Số Lượng Đơn Đăng Ký Hợp Đồng Chuyển Quyền Sử Dụng Đối Tượng Shcn Và Hợp Đồng Chuyển Quyền Sử Dụng Đối Tượng Shcn Đã Được Đăng Ký

vừa khẳng định được chất lượng hàng hóa, uy tín của doanh nghiệp mình nhờ vào nhãn hiệu đó. Với cách làm này sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí để xây dựng, quảng bá nhãn hiệu và hiệu quả đạt được trong kinh doanh cũng cao hơn.

Trong một vài trường hợp khác, hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN cũng xảy ra khi chủ sở hữu quyền không có đủ khả năng, điều kiện về tài chính, trang thiết bị hoặc những yếu tố khác để sử dụng, khai thác có hiệu quả quyền SHCN của mình. Vì vậy, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cũng được đặt ra nhằm khai thác hiệu quả nhất giá trị kinh tế từ tài sản trí tuệ mà chủ sở hữu đang nắm giữ. Không những thế, hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN được rất nhiều doanh nghiệp tận dụng như một cách hữu hiệu để mở rộng mạng lưới thị trường, phạm vi kinh doanh, tăng thị phần và phát triển năng lực canh tranh.

Nhờ đó, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN ở Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn giữa các cá nhân với nhau. Nó không những được thực hiện giữa các bên là tổ chức, cá nhân trong nước mà còn được thực hiện với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Thực tiễn chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN tại Việt Nam đang diễn ra rất sôi động trong nhiều năm gần đây. Sau đây xin đưa ra một vài ví dụ về hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Ông Trương Văn Bền, thương gia nổi tiếng Nam Kỳ mở nhà máy làm xa bông lấy tên là “Xà bông Việt Nam”. Ông đã xin phép và được sử dụng hình ảnh “Cô ba”, một người con gái xinh đẹp, đậm chất nam bộ làm đại sứ cho sản phẩm. Sản phẩm xà bông này của Việt Nam đã đánh bạt xà bông thơm Marseille nhập từ Pháp. Nó được sử dụng rộng rãi ở Lào, Campuchia và còn xuất khẩu sang Hong Kong hay một vài nước thuộc địa của Pháp. Sau khi trở thành một nhãn hiệu có tầm ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước trên lĩnh vực

hàng tiêu dùng, chủ sở hữu nhãn hiệu Xà bông Cô Ba lại đồng ý chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho tập đoàn P&G đồng thời liên doanh với tập đoàn này sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, chính sự chuyển giao này lại khiến công ty Xà bông Việt Nam không thể theo kịp được với công ty nước ngoài vì công nghệ sản xuất không hiện đại. Từ đó, Xà bông Cô Ba gần như biến mất trên thị trường Việt Nam [14]. Việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu xà bông Cô Ba của ông Bền cho thấy vấn đề phát triển nhãn hiệu sau khi chuyển quyền sử dụngchưa thực sự quan tâm.

Một ví dụ khác về chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đó là quyền sử dụng nhãn hiệu PCWORLD thuộc tập đoàn IDG được chuyển giao cho rất nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đông đảo người làm việc với máy vi tính ở Việt Nam rất quen thuộc với tạp chí “Thế Giới Vi Tính - PCWORLD VN”. PCWORLD có mặt trên khoảng 40 quốc gia trên thế giới, từ Mỹ tới Nga, Đức, Indonesia, Phippines, Hongkong, Việt Nam,… Nhãn hiệu PCWORLD là tài sản vô hình do Tập đoàn Dữ Liệu Quốc Tế (International Data Group – IDG) sở hữu. Tại mỗi quốc gia, IDG có thể cho phép một ấn phẩm nào đó về công nghệ thông tin (CNTT) được sử dụng nhãn hiệu PCWORLD với những chính sách rất khác nhau. Chẳng hạn PCWORLD ở Nga hàng năm sẽ trả cho IDG một số phần trăm nào đó từ tổng doanh thu (thường là từ 8% trở xuống), PCWORLD ở Đức thì trả cho IDG phần trăm thu nhập theo tỷ lệ đầu tư.Theo TS. Nguyễn Trọng Nguyên, Tổng Biên tập PCWORLD Việt Nam (1992- 2004), IDG hoàn toàn không ràng buộc bằng bất cứ quyền lợi gì. Đây là một trường hợp đặc biệt, có thể xem đó là một hỗ trợ vô giá không hoàn lại mà Tập đoàn IDG đã giành cho CNTT Việt Nam nói chung và Tạp chí Thế Giới Vi Tính nói riêng [9]. Nhìn chung, các thỏa thuận này thuộc loại “chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu” rất mềm dẻo. Hai bên có thể tự thỏa thuận với nhau theo nguyên tắc: bên chuyển quyền sử dụng thường thu lại tỷ lệ nào đó theo doanh số hoặc theo lượng sản

phẩm bán được. Cũng có trường hợp họ nhìn về lợi ích lâu dài hoặc do những lý do đặc biệt mà không thu lợi nhuận. Nhìn chung, để giữ uy tín cho nhãn hiệu, bên chuyển quyền sử dụng luôn có những tiêu chuẩn, trong nhiều trường hợp là rất nghiêm ngặt đặt ra cho bên nhận và có những hỗ trợ nhất định (thường không nhiều) để duy trì uy tín nhãn hiệu. Tập đoàn IDG đã thực hiện rất tốt vấn đề hỗ trợ sử dụng nhãn hiệu này tại Việt Nam. Đây cũng chính là một hình thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu một cách hiệu quả nhằm tăng trưởng kinh tế của IDG.

Gần đây, công ty TNHH Hoa Lâm đã mạnh dạn ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu động cơ xe máy nổi tiếng của Hàn Quốc. Một thời gian sau, Hoa Lâm đã chứng minh được sự chuyển mình của mình bằng một hợp đồng chuyển giao công nghệ và độc quyền sản xuất, tiêu thụ động cơ xe máy Daelim trên thị trường Việt Nam. Giám đốc công ty này đã phải theo đuổi nhiều năm để chứng minh thực lực, uy tín trên thương trường mới đạt được hợp đồng chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Daelim.

Trên thế giới, có rất nhiều các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và mang lại được nhiều lợi nhuận. Nhãn hiệu điện tử nối tiếng thế giới Apple đã cho phép rất nhiều nơi trên thế giới được sản xuất sản phẩm của họ như Trung Quốc, Australia, Nhật Bản hay Singapore… Lợi nhuận mà họ thu lại được từ việc chuyển quyền sử dụng này mỗi năm là không hề nhỏ. Lợi ích của việc được phép gắn một nhãn nổi tiếng lên một sản phẩm là rất lớn, vì vậy người ta luôn có nhu cầu được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu từ những nhãn hiệu này. Chẳng hạn: một chiếc áo sơ mi giá bình thường chỉ cỡ 100.000 đồng, khi được gắn nhãn hiệu Pierre Cardin thì giá của nó được khách hàng toàn thế giới chấp nhận sẽ tương đương 60 – 70 USD (khoảng 1 triệu đồng). Các mặt hàng điện tử gia dụng ngày nay gần như tất cả đều là Sanyo, Toshiba,… nhưng made in China, Thailand, Malaysia, Vietnam… phần lớn chúng được sản xuất từ các quốc gia đó nhưng được

phép mang những nhãn hiệu Nhật Bản nổi tiếng. Chất lượng của những sản phẩm này nhìn chung là tốt (tuy có thể ít nhiều thua kém sản phẩm chính hãng). Hoặc như việc chuyển quyền sử dụng một thiết kế bố trí mạch tích hợp cũng mang lại rất nhiều các lợi ích cho doanh nghiệp khi không phải bỏ ra những chi phí để sáng tạo ra một bản mạch hoàn toàn mới mà vẫn được sử dụng những thiết kế đó thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng. Việc chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cũng được các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện khá nhiều. Nhiều doanh nghiệp ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng Kiểu dáng công nghiệp nhằm tiết kiệm rất nhiều các chi phí khác. Để thiết kế hay sáng tạo ra một kiểu dáng công nghiệp thực tế tốn rất nhiều tiền bạc và công sức sáng tạo. Chính vì vậy, những hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thường được ưu tiên áp dụng hơn là cố gắng tạo ra một đối tượng SHCN mới và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bảo hộ của pháp luật.

Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đang diễn ra sôi động hơn rất nhiều so với các đối tượng SHCN khác. Tiêu biểu như Vinashin - Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). Theo đó, các công ty ngoài tập đoàn muốn sử dụng nhãn hiệu của PetroVietnam sẽ phải trả mức phí tương đương 6% doanh thu mỗi năm và mức phí này không được thấp hơn 1 tỷ đồng và phải ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu Petro Việt Nam. Theo sau PetroVietnam thì nhãn hiệu VINACONEX cũng được chủ sở hữu nhãn hiệu góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu của mình vào các công ty khác với tỷ lệ là 5% tổng số vốn điều lệ.

Một nhãn hiệu thời trang công sở nam nỗi tiếng của Pháp từ những năm 1950 cũng đã được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho một doanh nghiệp Việt Nam đó là nhãn hiệu Pierre Cardin. Nhãn hiệu nổi tiếng này được chuyển giao quyền sử dụng cho Công ty An Phước để phát triển và phục vụ người tiêu dùng Việt với các sản phẩm chủ lực gồm vest, quần tây và đồ lót nam.Hãng Siemen (Đức) cũng cho phép các doanh nghiệp điện và điện tử

nước ta được sử dụng nhãn hiệu của họ gắn lên sản phẩm.Ngược lại, mỗi năm các doanh nghiệp có sử dụng nhãn hiệu đó phải trả một khoản phí nhất định cho chủ sở hữu nhãn hiệu Siemen.

Mới đây, dưới sự cho phép của Warner Bros Consumer Products, Công ty Pacific Licensing Studio sẽ chuyển quyền sử dụng những thương hiệu nổi tiếng như: Tom & Jerry, Batman, Superman, Harry Potter, Scooby-Doo... cho các đối tác tại Việt Nam. Việc chuyển quyền sử dụng thương hiệu có thể ứng dụng trong nhiều lãnh vực gồm các sản phẩm tiêu dùng, hàng may mặc, phụ kiện, đồ chơi, văn phòng phẩm và các hoạt động khuyến mãi. Theo Pacific Licensing Studio, đây là cơ hội để mang lại cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm mang tính sáng tạo cao cho sản phẩm tiêu dùng từ đồ chơi trẻ em cho đến những bộ sưu tập cao cấp của thế giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài nổi tiếng khác như Honda, Castrol... khi liên doanh đều yêu cầu công ty liên doanh vừa phải ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ vừa ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu mà trong đó phí sử dụng nhãn hiệu thường tính theo tỉ lệ % trên doanh thu. Theo cách này, bên nước ngoài có được khoản thu nhập riêng từ việc cho sử dụng nhãn hiệu, không liên quan đến kết quả sản xuất - kinh doanh của liên doanh. Cũng có trường hợp đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho doanh nghiệp nước ta nhưng không đòi hỏi bất cứ quyền lợi gì.

Trên thị trường Việt Nam, tình hình chuyển các đối tượng SHCN vẫn ngày càng tăng lên và nhận được nhiều sự khuyến khích từ nhà nước. Điều này được thể hiện thông qua số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng được đăng ký tại Cục SHTT Việt Nam tăng dần qua mỗi năm. Mặc dù một vài năm gần đây, chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng số lượng này vẫn không giảm nhiều và đang có chiều hướng tăng trở lại sau những biến cố lớn của nền kinh tế thế giới. Dưới đây là các thông số liên quan đến hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN tại Việt Nam:


Số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Số lượng hợp đồng chuyển

quyền sử dụng đối tượng SHCN đã được đăng ký

Các

bên

ký kết Năm

VN- VN

VN- NN

NN- NN

Tổng số

VN- VN

VN- NN

NN- NN

Tổng số

2004

16

(18)

57

(208)

07

(31)

80

(257)

11

(14)

60

(159)

09

(32)

80

(205)

2005

11

(15)

62

(267)

11

(45)

84

(372)

15

(22)

52

(200)

12

(36)

79

(258)

2006

40

(48)

82

(312)

17

(42)

139

(402)

32

(40)

80

(335)

20

(60)

12

(435)

2007

84

(114)

75

(247)

9

(14)

167

(375)

34

(45)

60

(232)

5

(5)

99

(272)

2008

160

(215)

62

(160)

20

(92)

242

(467)

157

(222)

66

(139)

15

(84)

238

(445)

2009

80

(155)

50

(143)

15

(122)

177

(221)

43

(134)

66

(93)

11

(87)

442

(567)

2010

77

(133)

60

(211)

9

(109)

146

(453)

77

(141)

55

(373)

4

(5)

135

(519)

2011

61

(87)

65

(268)

27

(867)

153

(1222)

53

(72)

70

(300)

12

(818)

135

(1190)

2012

132

(267)

77

(441)

20

(45)

230

(723)

132

(260)

76

(477)

33

(103)

241

(840)

2013

66

(96)

59

(255)

27

(144)

152

(495)

74

(98)

66

(387)

24

(146)

163

(622)

2014

69

(169)

66

(475)

19

(99)

154

(743)

69

(147)

60

(399)

16

(71)

145

(617)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 11


Bảng 1. Số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT từ năm 2004 đến 2014 (Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ)

Trong đó:

VN-VN: Chuyển giao của người Việt Nam cho người Việt Nam. VN-NN: Chuyển giao của người Việt Nam cho người nước ngoài NN-NN: Chuyển giao của người nước ngoài cho người nước ngoài

(Số trong ngoặc đơn là số lượng đối tượng được chuyển quyền sử dụng)

Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy từ năm 2014 thì số hợp đồng li- xăng các đối tượng SHCN là 145 hợp đồng tăng gấp 1,8 lần so với số hợp đồng li-xăng được đăng ký vào năm 2004. Số đối tượng được li-xăng vào năm 2014 là 617 đối tượng tăng gấp 3 lần so với số đối tượng được chuyển quyền sử dụng 10 năm trước đó (năm 2004). Qua thực tế số lượng li-xăng tăng theo các năm như vậy cho thấy không phải là mức tăng đáng kể, đó chỉ là mức tăng trung bình theo sự tăng trưởng chung của kinh tế đất nước. Xét riêng hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN được đăng ký tại Việt Nam như vậy là không nhiều.

Tỷ lệ chênh lệch giữa các đối tượng của hợp đồng li-xăngvà số lượng các hợp đồng chuyển quyền sử dụng được đăng ký tại Cục SHTT là không đồng đều(tính từ thời điểm năm 2004 đến năm 2014), trong đó đối tượng của hợp đồng li-xăng chủ yếu là nhãn hiệu và KDCN. Theo số liệu của cục SHTT Việt Nam, trong bảng số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN nêu trên chỉ có20 hợp đồng li-xăng sáng chế và giải pháp hữu ích đã được đăng ký tại Cục SHTT với 18 hợp đồng li-xăng sáng chế và 2 hợp đồng li- xăng giải pháp hữu ích. Từ đó cho thấy sự chênh lệch giá trị kinh tế giữa các đối tượng SHCN là khá lớn, trong khi các doanh nghiệp chủ yếu tập trung phát triển kinh doanh cùng với nhãn hiệu và KDCN thì lại không dành nhiều sự quan tâm cho các đối tượng SHCN khác. Điều này không những ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp mà còn dẫn đến sự mất cân đối trong toàn bộ nền kinh tế của đất nước.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, chúng ta cùng xem xét biểu đồ thể hiện mức độ tăng giảm số lượng của các hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN được đăng ký tại Cục SHTT từ năm 2004 đến 2014 sau:



2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


Bảng 2. Số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT từ năm 2004 đến 2014. (Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ)

Qua biểu đồ, có thể thấy rằng những năm gần đây không phải là những năm có số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhiều nhất mà nó được xác định vào năm 2009 - là năm có số hợp đồng li-xăng các đối tượng SHCN đã được đăng ký tại Cục SHTT cao nhất trong 10 năm (từ 2004 đến 2014). Có thể lý giải điều này là do khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và kéo theo đó là sự sụt giảm số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trong 4 năm từ 2004 đến 2009 thì số hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN của người Việt Nam cho người nước ngoài luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hợp đồng chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN được đăng ký tại Cục SHTT. Số lượng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thấp nhất là hợp đồng chuyển quyền sử dụng giữa các cá nhân, tổ chức nước ngoài với nhau tại Việt Nam. Số lượng hợp đồng giữa cá nhân, tổ chức trong nước với nhau cũng chỉ tương đương với số lượng các hợp đồng giữa cá nhân tổ chức

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí