Bối Cảnh Tác Động Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Tỉnh Điện Biên


như đầu tư cho nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2005 chiếm 8,43% trong tổng số vốn đầu tư thực hiện toàn tỉnh thì con số nay còn 6,46% năm 2006, 5,65% năm 2007, 5,55% năm 2008 và 4,06% năm 2009.

Tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp có xu hướng tăng qua các năm cho dù hiệu quả đầu tư cho công nghiệp thấp hơn nông nghiệp. Trong khi đó ngành nông- lâm- thủy sản vẫn có tỷ trọng lớn trong GDP và hiệu quả đầu tư vẫn cao hơn ngành công nghiệp nhưng tỷ trọng đầu tư lại giảm sút. Với tiềm năng công nghiệp như ở tỉnh Điện Biên thì việc ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng trong điều kiện hiện tại là không hợp lí. Đúng là cần đầu tư cho phát triển công nghiệp mới thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, hay nói cách khác để phát triển thoát nghèo cần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng phát triển công nghiệp ngoài vì bản thân ngành công nghiệp, điều quan trọng hơn là phải hướng vào phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, với khả năng về vốn, khoa học công nghệ, kỹ thuật như hiện nay của tỉnh Điện Biên thì không nên và sẽ không có đạt hiệu quả kinh tế nếu ưu tiên phát triển ngành công nghiệp cần nhiều vốn, kỹ thuật cao.

Như vây, cần có nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, khả năng phát triển của các ngành nhất là ngành nông nghiệp.

+ Trình độ đội ngũ lao động, đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Trong tổng số 260.471 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2009, có 26,90% đã qua đào tạo, trong đó từ trình độ cao đẳng trở lên chiếm 7,52%. Vây, trong tổng số hơn 260 nghìn lao động chỉ có khoảng 70 nghìn lao động đã qua đào tạo ở các trình độ khác nhau. Ngoài ra cũng cần tính đến chất lượng của đội ngũ lao động đã qua đào tạo nay là rất thấp. Thậm chí số lao động đã có trình độ văn hóa 12/12 cũng không nhiều. Đặc biệt trình độ năng


lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn yếu dẫn đến nhận thức, vận dụng quy luật kinh tế vào thực tiễn còn chưa chính xác.

Quyền và nghĩa vụ trách nhiệm chưa tương xứng với nhau. Chưa gắn tránh nhiệm cá nhân với hiệu quả công việc mà cá nhân chịu trách nhiệm, dẫn tới không có căn cứ để động viên khen thưởng người làm tốt, phê bình, xử lý trách nhiệm cá nhân người làm chưa tốt.

Chưa có chính sách cụ thể để thu hút những người đã qua đào tạo chuyên môn, người có trình độ năng lực. Chế độ lương, làm việc đối với đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều bất cập, không kính thích được người làm công ăn lương và là một lí do không nhỏ dẫn đến tiêu cực dưới mọi hình thức.

+ Môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế không thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tình trạng quan liêu tham nhũng diễn biến rất phức tạp, phổ biến ở tất cả các ngành các lĩnh vực, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, làm mất dần lòng tin của nhân dân. Việc thu hút vốn đầu tư vào công nghiệp là rất hạn chế, nhiều dự án không thực hiện được hoặc thực hiện quá chậm như phát triển các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở Tuần Giáo, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng ở Mường Nhé…Thiếu các chính sách cụ thể để huy động các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Công tác cải cách hành chính ở các cấp, các ngành còn chậm chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

+ Hạn chế trong việc huy động và hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Về huy động vốn: tổng số vốn đầu tư thực hiện đều tăng qua các năm từ 821.277 triệu đồng năm 2005 lên 1.695.762 triệu đồng năm 2009, tăng gấp đôi so với năm 2005. Trong hơn 1.695 tỷ đồng thì có tới 1.233 tỷ đồng là vốn tư khu vực kinh tế nhà nước, trong đó vốn từ ngân sách cũng xấp xỉ một nghìn tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước năm 2009 mới có khoảng 462 tỷ đồng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 11


Vồn nhà nước tăng cả về số tuyệt đối, cả về tỷ trọng, năm 2005 vốn nhà nước chiếm 71,67%, năm 2009 là 72,71%, vốn ngoài nhà nước có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhà nước trên 70% tổng nguồn vốn, vốn ngoài nhà nước chỉ chiếm 27,29% và về cơ bản là không có vốn đầu tư nước ngoài.

Về hiệu quả sử dụng vốn: vốn đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, trong khi hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước là thấp nhất so với tất cả các khu vực khác, điều này đã được khẳng định qua thực tế. Tỷ lệ Vốn/GDP trong khu vực kinh tế nhà nước bằng 2,04, trong khu vực ngoài nhà nước bằng 0,39, thấp hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế nhà nước. Tỷ lệ Vốn/GDP toàn tỉnh tăng lên theo thời gian, năm 2005 là 0,71, năm 2009 là 0,95, tức là hiệu quả đầu tư đã giảm dần qua các năm. Do vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội là một bài toán khó đối với tỉnh miên núi như tỉnh Điên Biên.

+ Công tác quy hoạch chi tiết còn chậm, chưa sát với thực tế; quá trình triển khai thực hiện còn yếu.

+ Dấu ấn của kinh tế bao cấp vẫn còn ảnh hưởng nặng nề. Vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào ngân sách của chính phủ, chưa đổi mới tư duy về phát triển kinh tế, một số nơi tập quán tự cấp tự túc còn nặng nề, chậm tiếp cận với kinh tế thị trường. Chưa khai thác được tiềm năng thế mạnh của tỉnh cho phát triển kinh tế, xã hội.


Chương 3‌‌

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2015

3.1. Bối cảnh tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Điện Biên

3.1.1. Bối cảnhquốc tế và trong nước

- Bối cảnh quốc tế

+ Sự hình thành nền kinh tế tri thức với đặc trưng nổi bật là sự xâm nhập nhanh của tri thức và công nghệ cao vào tất cả các ngành, các lĩnh vực và quyết định xu hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới. Trong nền kinh tế này, những lợi thế truyền thống đang dần nhường chỗ cho lợi thế về tri thức, về công nghệ và năng lực sáng tạo của con người. Sự di chuyển những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và cả những ngành sử dụng nhiều vốn từ các nước phát triển nhất ra nước ngoài để tập trung vào những ngành công nghệ cao với tính cách là một chiến lược phát triển quy mô lớn, là một cơ hội tốt cho các nước đang phát triển hiện nay.

+ Quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc đã dần xóa nhòa biên giới kinh tế quốc gia. Việc hình thành sự liên kết chức năng sản xuất làm cho các chính sách kinh tế quốc gia ngày càng phải tính tới sự phối hợp với các yếu tố bên ngoài chứ không chỉ mang sắc thái đôc lập như trước. Giờ đây các doanh nghiệp quốc gia thường xuyên phải chịu sức ép cạnh tranh mang quốc tế. Về phương diện tài chính, quy mô của sự lưu chuyển luông vốn đã đạt mức kỷ lục.

Trong quá trình toàn cầu hóa, các dòng di chuyển lao động quốc tế diễn ra thường xuyên với quy mô lớn đã đem lại những cơ hội lớn cho các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển dư thừa lao động có thể xuất khẩu


lao động ra nước ngoài nhất là sang các nước phát triển hơn. Các nước đang phát triển cũng có cơ hội tốt hơn để thu hút lao động trình độ cao thuộc mọi lĩnh vực mà họ đang cần. Bên cạnh đó, việc di chuyển lao động sẽ kéo theo tăng cầu về các dịch vụ kèm theo như vận tải, thông tin liên lạc, nhà ở… tạo sự kích thích đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng phải đối mặt với tình trạng "chảy máu chất xám" đang diễn ra. Điều này đã làm cho qua trình bắt nhịp vào dòng chảy chung của toàn cầu hóa và kinh tế trị thức trở nên càng khó khăn.

Sự vận động của quá trình phân công lao động quốc tế hình thành chuỗi giá trị toàn cầu có ảnh hưởng rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Một mặt, các quốc gia đang phát triển có thể thâm nhập ngay vào chuỗi giá trị toạn cầu ngay cả khi các nước này chưa có một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh và hiện đại. Nhưng mặt khác, những biến đổi cơ cấu kinh tế của các nước khó trành khỏi bị lệ thuộc vào chiến lược toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia.

Tóm lại, xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân công lao động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường rộng lớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép các nước có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả... Quá trình đó vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới.

+ Những năm gần đây giá cả nông sản trên thị trường thế giới có xu hướng tăng mở ra cơ hội nâng cao khả năng cạnh tranh cho những quốc gia còn đang dựa nhiều hơn vào nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của tri thức


khoa học, mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã nâng cao năng suất cũng như giá trị gia tăng trong nông nghiệp lên rất nhiều. Đây là cơ hội để Điên Biên phát huy lợi thế so sánh về tiềm năng nông nghiệp chất lượng cao thân thiện với môi trường.

+ Hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Sau cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra quá trình cơ cấu lại một cách sâu sắc nền kinh tế của các nước và toàn cầu. Một trong những đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính lần này là nó diễn ra đồng thời với cuộc khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng khí hậu và môi trường, do đó kinh tế thế giới sẽ hướng mạnh vào công nghệ tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Các nền kinh tế tùy thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sẽ phải điều chỉnh theo hướng chú trọng hơn tới thị trường nội địa. Hệ thống tài chính ngân hàng có thể sẽ được cơ cấu lại. Điều này sẽ có tác động đáng kể tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng như của tỉnh Điện Biên.

- Bối cảnh trong nước

+ Nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước xã hội chủ nghĩa theo quan điểm đổi mới của đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 đến nay đã được hơn hai mươi năm. Thể chế kinh tế thị trường đã từng bước được hoàn thiện hơn và đã được nhiều nước trên thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường hoàn thiện. Với sự hình thành, mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế thị trường, việc phân bổ nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau, tức là quyết định trạng thái cơ cấu kinh tế quốc gia, ngày càng dựa vào các quyết định mang tính thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có một nền kinh tế thị trường thực sự. Các loại thị trường chưa đồng bộ, trong đó một số thị trường mới ở trạng thái manh nha như thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ, thị trường chứng khoán…. Tình trạng


độc quyền còn tồn tại trọng một số lĩnh vực, trong đó có tình trạng độc quyền nhà nước biến thành độc quyền công ty. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa có sự tách bạch quyền quản lý nhà nước và quyền kinh doanh của danh nghiệp. Tư duy của thời kỳ kế hoach hóa tập trung như tư tưởng bao cấp, đối xử không công bằng, cơ chế xin-cho, thiếu minh bạch, thiếu thông tin… vẫn còn là trở ngại lớn.

Tóm lại, vai trò của yếu tố thị trường trong phân bổ nguồn lực còn hạn chế do tình trạng bất đối xứng thông tin hoặc tình trạng méo mó thông tin còn phổ biến.

+ Việt Nam ra nhập WTO đánh dấu sự phát triển mới của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường rộng lớn. Đồng thời cũng tạo áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư. Mặc dù tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng lên nhưng hiệu quả đầu tư lại có xu hướng giảm thể hiện qua chỉ số ICOR tăng lên với tốc độ cao hơn, trong khi tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm khiến vấn đề cơ cấu và chất lượng đầu tư cần được xem xét lại. Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều vấn đề lớn cần giải quyết như: thủ tục hành chính phức tạp, quan liêu tham nhũng tràn lan; hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư; thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rò rệt; tiến độ giải phóng mặt bằng còn châm.

+ Xu hướng FDI vào Việt Nam : những năm vừa qua xu hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và qua đó cũng cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam đã được cải thiện. Năm 2008, năm thu hút FDI đạt mức kỷ lục 71,7 tỉ USD, số dự án có quy mô vốn đăng ký trên 1 tỉ USD là 11 dự án, mức vốn


đăng ký bình quân một dự án khoảng 65 triệu USD. Đến năm 2009, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008. Các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy, Việt Nam thu hút chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ 2008. Tuy nhiên, vốn đăng ký tăng thêm của các dự án đang hoạt động lại sụt giảm rất ít. Có 215 dự án đã được điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký tăng thêm là 5,14 tỉ USD, bằng 98,3% so với năm 2008 (mức cao nhất kể từ khi ban hành văn bản pháp quy đầu tiên về đầu tư nước ngoài).

+ Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, tỷ lệ lao động biết chữ khá cao so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Đây là tiềm năng để tiếp cận với kỹ năng lao động, tiếp cận với khoa học công nghệ tiến tiến, với kiến thức quản lý hiện đại một cách nhanh chóng. Vế mặt địa lý, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á- một khu vực đang phát triển năng động của thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, tăng cường giao lưu kinh tế với khu vực và thế giới.

Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2009 của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong năm 2010 và thời gian tới.

- Bối cảnh của tỉnh

+ Tiếp tục thực hiện tái định cư thủy điện Sơn La với nguồn vốn của chính phủ, tỉnh có thể tận dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 - 2010 đạt ở mức khá, trên 11% một năm. Thu nhập bình quân đầu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022