Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 13

không được có các hành vi làm giảm đi giá trị, uy tín và thị trường kinh doanh thương mại của các đối tượng SHCN trừ trường hợp giá trị của đối tượng SHCN bị sụt giảm bởi các yếu tố khách quan.

Quy định này vừa hạn chế được thực tiễn nhiều đối tượng SHCN sau khi được chuyển quyền sử dụng thì bị bên được chuyển quyền sử dụng một cách bừa bãi, thiếu tôn trọng chủ sở hữu đối tượng SHCN và chính đối tượng SHCN đó, vừa đảm bảo sự bao quát của pháp luật về trong hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Ví dụ, đối với nhãn hiệu, bên được chuyển quyền sử dụng không được thực hiện các hành vi làm suy giảm uy tín của nhãn hiệu trên thị trường, gây ra các thiệt hại về kinh tế cho chủ sở hữu nhãn hiệu và nguy cơ triệt tiêu nhãn hiệu.

Thứ hai, quy định các bên phải thỏa thuận về số lượng sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN trong hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Có thể đặt quy định này trong nội dung bắt buộc phải có của hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN, nhưng nó không được hạn chế số lượng sản phẩm được sản xuất theo hợp đồng là bao nhiêu mà điều đó phụ thuộc vào các bên thỏa thuận. Đó có thể là một số lượng cụ thể hoặc cũng có thể không giới hạn số lượng sản phẩm được sản xuất.Tuy nhiên, nó phải là một trong những điều khoản của hợp đồng nhằm hạn chế được việc bên được chuyển quyền sử dụng tiếp tục sử dụng đối tượng SHCN mặc dù đã hết thời hạn của hợp đồng chuyển quyền giao như trong trường hợp công ty cửa cuốn Úc và cửa cuốn Hưng Phát đã trình bày phần trên.


Thứ ba, pháp luật về phá sản và sở hữu trí tệ cần cho phép bên nhận chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN được tiếp tục sử dụng đối tượng đó nếu bên doanh nghiệp chuyển quyền sử dụng bị phá sản (trong trường hợp hợp đồng đó đang còn thời hạn thực hiện). Điều kiện là bên nhận chuyển giao

sẽ phải thanh toán đầy đủ các khoản phí quy định trong hợp đồng li-xăng đối tượng SHCN cho bên chuyển giao nếu điều này là có lợi cho doanh nghiệp bị phá sản, các khoản phí này cũng được gộp vào tài sản phá sản của bên doanh nghiệp phá sản để thanh toán cho các chủ nợ. Điều này góp phần tối đa hóa giá trị của tài sản phá sản và lợi ích của bên nhận chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.


Thứ tư, thành lập Tòa án chuyên trách về giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Thực tiễn cho thấy, các tòa án ở Việt Nam hiện nay kiến thức về sở hữu trí tuệ vẫn còn rất nhiều hạn hẹp bởi thực chất sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực mới xuất hiện ở nước ta chưa được lâu đời. Chưa tồn tại nhiều án lệ, tiền lệ pháp trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, sẽ có không ít những bỡ ngỡ trong quá trình xét xử các vụ việc, vụ án liên quan đến SHTT nói chung và chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN nói riêng. Bởi lẽ, hầu hết các thẩm phán hiện nay phần lớn đều chưa được trang bị kịp thời và đầy đủ các kiến thức liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và đặc biệt là kiến thức chuyên sâu, do đó nếu thành lập tòa chuyên trách thì sẽ tăng độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu trong giải quyết. Do đó, trong thời gian tới, việc thành lập tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ ở nước ta là rất cần thiết.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Thứ năm, tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát việc vi phạm quyền đối với đối tượng SHCN sau khi đã hết thời hạn hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm quyền SHCN. Theo dõi sát sao hơn nữa những mặt hàng sản xuất theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, chú ý đến thời hạn hợp đồng. Cơ quan công quyền cũng có thể tịch thu các sản phẩm lưu hành trên thị trường trong trường hợp hết thời hạn hợp đồng. Hoặc cũng có thể cho phép áp dụng các biện pháp

khẩn cấp tạm thời trong tình thế khẩn cấp cần bảo vệ bằng chứng của việc xâm phạm quyền, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.v.v.

Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 13

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và chủ sở hữu, thông qua các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành để nhanh chóng phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền SHCN. Kiên quyết xử lý các hành vi sai trái, cạnh tranh không lành mạnh đúng pháp luật, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích răn đe. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ cốt cán trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi xâm phạm quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN.

Kèm theo đó trong hợp đồng các bên có thể đưa thêm chế tài xử lý cụ thể nếu bên được nhận chuyển giao tiếp tục sử dụng đối tượng SHCN sau khi hết hợp đồng, chế tài này nặng hay nhẹ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.

Thứ sáu, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phát huy sức mạnh toàn dân trong việc phòng chống vi phạm quyền SHCN (ví dụ như sản xuất các mặt hàng xâm phạm quyền SHCN, hàng giả, hàng nhái...).Tẩy chay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền SHCN trên thị trường. Xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc phòng, chống hành vi xâm phạm quyền SHTT, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức và toàn thể xã hội.

Thứ bảy, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện mua quyền sử dụng đối tượng SHCN của các nước khác. Tăng năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong nước, từ đó cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.

KẾT LUẬN

Toàn bộ luận văn là quá trình nghiên cứu, phân tích vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN trong pháp luật Việt Nam và kết hợp với pháp luật quốc tế. Luận văn cũng đã đưa ra những kiến thức cơ bản và chuyên ngành về quyền SHCN cũng như quyền SHTT theo hướng phân tích hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Các vấn đề liên quan đến quyền SHTT cũng như chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN thực tế đã được pháp luật nhiều quốc gia và pháp luật quốc tế công nhận và dành cho nó những quy chế pháp lý phù hợp. Cùng với việc phân tích các vấn đề pháp lý xoay quanh chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, luận văn cũng đề cấp đến thực tiễn chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN hiện nay ở Việt Nam. Trên thực tế, hoạt động chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN. Khắc phục những vướng mắc này không phải là một vấn đề có thể giải quyết trong ngày một ngày hai mà cần có sự thay đổi và kết hợp rất nhiều yếu tố bao gồm cả các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam. Cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn nữa về vấn đề này nhằm đưa ra các vấn đề cụ thể hơn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong chuyển quyền sử dụng các đối tượng SHCN.

Với mục tiêu nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, sự tương thích của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế cùng với kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN mà tác giả đưa ra sẽ sẽ là những yếu tố nhỏ bé góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hiện hành hoàn thiện hơn về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt


1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Thông tư số 01/2007/TT- BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

2. Chính phủ (2006), Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

4. Chính phủ (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 quy định chi thiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Hà Nội

5. Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện sở hữu trí tuệ Liên bang Thụy Sĩ (2002), Các điều ước Quốc tế về sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập, Hà Nội.

6. Công ước Paris, 1883

7. Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam, Từ điển trực tuyến Soha, Website tratu.soha.vn, truy cập ngày 20/6/2015.

8. Dazpro Lawfirm (2015), Li-xăng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ,http://www.sohuutritue.dazpro.com/chuyen-nhuong/li-xang---chuyen- giao-quyen-so-huu-tri-tue, truy cập ngày 25/06/2015.

9. DIG Việt Nam (2013), Tìm hiểu thêm về IDG và sự hợp tác với Việt Nam, http://peacesoft.net/?portal=peacesoft&page=partner_detail&id=76

và http://leadership.org.vn/vi/ve-chung-toi/idg-vietnam, truy cập ngày 14/06/2015.

10. Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật dân sự , NXB Công An nhân dân, Hà Nội.

11. Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ,

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_x.html,tru y cập ngày 15/07/2015.

12. Đinh Đồng Vang, Khóa luận tốt nghiệp (2011), Li xăng có yếu tố nước ngoài đối với nhãn hiệu - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Hà Nội.

13. Đinh Thị Mai Phương (2004), Cẩm nang pháp luật về Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ (Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ), NXB Chính trị Quốc Gia.

14. Hồng Châu (2014), Thương hiệu tái sinh chật vật tìm đất sống, http://kinhdoanh.vnexpress.net/photo/doanh-nghiep/thuong-hieu-tai-sinh- chat-vat-tim-dat-song-2964678.html, truy cập ngày 21/06/2015.

15. Hoài Thu (2014), 20 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2014, http://news.zing.vn/20-thuong-hieu-gia-tri-nhat-the-gioi-nam-2014 post466412.html, truy cập ngày 25/5/2014.

16. Michael. H (Bá Quỳnh – Công ty thương hiệu LANTABRAND – sưu tầm và lược dịch từ msaworldwide.com), (2008), Bạn trả phí nhượng quyền để được gì, http://www.lantabrand.com/cat44news5052.html, truy cập ngày 15/06/2015.

17. Quốc Hoàn (2009), Một công ty bị phạt hơn 300 triệu đồng, Báo Công an online. http://anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/mot-cong-ty%C2%A0bi- phat-hon-300-trieu-dong/357049.antd, truy cập ngày 13/06/2015.

18. Kamil Idris - Dịch bởi Cục SHTT, Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Xuất bản bởi Tổ chức SHTT thế giới WIPO.

19. Ngọc Lan (2015), 10 thương hiệu gắn với người Việt qua hai thế

kỷ,


http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/kinh-te/10-thuong-hieu-gan-voi- nguoi-viet-qua-2-the-ky.html, truy cập ngày 20/06/2015.

20. Thạch Linh (2014), Vài nét về lịch sử truyện tranh, http://hcmufa.edu.vn/tap-chi/thong-tin-my-thuat-so-9-10/vai-net-velich-su- truyen-tranh-/, Tạp chí thông tin Mỹ thuật số 09-10.

21. Quốc hội ( 2005), Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Hà Nội.

22. Quốc hội (2009), Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Hà Nội.

23. Quốc hội (2013), Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

24. Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Lào Cai (2011), Chuyên đề hỏi đáp về Sở hữu trí tuệ, http://laocai.gov.vn/sites/sokhcn/sohuutrituevasangkien/cd/Trang/2012113022 1702.aspx, truy cập ngày 21/06/2015

25. Phùng Trung Tập (2004), Các yếu tố của quyền SHTT, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

26. Lê Xuân Thảo (2005), NXB Tư Pháp, Hà Nội.


27. Lưu Thủy (2010), Tranh chấp giữa công ty Smatdoor và austdorr: Ai đúng?, truy cập ngày 17/06/2015.

28. Lionel Bently và Brad Sherman; Holyoak và Torremans, Liên quan đến lợi ích của việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ở Anh.

29. Trung tâm Thông tin – TV – NCKH, Văn phòng Quốc hội , Vế chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ,

https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd= 1&cad=rja&uact=8&ved=0CBwQFjAAahUKEwiclPnWuorIAhXIH6YKHdr xBt0&url=http%3A%2F%2Fvnclp.gov.vn%2Fuploaded%2F2011%2F12%2F 30%2F34V47_512.doc&usg=AFQjCNEIErAqM7hRZxKVj6qpw4Nk9wfIdQ &sig2=JYR9p4VVb-CKRL0ZkKRELw&bvm=bv.103073922,d.dGY, Truy cập ngày 20/06/2015.

30. WIPO (2001), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, chính sách, pháp luật và áp dụng, Bản dịch WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use, phát hành bởi cục SHTT với sự cho phép và tài trợ của tổ chức SHTT thế giới.

31. WIPO (2013), Sở hữu trí tuệ dành cho doanh nghiệp (Bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ), Xem thêm tại: http://www.wipo.int/sme

II. Tiếng Anh

32. Anderson, J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case, American Economic Review.

33. Borkakati R.P., Virmani S.S. (1997), Genetics of thermosentive genic male sterility in Rice, Euphytica.

34. FAO (1971), Agricalture Commudity Projections, Vol.II. Rome.

35. Institute of Economics (1988), Analysis of Expenditure Pattern of Urban Households in Vietnam, Departement of Economics, Economics Research Report, Hanoi.

36. N.Stephan Kinsella (2008), Again Intellectual Property, Copyright Ludwig von Mises Institute Auburn, Alabama.

37. Meville B. Nimmer và David Nimmer (2000), Nimmer On Copyright, New York: Mathew Bender & company.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí