Một Số Vụ Việc Liên Quan Đến Hợp Đồng Chuyển Quyền Sử Dụng Đối Tượng Shcn

trong nước và ngoài nước. Biểu đồ này cũng cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2014 thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN giữa người Việt Nam và người Việt Nam gần như chiếm tỷ lệ cao nhất. Còn hợp đồng sử dụng các đối tượng của quyền SHCN giữa người nước ngoài và người nước ngoài đã đăng ký tại Cục SHTT thì chiếm tỷ lệ ít hơn. Điều này chứng tỏ chúng ta vẫn chưa thực sự có khả năng thu hút các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện việc kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó, cần khẳng định một điều rằng, chúng ta cần tập trung hơn nữa trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế trong nước để cho các nước trên thế giới nhận thức được rằng Việt Nam là một quốc gia tiềm năng để đầu tư kinh tế trong tất cả các lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực SHTT.

Nhìn chung, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN ở Việt Nam đa phần vẫn diễn ra theo chiều hướng tích cực, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công và mang về cho mình những khoản lợi ích khổng lồ từ việc thực hiện hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN. Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cũng được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện thành công việc khai thác công dụng và thúc đẩy sự sáng tạo trong lĩnh vực SHTT nói chung và SHCN nói riêng.

3.1.2 Một số vụ việc liên quan đến hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Mặc dù có những yếu tố tích cực trong hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN như đã nêu ở phần trên, tuy nhiên, vẫn xuất hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm cho việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đôi khi trở thành mối lo ngại của các chủ thể khi thực hiện hợp đồng. Vi phạm hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN ở Việt

Nam đang có xu hướng tăng bởi vì lợi ích của quyền sử dụng đối tượng SHCN là rất lớn.

P/S và Unilever

Thực tiễn cho thấy không phải lúc nào các doanh nghiệp cũng đạt được những lợi ích mong muốn khi thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Đã có rất nhiều những tranh chấp liên quan đến chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền SHCN khi các doanh nghiệp không có được những lợi nhuận mà họ chờ đợi. Trường hợp của P/S là một ví dụ điển hình trong việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng không đạt được lợi ích mong muốn. Nhãn hiệu này đã bị Unilever thâu tóm khi chấp nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu kem đánh răng P/S cho tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng của Anh và Hà Lan Unliever. Khi Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 1995, hãng này ngay lập tức đã xúc tiến đàm phán hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu kem đánh răng P/S. Với chiêu thức liên doanh cùng hợp tác phát triển nhãn hiệu kem đánh răng P/S, Unilever đã có được quyền sử dụng nhãn hiệu P/S thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ngay lập tức, ông lớn của mặt hàng tiêu dùng này đã mang những công nghệ tiên tiến nhất vào Việt Nam để khai thác nhãn hiệu kem đánh răng P/S. Thời điểm ấy, nhìn vào sự hợp tác đôi bên đều có lợi này, giới kinh doanh đều cho rằng P/S sẽ có lợi lớn vì vừa có được nguồn thu từ việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu vừa được chia lợi nhuận thông qua doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó, công ty Hóa phẩm P/S đã đuối sức trong cuộc chạy đua theo công nghệ sản xuất mới. Trong khi vừa ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu vừa thực hiện việc liên doanh giữa hai công ty, P/S đã không đủ sức đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới. Ngay lập tức, số thị phần còn lại của công ty Hóa phẩm P/S kèm theo nhãn hiệu nổi tiếng này rơi vào tay Unilever. Đây thực chất không được coi là vi phạm hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nhưng Unilever đã dùng hợp

đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như một vỏ bọc hoàn hảo để thâu tóm P/S.

Công ty cửa cuốn Úc và Công ty Hưng phát

Vụ tranh chấp về Kiểu dáng công nghiệp được chuyển giao dưới đây là một ví dụ điển hình thể hiện lợi ích của các doanh nghiệp bị vi phạm thông qua hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Công ty Tân Trường Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (KDCN) số 8106 từ ngày 15.12.2004 cho thanh nhôm định hình. Tháng 5.2007, Tân Trường Sơn ký “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng KDCN thanh nhôm định hình số 8106” cho Công ty Hưng Phát. Thời hạn hợp đồng đến ngày 7.8.2008. Ngày 10.11.2008, Công ty CP cửa cuốn úc Smartdoor (gọi tắt là Công ty cửa cuốn úc) ký “Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng KDCN số 8106” với Tân Trường Sơn. Hai bên đã tiến hành đăng ký hợp đồng với Cục SHTT để xác lập quyền sử dụng hợp pháp đối với KDCN này và đã được cấp giấy chứng nhận. Thời hạn sử dụng của Công ty cửa cuốn úc đối với KDCN này từ ngày 18.12.2008 đến hết ngày 18.12.2009.

Sau khi được quyền sử dụng kiểu dáng thanh nhôm định hình nêu trên, Công ty cửa cuốn úc đã phát hiện Hưng Phát vẫn sản xuất sản phẩm cửa cuốn nhãn hiệu Austdoor có sử dụng KDCN số 8106. Đến ngày 25.11.2008, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14, Chi cục QLTT Hà Nội tạm giữ một xe hàng của Hưng Phát để xác minh việc vi phạm. Ngày 24.6.2009, Đội QLTT số 17 tiếp tục giữ một xe hàng của Hưng Phát. Cục SHTT xác nhận, mẫu nan nhôm có trong các xe hàng tạm giữ của Hưng Phát xâm phạm KDCN số 8106. Ngày 1.12.2008, Tân Trường Sơn gửi văn bản nêu rõ, “…Kể từ ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực cho đến nay, Hưng Phát vẫn tiếp tục kinh doanh sản phẩm này là cố tình vi phạm Luật SHTT về bản quyền KDCN của chúng tôi”.

Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam - 12

Về xe hàng mà Đội QLTT số 17 tạm giữ ngày 24.6.2009, Hưng Phát cho rằng, phía Công ty cửa cuốn úc đã không có khuyến cáo việc Hưng Phát có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là sai luật. Vì đến ngày 1.7.2009 (sau khi QLTT giữ hàng 1 tuần), Công ty cửa cuốn úc mới có công văn yêu cầu chấm dứt bán sản phẩm. Ngoài ra, Hưng Phát cho biết, trong hai mẫu thanh nhôm định hình mà Đội QLTT số 14 tạm giữ ngày 25.11.2008 của Hưng Phát được gửi đến Cục SHTT xem xét, mẫu số 1 không xâm phạm. Vì thế, Chi cục QLTT Hà Nội có “Quyết định chuyển giao hoặc trả lại tang vật, phương tiện” cho Công ty Hưng Phát [17].

Ngày 3.8.2009, Viện Khoa học SHTT đã giám định lại “Thanh nhôm định hình” thu được từ Cty Austdoor và ra kết luận Cty Austdoor đã xâm phạm quyền đối với KDCN “Thanh nhôm định hình” được bảo hộ theo bản đăng ký bảo hộ KDCN số 8106.

Đến ngày 11.9.2009, UBND TP Hà Nội đã ra Quyết định số 4695/QĐ- UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại đối với Cty Austdoor, yêu cầu Cty này nộp phạt 307.856.000 đồng và buộc phải loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm [27].

Trong vụ việc trên, sau khi hợp đồng đã hết hạn, vì phát hiện trên thị trường vẫn có mặt sản phẩm mang KDCN thuộc sở hữu của mình nên ngày 1.12.2008, Tân Trường Sơn gửi văn bản yêu cầu Hưng Phát chấm dứt, không bán thanh nhôm định hình có kiểu dáng không khác biệt với kiểu dáng được bảo hộ tại văn bằng số 8106. Sau đó, trợ lý Giám đốc của Hưng Phát còn phản bác bằng việc cho rằng lượng hàng mà công ty này sản xuất có sử dụng KDCN số 8106 không tiêu thụ hết trong thời gian hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng với Công ty Tân Trường Sơn còn hiệu lực.

Tại Điều 144, khoản 1, Luật SHTT quy định các nội dung chủ yếu phải có trong một hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN và khoản 2 quy định các điều khoản không được hạn chế bất hợp lý cho bên

được chuyển giao quyền sử dụng. Tuy nhiên, trong hợp đồng đó, hai bên không có nội dung thỏa thuận về số lượng sản phẩm do bên nhận chuyển quyền sử dụng KDCN được sản xuất trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực. Nếu so sánh với Điều 144 khoản 1 thì nội dung này ngoài nội dung cơ bản phải có, nhưng cũng không thuộc phạm vi nội dung bị coi là vô hiệu quy định tại khoản 2 điều 144.

Nếu hai bên trong quá trình thương lượng hợp đồng thỏa thuận có thêm nội dung này và ghi vào hợp đồng để ràng buộc nhau thì việc tranh chấp về số lượng sản phẩm do Hưng Phát đang bán có được sản xuất trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực hay sản xuất sau khi hợp đồng hết hiệu lực sẽ dễ xác định. Từ đó, có điều kiện để kết luận Hưng Phát có hành vi xâm phạm quyền của Tân Trường Sơn hay không sau khi hết quyền sử dụng KDCN theo thời hạn của hợp đồng.

3.1.3. Những vấn đề phát sinh trong chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN

Mặc dù hoạt động li–xăng ở nước ta đã có nhiều bước phát triển rõ rệt, các doanh nghiệp trong nước đã quan tâm hơn đến giá trị quyền sử dụng đối tượng SHCN của mình song vẫn còn tồn tại một số bất cập cần phải được nhìn nhận và tháo gỡ như:

- Sử dụng, khai thác, duy trì đối tượng SHCN sau khi chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Trên thực tế có rất nhiều đối tượng SHCN sau khi được chuyển quyền sử dụng bị bên được chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN sử dụng một cách bừa bãi, không có ý thức phát triển đối tượng SHCN làm cho đối tượng đó bị suy giảm về giá trị, thậm chí có thể bị triệt tiêu hoàn toàn.

Ví dụ, việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu của kem đánh răng “Dạ Lan” cho Liên doanh Colgate - Pamolive Sơn Hải (Công ty TNHH Hóa

mỹ phẩm Sơn Hải đã liên doanh với Tập đoàn Colgate – Pamolive của Hoa Kỳ). Kể từ khi liên doanh được thành lập, quyền sử dụng nhãn hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” được chuyển nhượng cho liên doanh với giá 3 triệu USD. Như vậy, với liên doanh trên 10 triệu USD, Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải đã góp 30% vốn. Do không có ý định phát triển nhãn hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” nên việc sản xuất loại kem đánh răng này giảm dần và cuối cùng nhãn hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” bị mất hẳn trên thị trường. Năm 1998, Công ty Sơn Hải đã nhượng lại phần vốn góp cho Colgate - Pamolive vì liên doanh không thực hiện được đúng mục tiêu ban đầu nên liên tục bị thua lỗ. Với hình thức góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” để thành lập liên doanh, sau 3 năm nhãn hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” đã bị thay thế bằng nhãn hiệu kem đánh răng “Colgate” của Tập đoàn Colgate - Palmolive. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp nước ngoài thông qua hình thức góp vốn liên doanh không chỉ lấy được thị phần mà các nhãn hiệu của Việt Nam mất rất nhiều chi phí, công sức, thời gian… để xây dựng mà còn có thể triệt tiêu chúng một cách khá dễ dàng.

Nguyên nhân của việc này là do vấn đề khai thác, duy trì và bảo vệ đối tượng quyền SHCN sau khi được chuyển giao quyền sử dụng đã không được các doanh nghiệp ở nước ta quan tâm đến, dẫn đến phải trả một cái giá khá đắt cho những hành vi chuyển giao quyền sử dụng tương tự như trên. Đây có lẽ là bài học đắt giá mà các doanh nghiệp ở nước ta cần phải rút kinh nghiệm để tránh và gấp rút xây dựng chiến lược duy trì và phát triển nhãn hiệu của mình trước, trong và sau liên doanh. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật nước ta về chuyển quyền sở hữu công nghiệp nói chung dường như chưa chú ý đến tình huống nêu trên.

- Vấn đề sử dụng đối tượng quyền SHCN sau khi hết thời hạn hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng.

Sau khi hết thời hạn chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, nhiều cá nhân, tổ chức là bên được nhận quyền sử dụng lợi dụng sự sơ hở của bên chuyển quyền sử dụng mà tiếp tục sử dụng đối tượng SHCN khi không được sự cho phép của bên chuyển quyền.Đây chính là hành vixâm phạm quyền SHCN.

Ngoài ra, một vấn đề khác nảy sinh là khi hết thời hạn của hợp đồng chuyển quyền sử dụng mà bên được chuyển quyền vẫn tiếp tục sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo đối tượng SHCN. Hành vi đó gây ra sự nhầm lẫn giữa những hàng hóa được sản xuất trong thời kỳ hợp đồng chuyển quyền sử dụng còn thời hạn và sau khi hết thời hạn. Khi các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát cũng rất khó để xác định những hàng hóa này bởi từ thời điểm phân phối ra thị trường chúng đã bị lẫn vào nhau.


- Về số phận của hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN trong trường hợp bên chuyển quyền sử dụnglà doanh nghiệp phá sản.


Trong khi hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đang có hiệu lực pháp luật thì một nguyên tắc bắt buộc là quyền sở hữu đối tượng SHCN vẫn phải đang thuộc về bên chuyển chuyển quyền.Tuy nhiên, trên thực tế rất có khả năng trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, doanh nghiệp là bên chuyển quyền bị lâm vào tình trạng phá sản và bị tuyên bố phá sản. Do đó, vấn đề đặt ra là số phận của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đang còn thực hiện ở trên sẽ như thế nào khi doanh nghiệp chuyển giao bị phá sản. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật về phá sản lẫn pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước ta chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề này.Vì thế, doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp nhận chuyển giao sẽ gặp khó khăn khi lâm vào tình huống này.

- Về vấn đề giải quyết tranh chấp trong quan hệ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, tranh chấp hợp đồng rất có thể sẽ xảy ra. Và việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN không phải là vấn đề đơn giản thậm chí có phần phức tạp hơn so với các loại hợp đồng thông thường bởi đối tượng của loại hợp đồng này khá đặc biệt, đó là tài sản vô hình, khó xác định. Điều này đòi hỏi việc giải quyết tranh chấp phải chuyên nghiệp, cẩn trọng, chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc xét xử các tranh chấp này ở tòa án nước ta hiện nay còn lúng túng, chưa đạt được hiệu quả cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là: do vấn đề xác định hành vi vi phạm; phương pháp, căn cứ xác định giá trị thiệt hại chưa được pháp luật làm rõ; trình độ của đội ngũ tham gia giải quyết các vụ án của Tòa án về lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế trong khi đây là lĩnh vực khó và mới ở nước ta; chúng ta chưa có tòa chuyên trách về sở hữu trí tuệ để tăng tính chuyên nghiệp, chính xác trong quá trình xét xử mà lại giao cho nhiều tòa khác nhau xét xử.

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN tại Việt Nam

Từ những vấn đề bất cập trong hoạt động thực tiễn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN đã trình bày phần trên, chúng ta nên xem xét và hoàn thiện những vấn đề pháp lý sau nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực thi quyền tự do kinh doanh, giao kết hợp đồng, nâng cao vị thế, vai trò, uy tín, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở trên thương trường trong nước và quốc tế.

Thứ nhất, cần có quy định cụ thể về việc bên được chuyển quyền sử dụng có nghĩa vụ phải sử dụng theo hướng phát triển các đối tượng SHCN và

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí