trung bình cả nước (20,99% & 11,83%) nhưng thấp hơn chỉ tiêu tương ứng của ĐB Sông Hồng (27,99% & 15,76%) và vùng KTTĐ Bắc Bộ (30,04% & 18,11%).
Trình độ phát triển của NNL còn thể hiện qua trình độ phân công lao động theo nhóm ngành/ngành. Năm 2008, trong tổng số lao động đang làm việc là 594,8 ngàn người, thì có 308,5 ngàn người (chiếm 51,9%) làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; có 173,6 ngàn người (chiếm 29,2%) làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng và còn lại 112,7 ngàn người (chiếm 18,9%) làm việc trong khu vực dịch vụ. Trình độ phân công lao động theo 3 nhóm ngành lớn của Bắc Ninh kém hơn so với mức trung bình của vùng KTTĐ Bắc Bộ (52,54%; 21,8%; 25,62%) và ĐB Sông Hồng (56,9%; 20,4% & 22,8%) trong cùng năm 2007.
Mặc dù còn khó khăn về vốn cũng như đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu lao động, trong 8 năm, từ 2001-2008, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho được 137.652 lao động, bình quân mỗi năm là 17,2 ngàn lao động. Kết quả trên đã góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp từ 5,4% năm 2001 xuống còn 3,65% năm 2008, thấp hơn so với mức trung bình của Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Trong 12 năm qua, kinh tế của Bắc Ninh luôn phát triển ổn định với nhịp độ cao. Chỉ riêng năm 1998, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 1 con số (7,84%), 11 năm còn lại đều ở mức hai con số. Trong đó, cao nhất là năm 2000 với 16,6% và năm 2008 là 16,23%. Tính bình quân mỗi năm từ 1997- 2008, GDP của Bắc Ninh tăng 13,9%. Mức tăng này không chỉ cao hơn trung bình cả nước mà còn xếp thứ hai trong vùng đồng bằng Sông Hồng (sau tỉnh Vĩnh Phúc).
Về qui mô, đến năm 2008, GDP (theo giá so sánh 1994) là 7.380,3 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 1997. GDP bình quân đầu người đã tăng từ 196 USD năm 1997 (cả nước là 361 USD) lên 250 USD năm 2000 (cả nước là 402 USD); năm 2005 tăng lên 526 USD (cả nước là 639 USD) và năm 2008 đạt
1.160 USD, lần đầu tiên vượt mức bình quân cả nước là 1.028 USD. Sở dĩ, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt được tốc độ tăng trưởng cao như trên là do hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt đều có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Tại Một Số Địa Phương Ở Nước Ta Giai Đoạn Từ 1997 Đến Nay
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Tỉnh Vĩnh Phúc
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Tỉnh Bắc Ninh
- Tổng Quan Về Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Tỉnh Bắc Ninh Từ Năm 1997 Đến Nay.
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Gieo Trồng Từ 1997-2008
- Cơ Cấu Lao Động Của Tỉnh Bắc Ninh Trong Các Ngành Kinh Tế
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Về cơ cấu ngành kinh tế, từ khi tái lập tỉnh đến nay, cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó ngành công nghiệp luôn giữ mức tăng trưởng cao và vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành kinh tế. Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi vượt qua nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh,… đạt được nhiều tiến bộ trong sản xuất hàng hoá. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng hiệu quả cao. Vì thế, an ninh lương thực luôn được giữ vững, năm 1997, khi mới tách tỉnh thì sản lượng lương thực có hạt là 337,8 nghìn tấn, lương thực bình quân đầu người là 362 kg, đến năm 2008 sản lượng lương thực có hạt đã tăng lên 443,9 nghìn tấn và lương thực bình quân đầu người là 429 kg. Ngành dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cực, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 22,3%/năm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Sự phát triển của các ngành kinh tế thúc đẩy thu ngân sách nhà nước tiến dần đến mục tiêu tự cân đối, với mức tăng bình quân 25%/năm. Công tác qui hoạch được quan tâm có chiều sâu đã góp phần thu hút vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Về văn hoá - xã hội
Các hoạt động xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người dân tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế - xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân Bắc Ninh. Trong những năm qua, chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hóa, xã hội không ngừng được nâng lên. Từ năm 2002 đến nay, toàn tỉnh cơ bản không còn hộ thiếu đói giáp hạt, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, đời sống dân cư được cải thiện rò rệt. Quy mô đào tạo các cấp, các ngành học được mở rộng; chất lượng giáo dục trọng điểm và đại trà được nâng lên. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chỉ đạo, các chương trình y tế quốc gia được thực hiện tốt. Các hoạt động văn hoá được tổ chức thường xuyên góp phần giáo dục truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc của vùng quê Kinh Bắc và từng bước nâng cao phát triển văn hoá tiên tiến. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển sâu rộng, các môn thể thao truyền thống được duy trì và phát triển. Các chương trình đào tạo, giải quyết việc làm được đẩy mạnh. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, công tác quốc phòng được củng cố.
2.1.4. Vai trò của Nhà nước, nhu cầu của thị trường trong từng giai đoạn phát triển.
Nhu cầu của thị trường, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước là cơ sở để sản xuất phát triển, do đó tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng của các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu nền kinh tế. Với định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp trọng tâm vào những ngành mũi nhọn và đầu tư theo chiều sâu, Bắc Ninh cần phải tính đến yếu tố quan trọng hàng đầu này để hình thành các sản phẩm đầu ra của ngành công nghiệp và nông nghiệp. Từ đó, định hướng sản xuất cái gì và số lượng bao nhiêu trong mỗi giai đoạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường và xã hội.
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của nước ta ảnh hưởng rất lớn tới chính sách phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Thường thì các địa phương sẽ vạch ra mục tiêu, chính sách phát triển của mình sau khi đã quán triệt tinh thần các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và vận dụng vào thực tiễn của địa phương mình. Thực tế nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới cho thấy những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH đã thúc đẩy các vùng, ngành và thành phần kinh tế phát huy lợi thế so sánh của mình để phát triển kinh tế. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp, các ngành, thực hiện chính sách của tỉnh, toàn dân đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để ngày càng đạt được kết quả cao hơn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc trong việc quản lí, duy trì sự cân đối hợp lí và bền vững của các ngành trong nền kinh tế nước ta càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu sự can thiệp của nhà nước trở nên cấp thiết. Chính phủ lựa chọn, hoạch định chính sách - các gói kích thích kinh tế giúp nền kinh tế nước ta tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự vận hành thông suốt của cơ cấu nền kinh tế. Cơ cấu lại đầu tư nhà nước, sản xuất, các ngành kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến những thị trường tiềm năng, những mặt hàng có thế mạnh như nông sản với giá hợp lí; những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích, Nhà nước miễn thuế hoặc quy định mức thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao từ đó đầu tư phát triển ngành sản xuất đó, và ngược lại, tạo lập cơ sở bền vững cho quá trình tăng trưởng kinh tế lâu dài. Trước hết là khu vực xuất khẩu gắn nhiều với nông dân, năm 2008 mức đầu tư của Việt Nam đã lên tới 44% trong GDP; các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như các doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động: dệt may, da giày... Bài toán đặt ra đối với nước ta, giữ được tăng trưởng GDP cao là tốt gắn với việc tạo việc làm cho người lao động chống suy thoái kinh tế.
Để thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải sử dụng những chính sách, cơ chế quản lý có tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể khuyến khích sự dịch chuyển lao động đến những khu vực có tài nguyên nhưng đang khan hiếm lao động...Sự tác động của các cơ chế quản lý sẽ tạo ra được một cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư cân đối, phát triển được lực lượng sản xuất, giảm bớt khoảng cách trong phát triển giữa các ngành, vùng, giảm bớt sự cách biệt thu nhập và đời sống giữa nông thôn và thành thị.
Bắc Ninh được xếp vào vùng KTTĐ Bắc Bộ. Do đó, trong những năm qua, tỉnh đã được quan tâm đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, được khuyến khích phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH và chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành kinh tế. Bên cạnh đó, sức ép đối với tỉnh là làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ to lớn của vùng KTTĐ của đất nước với bộ mặt kinh tế xã hội phát triển xứng đáng trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mối quan hệ của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới là mối quan hệ hợp tác với các cường quốc trên nhiều phương diện. Sự tác động của quá trình phân công lao động mang tính quốc tế càng có ý nghĩa lớn đối với quá trình lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả của Việt Nam.
2.1.5. Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá.
Các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin. Những thành tựu to lớn đạt được trong cách mạng khoa học kỹ thuật và sự
chuyển đổi công nghệ giữa các quốc gia tạo điều kiện để nước ta đổi mới công nghệ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát triển theo chiều sâu. Bắc Ninh cũng như các địa phương khác trong cả nước trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất như cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, thay thế kiểu sản xuất truyền thống bằng hình thức công nghiệp và bán công nghiệp. Việc tiếp nhận công nghệ thích hợp với điều kiện cụ thể của mình nhằm phát triển các ngành, sản phẩm có triển vọng thị trường, khai thác được lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Bên cạnh đó, sự thay đổi to lớn trong lĩnh vực thông tin trên toàn cầu cũng tạo ra những bước chuyển cơ bản trong sản xuất xã hội, các kênh thông tin phát triển mạnh cho phép các nhà sản xuất, phân phối nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường và đối tác một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa tạo ra sự phát triển đan xen với nhau, khai thác thế mạnh về các nguồn lực sẵn có trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Do đó, toàn cầu hóa kinh tế tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta cũng như tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Nền kinh tế nước ta hiện nay ngành nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và định hướng xuất khẩu các sản phẩm nông sản là chủ yếu để phát huy được lợi thế so sánh của đất nước. Song, đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của một số nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan. Với định hướng như vậy, xu thế toàn cầu hoá tạo cho ta cơ hội mới nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức để cạnh tranh với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng hay địa phương chịu tác động của nhiều nhân tố làm cho quá trình này vừa mang tính khách quan, lịch sử, xã hội, lại vừa mang tính chủ quan. Vì vậy, để xây
dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý, chúng ta cần phải có chiến lược và kế hoạch định hướng lâu dài.
Qua những phân tích trên, có thể khái quát những mặt thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh như sau:
Những thuận lợi
Bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, Bắc Ninh có những thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội như năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng đã phát triển một bước, tiềm lực kinh tế khá phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nguồn lực về lao động, đất đai, mặt nước chưa sử dụng vẫn còn ; khả năng tăng năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi còn lớn. Vị trí địa lý của Bắc ninh gắn với vùng KTTĐ Bắc Bộ và nằm cạnh thủ đô Hà Nội đưa lại những cơ hội mới cho sự phát triển. Cụ thể là:
- Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý kinh tế- chính trị rất thuận lợi, liền kề với Thủ đô Hà Nội về phía Bắc, có hệ thống giao thông rất thuận lợi kết nối với Hà Nội, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các cảng biển quan trọng của vùng (Cái Lân và Hải Phòng), nằm trên các trục hành lang kinh tế Vân Nam - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hải Phòng.
- Là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống với những ngành nghề nổi tiếng như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian... cùng với các hệ thống khu công nghiệp được phát triển tạo ra địa bàn hấp dẫn và thu hút đầu tư.
- Bắc Ninh có nền văn hóa phong phú, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc truyền thống văn hóa Kinh Bắc, cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du lịch làng Việt cổ.
- Bắc Ninh có một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo với trình độ chuyên môn khá, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cơ bản. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường. Ngoài ra, tỉnh còn có khả năng thu hút được đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao của Hà Nội.
- Là tỉnh đi sau, nên có thể học hỏi và rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển.
Khó khăn và thách thức
- Điểm xuất phát nền kinh tế thấp, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế - chính trị của tỉnh; cơ cấu kinh tế còn có bộ phận chuyển dịch chậm, chưa đồng bộ, nhất là cơ cấu lao động. Một số hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại, du lịch - dịch vụ, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao còn yếu.
- Tài nguyên khoáng sản ít, mật độ dân số cao, đất nông nghiệp ít phì nhiêu, dễ bị lũ lụt.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất còn ít, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới đạt trình độ công nghệ trung bình và thấp, công nghệ cao chưa nhiều, chưa hình thành được ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm chiếm ưu thế tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu chưa nhiều. Do đó sức cạnh tranh của nền kinh tế Bắc Ninh chưa cao, nhất là khi hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế quốc tế thì sức ép cạnh tranh sẽ càng quyết liệt hơn.
- Đời sống nhân dân tuy có được cải thiện nhưng chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong tỉnh rất lớn và tiếp tục tăng.