Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 11


Chuyển giao hợp đồng là việc một người (người chuyển giao hợp đồng) chuyển giao cho một người khác (người thế hợp đồng) các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng của mình với một người khác (bên còn lại của hợp đồng), với tư cách là một bên trong hợp đồng .

Điều . . . Điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng

Trừ trường hợp chuyển giao hợp đồng theo pháp luật khác; chuyển giao hợp đồng phải có sự đồng ý của bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao, bên còn lại trong hợp đồng; và hội đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật này.

Điều . . . Hợp đồng không được chuyển giao

Các bên của hợp đồng được chuyển giao hợp đồng, trừ những trường hợp sau:

1. Hợp đồng gắn liền với nhân thân của bên chuyển giao;

2. Hợp đồng mà các bên thỏa thuận không được chuyển giao, hoặc pháp luật quy

định không được chuyển giao.

Điều . . . Chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

1. Chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận là quan hệ chuyển giao hợp đồng mà trong đó các bên trong quan hệ chuyển giao: Bên chuyển giao, bên nhận chuyển giao, bên còn lại của hợp đồng; cùng đồng ý việc chuyển giao hợp đồng.

2. Chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 11

Chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận có hiệu lực như chuyển giao hợp đồng theo pháp luật.

Các bên trong hợp đồng có thể thể hiện ý chí về việc đồng ý hay không đồng ý

chuyển giao hợp đồng ngay trong hợp đồng được giao kết ban đầu. Điều . . . Chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật

1. Chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật là chuyển giao hợp đồng theo qui

định của pháp luật khác Bộ luật này.

2. Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật được thực hiện theo pháp luật liên quan.

Điều . . . Hình thức chuyển giao hợp đồng

1. Việc chuyển giao hợp đồng phải được lập thành văn bản.


2. Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thì việc chuyển giao hợp đồng phải tuân theo quy định về hình thức của hợp đồng đó.

Điều . . . Thời điểm có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng

1. Chuyển giao hợp đồng có hiệu lực ngay sau khi các bên xác lập việc chuyển giao hợp đồng.

2. Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định cụ thể thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thì việc chuyển giao hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm mà pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, tương ứng với hợp đồng chuyển giao.

Điều . . . Hệ quả pháp lý của chuyển giao hợp đồng

Nếu không có thỏa thuận khác, kể từ thời điểm có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng, toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng của bên chuyển giao hợp đồng sẽ chuyển sang cho bên nhận chuyển giao hợp đồng. Bên chuyển giao hợp đồng không còn quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng chuyển giao; nếu các bên không có thỏa thuận khác.

DANH MỤC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH TRONG PHỤ LỤC

1. Phụ lục 01. Bản án dân sự phúc thẩm số: 553/2008/DS-PT ngày 29/5/2008 của TAND TP Hồ Chí Minh, về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. 40.

2. Phụ lục 02. Bản án dân sự sơ thẩm số: 09/2011/DSST ngày 07/9/2011 của TAND huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, về “Tranh chấp về hợp đồng giao khoán rừng” . 46.

3. Phụ lục 03. Bản án dân sự phúc thẩm số: 15/2012/DSPT ngày 26/4/2012 của TAND tỉnh Phú Yên, về “Tranh chấp về hợp đồng giao khoán rừng”. 46

4. Phụ lục 04. Quyết định giám đốc thẩm số: 13/2015/DS-GĐT ngày 11/12/2015 của TAND Cấp cao tại Đà Nẵng, về “Tranh chấp về hợp đồng giao khoán rừng”.

5. Phụ lục 05. Bản án dân sự phúc thẩm số: 687/2012/DSPT ngày 20/6/2012 của TAND TP Hồ Chí Minh, về “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”. 55

6. Phụ lục 06. Quyết định giám đốc thẩm số: 14/2008/KDTM-GĐT ngày 28/11/2008 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, về “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm tài sản”. 58

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/11/2023