Những Chỉ Tiêu Phản Ánh Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế


kinh tế. Ngược lại nhịp độ phát triển, tích chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế.

Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với nó là cả môt động thái phân bổ các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cho biết tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực. Chính vì vậy, ngày nay kinh tế học phát triển coi chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế. Sự khẳng định này là bước tiến rất quan trọng trong nhận thức lý luận và tư duy chính sách kinh tế. Bởi vì, trên thực tế cho thấy, có những quốc gia tuy đạt mức độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng cơ cấu của nền kinh tế lại ít có sự thay đổi, thậm chí có sự tách rời giữa khu vực công nghiệp hiện đại với các khu vực nông nghiệp lạc hậu, và do đó, khu vực nông nghiệp với đông đảo nông dân nghèo khổ vẫn không được chia sẻ những thành quả của tăng trưởng kinh tế.

Sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, những khu vực có năng suất lao động cao, giá trị gia tăng lớn có tốc độ phát triển cao hơn và dần thay thế những khu vực sản xuất, kinh doanh có năng suất lao động và giá trị gia tăng thấp.

1.2.1.2. Những chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế những tiêu chí cơ bản phản ánh sự chuyển dịch bao gồm:

+ Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế


Chỉ tiêu GDP được khoa học kinh tế hiện đại sử dụng như một trong những thước đo khái quát nhât, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.

Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động cơ cấu ngành kinh tế. Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) là tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch của cơ cấu ngành của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, tỷ lệ khu vực nông nghiệp có xu hướng chung ngày càng giảm, còn tỷ lệ khu vực phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng lên. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là công nghiệp và cuối cùng là khu vực nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, việc phân tích cơ cấu các phân ngành (cấp II, cấp III…) có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, cơ cấu phân ngành phản ánh sát thực hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế. Ví dụ, trong khu vực công nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao, vốn lớn hay công nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử công nghiệp, dược phẩm, hóa mỹ phẩm… chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao hơn so với những lĩnh vực khai khoáng, sơ chế nông sản, công nghiệp lắp ráp…

+ Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Điện Biên - 3

Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế được coi là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Các nhà kinh tế học đánh giá rất cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế, vì ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao


động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bời vì, công nghiệp hóa, hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP, mà còn là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đời sống xã hội con người, trong đó cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế được các nhà kinh tế học đánh giá cao là do chỉ tiêu này không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã hội công nghiệp của một đất nước, mà nó còn ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nông nghiệp nhất là khu vực sản xuất công nghiệp còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều. Để giải thích cho hiện tượng này, các nhà kinh tế học đã chỉ ra tình trạng méo mó về giá cả, nhất là trong những trường hợp có sự chênh lệch giá cánh kéo lớn giữa sản phẩm công nghiệp và dịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp. Do đó, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Trong điều kiện của một nền kinh tế đang công nghiệp hóa, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp


chế biến, lúc đầu là các mặt hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, hàng dệt may, chế biến nông lâm thủy sản…chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất.v.v… Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến dựa trên cơ sở kỹ thuật công nghệ cao luôn được xem như một trong những thước đo quan trọng đánh giá mức độ thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tóm lại, khi phân tích đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng các tiêu chí chủ yếu gồm cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu để xem xét. Ngoài ra còn có tập hợp các tiêu chí bổ trợ khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất; giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp; những tiêu chí về chuyển giao khoa học công nghệ, cơ cấu hàng nhập khẩu, sự nâng cấp chất lượng lao động, cơ cấu doanh nghiệp gia nhập thị trường phân theo ngànhv.v… Mỗi tiêu chí nêu trên đều hàm chứa một ý nghĩa kinh tế nhất định trong quá trình phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một nhóm tiêu chí khác góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ nguồn lực xã hội, trước hết là cơ cấu đầu tư. Đó là chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ giảm nghèo…. Những tiêu chí này vốn là những tiêu chí tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế chung, nhưng ở chừng mực nhất định, chúng góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu ngành kinh tế đang xây dựng.

1.2.1.3. Những tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế hợp lí


Cơ cấu kinh tế hay cơ cấu ngành kinh tế cơ tính lịch sử, việc xác định cơ cấu kinh tế như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở từng không gian và thời gian xác định. Vì vậy, sẽ không có một cơ cấu kinh tế hợp lí chung cho tất cả các nền kinh tế. Xét trên góc độ chung nhất, một cơ cấu kinh tế hợp lí khi nó đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

+ Phản ánh được và đúng quy luật khách quan

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình mang tính quy luật, do đó con người phải nhận thức được quy luật khách quan đó để có những chính sánh phù hợp nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật khách quan đó. Nhà nước với vai trò là người định hướng phải nhận thức được và đúng đắn quy luật khách quan, trên cơ sở đó đưa ra được những chính sách định hướng phù hợp thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược lại, nếu nhận thức của nhà nước không đúng quy luật, do đó đưa ra chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển. Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn xây dựng phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung việc xác định mô hình kinh tế với mục tiêu "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng" trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực trầm trọng, hầu như không có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Do đó, nền kinh tế trở nên què quặt, không cầm cự được trong thời gian dài, các ngành khác không phát triển được do nguồn lực ít ỏi phân bổ ưu tiên cho công nghiệp nặng và bản thân ngành công nghiệp nặng cũng không thể phát triển được do thiếu thị trường, mức đầu tư chưa đạt quy mô hiệu quả, lao động không đáp ứng được….

+ Trình độ khoa học kỹ thuật phải không ngừng tiến bộ phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ

Quy luật chung là cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch từ những ngành có giá trị gia tăng thấp, công nghệ lạc hậu sang những ngành có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại hơn, năng suất lao động cao hơn. Và như vậy, cùng


với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực hơn, hợp lí hơn thì trình độ khoa học công nghệ phải không ngừng được nâng cao phù hợp với xu thế phát triển chung của khoa học công nghệ nhằm tao ra năng suất lao động cao hơn. Đó mới là thực chất của chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế, đúng quy luật phát triển.

+ Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của ngành, của các thành phần kinh tế, của các xí nghiệp về cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói riêng đều mang tính lịch sử, xác định cơ cấu kinh tế như thế nào phụ thuộc vào các điều kiện đặc thù về không gian và thời gian, về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của một quốc gia, yếu tố thời đại…Một cơ cấu kinh tế hợp lí phải phù hợp với từng hoàn cảnh lịnh sử nhất định để khai thác tối đa mọi tiềm năng kinh tế cho phát triển kinh tế và do đó không có một cơ cấu kinh tế hợp lí cho mọi quốc gia và cho mọi thời đại.

+ Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng sản xuất và đời sống ngày càng được quốc tế hóa

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện sự phát triển của lực lượng sản xuất, phân công và phân công lại lao động giữa các ngành, các lĩnh vực. Ngày nay, khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, phân công lao động vượt ra khỏi biên giới gia vươn ra phạm vi quốc tế hình thành chuỗi giá trị toàn cầu, các quốc gia phải chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và từng bước nâng cao vị trí của mình trong chuỗi giá trị đó.

1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế

Trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước các chủ thể kinh tế

luôn hành động theo hiệu quả kinh tế thiết thực. Ở một chừng mực nhất định quy hoạch phát triển của Nhà nước có tác động đến cơ cấu đầu tư, nhưng kết


quả cuối cùng lại được thể hiện bằng cơ cấu trên các phương diện của nó. Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo chiều hướng hợp lý hơn, sự thay đổi đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước thường phụ thuộc vào một số nhân tố sau:

1.2.2.1. Sự phát triển của thị trường

Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành kinh tế. Bởi lẽ, tín hiệu của thị trường sẽ dẫn dắt, hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, phân bổ các nguồn lực của xã hội vào các lĩnh vực khác nhau với mức độ khác nhau của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ thị trường thông qua cung cầu, giá cả để định ra chiến lược, chính sách kinh doanh của mình.

Độ lớn của dung lượng thị trường là một nhân tố rất có ý nghĩa trong việc di chuyển các nguồn lực vào những lĩnh vực sản xuất khác nhau. Thông thường dung lượng thị trường được quyết định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết nguồn thu nhập đó được chi tiêu cho những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm… Đây là những mặt hàng có hệ số cơ giãn thấp, nghĩa là nhu cầu tiêu dùng chúng ít thay đổi khi thu nhập có sự thay đổi. Khi thu nhập của dân cư tăng lên, cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng chi tiêu cho các mặt hàng cao cấp hơn và tỷ trọng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu có xu hướng giảm dần. Những loại hàng hóa cao cấp có hệ số co giãn cao hơn ví dụ như xe hơi, thiết bị nghe nhìn, các dịch vụ vui chơi giải trí….Như vậy, những dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu cầu tiêu dùng trên thị trường có tác động dẫn dắt hướng đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư và vì thế, tác động không nhỏ tới sự hình thành cơ cấu ngành kinh tế.


Mức độ đồng bộ của các loại thị trường sẽ cho phép huy động hiệu quả, di chuyển phân bổ các nguồn lực của xã hội vào các khu vực khác nhau của nền kinh tế tốt hay không tốt và do đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

1.2.2.2. Các nguồn lực

Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép có thể phát triển ngành sản xuất nào một cách thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trình độ nguồn nhân lực; những điều kiện kinh tế, văn hóa của đất nước.

- Nguồn lực tự nhiên: Cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia được hình thành như thế nào đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng. Quy mô đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước … là điều kiện tự nhiên của các loại hình sản xuất nông nghiệp khác nhau; những vùng rừng mưa nhiệt đới ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh… là điều kiện tốt để phát triển kinh tế lâm nghiệp; những quốc gia có các mỏ khoáng sản có khả năng khai thác kinh tế là điều kiện phát triển ngành công nghiệp khai mỏ…. Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu ngành kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới.

Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên dù có phong phú đến đâu nếu khai thác không hiệu quả thì cũng đến lúc cạn kiệt. Hơn nữa, một nền kinh tế chỉ dựa vào khai thác tài nguyên để xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô mà không có chính sách đúng đắn nhằm thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển cơ cấu xuất khẩu và sản phẩm từ dạng sơ chế nguyên liệu sang những ngành công nghiệp chế biến sâu thì cơ cấu ngành kinh tế sẽ trì trệ, lạc hậu chậm chuyển đổi.

Như vậy, nhóm nhân tố đầu tiên tác động mạnh tới thiên hướng tự nhiên của cơ cấu ngành kinh tế của một nền kinh tế là các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng của đất nước. Trong nhiều trường hợp chúng tạo

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí