Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Gieo Trồng Từ 1997-2008


sản xuất ngành trồng trọt thời kỳ 2001-2005 chậm lại và thấp hơn so với thời kỳ 1997-2000. Đến năm 2008, tổng diện tích gieo trồng ước 94.022 ha, giảm 2,97% so với năm 2007; trong đó cây lương thực có hạt giảm 2,8% (riêng cây lúa giảm 2,86%).

Bảng 2.5: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu gieo trồng từ 1997-2008



Năm

Diện tích gieo trồng cây hàng năm (Nghìn ha)

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm (%)

Lương

thực

Thực

phẩm

Công

nghiệp

Cây hàng

năm khác

Lương

thực

Thực

phẩm

Công

nghiệp

Cây hàng

năm khác

1997

91,26

8,06

3,16

0,64

88,5

7,8

3,1

0,6

2000

92,18

8,72

3,42

0,28

88,1

8,3

3,3

0,3

2001

89,13

9,68

3,59

0,34

86,8

9,4

3,5

0,3

2002

88,76

9,21

3,62

0,27

87,1

9,0

3,6

0,3

2003

87,81

10,00

3,90

0,29

86,1

9,8

3,8

0,3

2004

85,69

10,94

3,83

0,28

85,1

10,8

3,8

0,3

2005

84,74

10,73

3,80

0,37

85,0

10,8

3,8

0,4

2006

83,76

10,02

3,56

0,39

85,7

10,3

3,6

0,4

2007

82,67

10,35

3,50

0,38

85,3

10,7

3,6

0,4

2008

80,07

9,86

3,69

0,41

85,2

10,5

3,9

0,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh - 9

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê năm tỉnh Bắc Ninh từ năm 2000 đến 2008.

Cơ cấu cây trồng cũng có sự chuyển dịch theo hướng các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp, quy mô, diện tích gieo trồng và tỷ trọng giá trị sản xuất ngày càng giảm. Bên cạnh đó, các cây trồng có giá trị kinh tế cao, quy mô sản xuất và giá trị ngày càng tăng. Năm 1997, diện tích các cây lương thực là 91,26 ha, năm 2005 là 84,74 ha, đến 2008 còn 80,07 ha. Trong khi đó, diện tích cây thực phẩm tăng từ 8,06 ha lên 10,73 ha năm 2005 và năm 2008 là 9,86 ha. Cơ cấu diện tích cây thực phẩm thì diện tích dưa các loại, hành tỏi, cà chua tăng nhanh. Ngoài ra, trong những năm gần đây, tỉnh chú trọng phát


triển ngành trồng hoa và cây cảnh nên diện tích trồng loại cây này cũng tăng nhanh hơn.

Trong từng loại cây trồng, cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ cũng chuyển biến tích cực góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Cây lúa đã được gieo cấy chủ đạo bằng giống lúa Thuần Trung Quốc, lúa Lai thay cho giống cũ là Mộc Tuyền và Bao Thai, cơ cấu mùa vụ đã chuyển đổi rò nét. Các cây ngô, đậu tương, lạc,… cũng dần dần thay thế giống cũ bằng các giống mới nhập ngoại năng suất cao và chất lượng tốt hơn. Vì thế, đến năm 2008, Bắc Ninh đã hình thành 13 vùng sản xuất lúa, 24 vùng khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu, nhiều vùng hoa, cây cảnh với những công thức luân canh phù hợp, đưa được hệ số quay vòng đất lên 3 vụ trong năm, đạt được mức thu nhập bình quân cao gấp ba, bốn lần so với nhiều năm về trước.

- Chăn nuôi được quan tâm đầu tư phát triển theo hướng đem lại giá trị cao bằng nhiều mô hình như nuôi bò lai, lợn siêu nạc, ngan Pháp, gà vịt siêu trứng,… tập trung với qui mô lớn, thậm chí tỉnh Bắc Ninh còn khuyến khích chăn nuôi theo mô hình trang trại với nhiều loại vật nuôi mới như đà điểu, hươu,… Đặc biệt là, giai đoạn 2001-2005 đã chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá, giá trị tăng thêm của khu vực này tăng khá đều hàng năm. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân mỗi năm thời kỳ 2001-2005 tăng 9,25%, cao hơn mức 2,19% của ngành trồng trọt nên đã giữ được nhịp độ tăng ổn định của toàn ngành nông nghiệp ở mức 4,84% năm về giá trị sản xuất và 5,58% về giá trị tăng thêm.

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 29,4% năm 2000 lên 35,22% năm 2002 và 39,37% năm 2005, ước tính tăng đến 44,10% năm 2008. Ngành chăn nuôi Bắc Ninh những năm gần đây có xu hướng tăng giá trị là do áp dụng phương pháp chăn nuôi bò và gia cầm theo phương thức bán công nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và lớn


ngày càng phát triển, thay thế dần kiểu chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ. Phương thức này đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm thiểu dịch bệnh, rút ngắn chu kỳ sản xuất, cho năng suất cao.

Trong những năm gần đây, quá trình cơ giới hoá trong nông nghiệp được áp dụng rộng rãi cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến số lượng tăng, giảm của đàn gia súc, gia cầm tỉnh Bắc Ninh. Số lượng đàn trâu ngày một giảm do hiệu quả kinh tế thấp vì trước đây, chủ yếu nuôi trâu để sử dụng làm sức kéo trong nông nghiệp. Trong khi đó số lượng đàn bò ngày càng tăng vì mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ cấu giống cũng thay đổi. Năm 2005, bò lai sind chiếm 63,8% tổng đàn, gấp hơn 5 lần năm 1997 và năm 2005 đã có 634 con bò sữa. Bên cạnh đó, việc tăng quy mô đàn lợn, đàn gia cầm lấy thịt, trứng,… để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của tỉnh và cung cấp một phần không nhỏ cho các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội.

Năm 2008, do thời tiết diễn biến khắc nghiệt hơn nên ảnh hưởng xấu tới ngành chăn nuôi của tỉnh. Những tháng đầu năm thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài, tuy không gây thiệt hại về số đầu gia súc, gia cầm nhưng đã làm giảm khả năng miễn dịch và khiến vật nuôi chậm phát triển; trong khi đó, dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi luôn giữ ở mức cao, số hộ chăn nuôi qui mô nhỏ tiếp tục giảm. Từ quý II, dịch bệnh đã được kiểm soát, giá con giống đã giảm xuống, nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào chăn nuôi. Do đó, tổng đàn đã từng bước được khôi phục và phát triển. Trong đó, đàn trâu và đàn bò giảm nhẹ, còn đàn lợn (+8,3%) và gia cầm (+3%) tăng hơn so với năm 2007. Vì thế, sản lượng thịt hơi ước đạt 80,8 nghìn tấn, tăng 6,5% năm 2007.

Bảng 2.6: Kết quả chăn nuôi của tỉnh Bắc Ninh từ 1997-2008



Năm

Trâu

(Con)

(Con)

Lợn

(Con)

Gia cầm

(1000 con)



1997

19.583

36.969

332.026

2.830

2000

17.065

42.647

419.685

3.037

2001

12.727

41.989

417.575

3.406

2002

12.018

43.969

443.729

3.812

2003

11.258

48.320

473.343

3.956

2004

9.503

54.622

451.347

3.388

2005

8.046

59.822

462.687

3.676

2006

4.888

59.360

474.791

3.486

2007

4.082

60.599

384.915

3.807

2008

3.493

49.646

416.940

3.923

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2000, 2005, 2008

- Dịch vụ nông nghiệp, những năm qua, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đã phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp năm 1997 đạt 38,6 tỷ đồng, năm 2007 đạt 95,4 tỷ đồng, 2008 ước đạt 100,8 tỷ đồng và có tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1997-2008 là 9,12%. Dịch vụ nông nghiệp bao gồm chủ yếu là dịch vụ thuỷ nông, cung cấp giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu thuốc thú y,… Nhiều mô hình hợp tác xã có dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm xuất hiện như HTX Ngang Nội (Tiên Du), HTX Lựa, HTX Mộ Đạo (Quế Vò), tổ chức dịch vụ sản xuất giống luá, dưa chuột, ớt xuất khẩu. Tuy nhiên, mô hình HTX chưa nhiều, qui mô hoạt động còn nhỏ, vốn đầu tư còn thiếu.

Ngành lâm nghiệp có quy mô nhỏ, do diện tích đất lâm nghiệp ít (chiếm 0,74% trong tổng diện tích đất tự nhiên). Những năm qua, phong trào trồng cây phân tán được quan tâm chỉ đạo và khuyến khích phát triển. Thực hiện mục tiêu chung của phát triển lâm nghiệp Bắc Ninh là: Xây dựng rừng cảnh quan môi trường gắn với du lịch - dịch vụ nên ngành lâm nghiệp vẫn giữ vững và phát triển được vốn rừng. Để phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh và góp phần cải tạo đất, các loại cây như keo, thông đã được trồng để


thay thế cho hơn 200 ha cây bạch đàn. Giá trị sản xuất của ngành này cũng giảm qua các năm, từ 11,9 tỷ đồng năm 2000 còn 5,77 tỷ đồng năm 2005 (giá so sánh 1994).

Ngành thuỷ sản: Những năm đầu mới tái lập tỉnh, mặc dù diện tích ao hồ, thùng, vũng đã được khai thác cơ bản vào nuôi trồng thuỷ sản nhưng do sản xuất mang tính quảng canh, tự phát, manh mún, quy mô nhỏ bé, vốn đầu tư ít nên kết quả đạt được rất hạn chế. Bình quân mỗi năm giai đoạn 1997- 2000, giá trị sản xuất chiếm 3,5% trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Đến 20/6/2001, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ra nghị quyết về chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa không ăn chắc sang nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình lúa-cá, đã tạo bước đột phá quan trọng làm cho ngành thuỷ sản phát triển nhanh, góp phần nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Quy mô diện tích và sản lượng thu hoạch hàng năm tăng nhanh. Năm

1997, diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 2.792 ha mặt nước, đến năm 2005 là

4.558 ha, năm 2008 ước đạt 5.177 ha. Sản lượng thuỷ sản năm 1997 là 5,26 nghìn tấn, tăng lên 17,6 nghìn tấn năm 2005, năm 2006 là 20,5 nghìn tấn và ước năm 2008 là 23,41 nghìn tấn. Bên cạnh việc tăng quy mô, hình thức nuôi trồng thuỷ sản cũng dần chuyển từ kiểu truyền thống sang nuôi bán thâm canh và thâm canh nên đưa năng suất cá bình quân từ 1,46 tấn/ha tăng lên 3,86 tấn/ha năm 2005. Kết quả sản xuất đạt cao đã làm cho giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản đạt tốc độ tăng cao nhất trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Bình quân giai đoạn 2001-2005 tăng 21,13%. Đến năm 2006, toàn tỉnh có 4.732 hộ chuyên nuôi trồng thuỷ sản. So với năm 2001 tăng 3.597 hộ, gấp 3,17 lần.

2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành công nghiệp - xây dựng

Những năm gần đây, trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, sản xuất công nghiệp là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu tạo ra


GDP hàng năm. Từ xuất phát điểm với tỷ trọng thấp (23,77% năm 1997), đến năm 2005, tỷ trọng này được nâng lên là 45,92% và năm 2008 ước đạt 56,38% trong GDP. Bình quân mỗi năm từ 1997-2008, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) tăng 33,5%. Trong đó, có sự đóng góp to lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (bình quân tăng 142%/năm). Đến năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 đạt 16,05 nghìn tỷ đồng, gấp 7,68 lần so với năm 1997. Qua bảng 2.1, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng của Bắc Ninh tăng lên dần dần hàng năm cho thấy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Bắc Ninh đã đi đúng theo hướng CNH - HĐH mà Đại hội Đảng bộ của tỉnh đã đề ra ngay từ thời kỳ đầu tái lập tỉnh.

Bảng 2.7: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 1997-2008

Đơn vị tính: %



Năm


Tổng

CN khai thác

CN chế biến

SX, PP

điện, nước

Xây dựng

1997

100

0,6

58,9

0,3

40,2

2000

100

0,0

79,8

0,1

20,1

2001

100

0,0

82,6

0,1

17,3

2002

100

0,8

84,2

0,1

14,9

2003

100

0,4

84,7

0,2

14,7

2004

100

0,2

85,9

0,1

13,8

2005

100

0,1

85,7

0,1

14,1

2006

100

0,1

85,0

0,1

14,8

2007

100

0,1

87,6

0,1

12,2

2008

100

0,1

88,0

0,1

11,8

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê Bắc Ninh từ năm 2000 đến 2008

Xét trong nội bộ ngành công nghiệp, có sự chuyển dịch bước đầu tạo ra cơ cấu hợp lý. Đến nay, công nghiệp Bắc Ninh đã có đủ 3 ngành công nghiệp


cấp I, trong đó, công nghiệp chế biến là chủ yếu, chiếm hơn 99% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

- Trong công nghiệp chế biến của Bắc Ninh, một số ngành chủ lực được đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ nên tạo ra giá trị sản xuất lớn và tăng nhanh như sản xuất thực phẩm đồ uống bình quân mỗi năm tăng 58,92%; ngành dệt tăng 52,23%, sản xuất trang phục tăng 28,13%; sản xuất giấy tăng 36,36%; sản xuất vật liệu xây dựng tăng 31,58%; sản xuất kim loại tăng 47,54%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 29,98%, sản phẩm đồ gỗ tăng 28,49%.

Những năm gần đây, tỉnh Bắc Ninh tập trung phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và đô thị, mở rộng nâng cao chất lượng sản phẩm các làng nghề với các ngành hàng chủ yếu:

+ Công nghiệp chế biến nông - lâm sản và thực phẩm bao gồm: công nghiệp sản xuất thực phẩm nước giải khát, chế biến lâm sản, sản xuất gỗ, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu và tủ bàn ghế các loại, sản xuất thuốc lá và chế biến nguyên liệu thuốc lá, gia cầm và thuỷ sản, sản xuất bia, chế biến sản phẩm tơ tằm đều có tốc độ tăng trưởng ổn định. Các cơ sở chế biến tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, Yên Phong và Lương Tài.

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ, thuỷ tinh đã và đang phát triển mạnh bao gồm cả các đơn vị Trung ương và địa phương.

+ Công nghiệp dệt, da, may mặc là ngành có điều kiện phát triển, thị trường trong nước và nước ngoài rất rộng lớn, nhưng hiện tại các sản phẩm công nghiệp này của Bắc Ninh còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh, khoảng 5% .

+ Công nghiệp cơ khí, điện, điện tử: Ngành cơ khí của tỉnh còn phân tán, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ. Các sản phẩm chủ yếu của ngành cơ khí là công cụ lao động phổ thông, cán kéo thép và thép hình, bu lông, ốc xiết...


+ Công nghiệp hoá chất, phân bón: Hiện tại, Bắc Ninh đã có nhà máy khí công nghiệp 100% của Cộng hoà Pháp đã đi vào sản xuất ổn định. Sản phẩm là các loại khí ôxy, nitơ, khí hiếm phục vụ cho nhà máy kính nổi và sản xuất trong nước.

So với năm cuối của kế hoạch (1996-2000) thì tỷ trọng cơ cấu các nhóm ngành hàng có thay đổi: Ngành chế biến nông lâm sản thực phẩm (chủ yếu tăng là do sản phẩm chế biến thức ăn chăn nuôi và sản phẩm đồ gỗ) cao hơn 10%. Ngành cơ khí, điện, điện tử cao hơn 4% (chủ yếu tăng do sản phẩm sản xuất kết cấu thép và thiết bị điện). Riêng ngành sản xuất vật liệu xây dựng có giảm hơn do các đơn vị sản xuất đã đi vào đầu tư chiều sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, mặt khác do thị trường tiêu thụ sản phẩm phải cạnh tranh quyết liệt hơn.

Sản phẩm tham gia xuất khẩu chưa nhiều chủ yếu là: các sản phẩm bằng gỗ, giấy đế, dưa chuột, mây tre đan, sắt thép..., một số sản phẩm sơ chế thu mua để xuất khẩu như lạc nhân, hoa hồi, quế, long nhãn, hạt sen... Chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản phẩm xuất khẩu vẫn là sản phẩm may mặc chiếm 72%, chủ yếu là sản phẩm may gia công.

- Xây dựng cơ bản (XDCB) là một trong những lĩnh vực quan trọng của đầu tư phát triển. Kết quả của hoạt động này là làm tăng thêm tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân, phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của toàn xã hội. Với lợi thế là tỉnh có tiềm năng về nghề xây dựng, những năm qua, cùng với việc phát huy các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế để tăng cường cho đầu tư thì hoạt động XDCB cũng được tạo điều kiện về vốn để triển khai xây dựng các dự án, công trình. Vì thế, bình quân mỗi năm từ 1997-2005, giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 14,78%, trong đó giai đoạn 2001-2005 có tốc độ tăng cao hơn (16,09%). Năm 2005, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 1.128,6 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994) thì đến năm 2008

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí