tiếp tục tăng)26.

Sản xuất làng nghề (chủ yếu là cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp) sẽ tăng 20% vào năm 2010 và phát triển theo hướng phục vụ nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở công nghiệp lớn như da, dệt nhuộm và phục vụ các mặt hàng mới từ sản phẩm nông nghiệp. Theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg thì phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống và làng có nghề theo hướng phát triển sản phẩm cho xuất khẩu vẫn được coi là thế mạnh đặc thù của vùng. Mục tiêu này sẽ đặt ra yêu cầu phải giải quyết hài hoà giữa lợi ích phát triển kinh tế trước mắt và lợi ích bảo vệ môi trường. Tuy vậy, vấn đề môi trường làng nghề trong vùng không thể được giải quyết trong một sớm một chiều do những khó khăn về vốn, công nghệ, việc quy hoạch và di dời các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư.

- Môi trường nước

Trong thời gian trước mắt, khó có thể cải thiện ngay được hệ thống cấp nước, thoát nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh,Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hạ Long, trong khi đó diện tích cây xanh và ao hồ suy giảm. Nguồn nước thải từ sinh hoạt, dịch vụ và sản xuất vẫn chưa được xử lý và khối lượng ngày càng tăng, mức độ độc hại ngày càng lớn đã vượt quá khả năng tự làm sạch của tất cả các sông, hồ trong nội thành. Tình trạng ngập úng đô thị trong mùa mưa chưa thể khắc phục được nhanh. Mặt khác, như đã tính toán cụ thể ở trên do áp lực phát triển công nghiệp và mở rộng các đô thị nên môi trường nước mặt và nước ngầm còn tiếp tục bị gia tăng ô nhiễm trong vòng 10 - 20 năm nữa. Vấn đề vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở nông thôn ngày càng trở nên bức xúc, ô nhiễm môi trường lưu vực sông trong thời gian trước mắt cũng khó có thể khắc phục ngay.

- Môi trường không khí

Người dân đô thị và xung quanh các khu công nghiệp phải hít thở không khí ngày càng bị ô nhiễm hơn. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học ở Hà Nội, Hải Phòng đã dự


26 Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long.


báo tỷ lệ số người bị mắc các bệnh về đường hô hấp, bệnh tinh thần và bệnh tim mạch ở các nơi bị ô nhiễm không khí và tiếng ồn lớn hơn gấp 2 - 5 lần so với nơi không bị ô nhiễm không khí và tiếng ồn.

Ô nhiễm không khí ở các đô thị nước ta nói chung và trong vùng nói riêng ngoài nguyên nhân do sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp gây ra, còn do nguồn thải từ giao thông vận tải và hoạt động xây dựng gây ra rất lớn. Hơn 10 năm qua và có lẽ hơn 10 năm tới đất nước ta đâu đâu cũng có công trường xây dựng nên ô nhiễm bụi từ hoạt động xây dựng còn tiếp diễn hơn 10 năm nữa.

- Rừng và đa dạng sinh học

Trong thời gian tới, diện tích rừng và các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng sẽ tiếp tục bị suy giảm nghiêm trọng do lấp biển để phát triển đô thị, xây dựng các cảng biển mới, phát triển nuôi trồng thuỷ sản và do các hoạt động giao thông trên biển, các hoạt động du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác. Diện tích rừng trồng tiếp tục tăng lên nhưng chất lượng rừng sẽ bị suy giảm.

Bên cạnh đó, việc gia tăng các hoạt động phát triển sẽ làm mất nơi cư trú của các giống, loài động, thực vật và vi sinh vật; việc khai thác thuỷ, hải sản quá mức sẽ là cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật này trong vùng.

- Chất thải rắn, việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng

Tốc độ gia tăng chất thải rắn không chỉ vì sản xuất, dịch vụ tăng lên, mà còn vì

mức sống đô thị tăng. Tình trạng này cũng đang diễn ra ở khu vực nông thôn và trong thời gian tới sẽ ngày càng phức tạp nếu không có ngay các giải pháp phòng ngừa và khắc phục từ bây giờ. Lượng chất thải rắn sinh hoạt bình quân sẽ tăng lên khoảng 2 kg/người/ngày vào năm 2010 và sẽ tiếp tục tăng trong những năm sau đó, nhất là ở các thành phố lớn; đối với khu vực đô thị nhỏ và nông thôn sẽ tăng lên trên 0,5 - 1 kg/người/ngày vào năm 2010.

Theo quy hoạch đến năm 2010 trong vùng sẽ có 32 khu công nghiệp: Hà Nội 6 (không kể 9 khu, cụm công nghiệp cũ), Hải Phòng 4, Hải Dương 8, Quảng Ninh 7, Hưng Yên 2, Hà Tây 2, Bắc Ninh 1, Vĩnh Phúc 2. Trong đó có 7 khu công nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2023