Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Ở Tỉnh Vĩnh Phúc


2002. Hưng Yên có lực lượng lao động 674.102 người, chiếm 51% dân số (2007). Lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản. Trung bình hàng năm lực lượng lao động trẻ bổ sung khoảng trên 2 vạn người. Đây là nguồn lực cơ bản phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp của tỉnh.

Từ khi tái lập tỉnh (01/01/1997), thực hiện công cuộc CNH - HĐH, phấn đấu đưa Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, những năm qua, tỉnh đã tích cực thực hiện thu hút đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư đã chọn Hưng Yên làm nơi “đất lành chim đậu”. Đây là một vấn đề quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hưng Yên.

Những năm qua, tốc độ tăng kinh tế của tỉnh luôn duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế theo hướng công - nông nghiệp và dịch vụ. Mức tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân đạt 11,87%/năm; trong đó, nông nghiệp tăng 5,6%/năm, công nghiệp tăng 42%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm; đời sống của người dân đang dần được nâng lên rò rệt. Cùng với việc tập trung phát triển kinh tế, Hưng Yên coi trọng việc đào tạo và phát huy nguồn lực con người, thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Khai thác lợi thế gần thủ đô Hà Nội, nguồn lực dồi dào, giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, Hưng Yên đặc biệt chú trọng nhấn mạnh đến công tác thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp và dịch vụ, xem đây là điểm nhấn của tỉnh. Trong giai đoạn 2000 - 2006, Hưng Yên đã thu hút được 478 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký tương đương 1.223 triệu USD, 160 dự án đã đi vào hoạt động, giá trị sản xuất


tăng hàng ngàn tỷ đồng/năm, đóng góp 70% số thu ngân sách hằng năm trên địa bàn và tạo việc làm thường xuyên cho trên 4 vạn lao động.

Xét toàn bộ nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên, sau hơn 10 năm tách tỉnh, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) trong tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) đã giảm dần, nếu năm 1997 tỷ trọng nông lâm nghiệp còn chiếm 51,87% trong tổng GDP của tỉnh thì đến năm 2008 chỉ còn 27,66%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 20,26% năm 1997; 32,44% năm 2001 lên 42,63% năm 2008; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 27,87

% năm 1997 lên 29,71% năm 2008. Sự thay đổi đó là phù hợp với xu hướng biến đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH - HĐH (tỷ trọng của khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm của cả nước (GDP) năm 2008 là 22,10%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng là 39,73%; dịch vụ là 38,17%).

Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ tăng. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như: lúa-cá, lúa-cá-vườn, hoa- cây cảnh, chăn nuôi thuỷ-đặc sản,… đã có xu hướng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, từng bước nâng cao giá trị, thu nhập và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Tỷ trọng giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt giảm từ 66,67% năm 1997 xuống còn 58,46% năm 2008, ngành chăn nuôi tăng từ 31,78% (1997)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

lên 40,09% (2008), ngành dịch vụ từ 1,46% (1997) giảm còn 1,45 % (2008). Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2008 nhìn chung tăng khá từ 1.809,759 tỷ đồng năm 1997 lên 3.094,972 tỷ đồng năm 2008; giá trị sản xuất trồng trọt từ 1.295,229 tỷ đồng lên 2.017,987 tỷ đồng; giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 491,405 tỷ đồng lên 1.002,250 tỷ đồng năm 2008; dịch vụ nông nghiệp tăng từ 23,125 tỷ đồng lên 128,455 tỷ đồng.


Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh - 5

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng nhanh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 26,7%/năm. Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.631 tỷ đồng, tăng 28,8% so cùng kỳ, đạt kế hoạch năm. Hình thành một số ngành sản xuất chủ lực như: điện tử, dệt may, cơ khí và luyện thép…với công nghệ tiên tiến, sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt hơn, nhiều sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường. Những năm gần đây công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn Hưng Yên đã có sự phát triển tích cực. Năm 2001 có 17 doanh nghiệp hoạt động chế biến ở quy mô công nghiệp, đến năm 2008 có 65 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với 15 ngành hàng sản phẩm.

Một số ngành công nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn được tổ chức và sắp xếp lại sản xuất. Đặc biệt là lựa chọn các sản phẩm ưu tiên và có lợi thế trong nước và thế giới để đầu tư về chiều sâu, đổi mới công nghệ, đạt chất lượng cao hơn.

Làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp ở nhiều thôn được nhân rộng và phát triển: Nổi bật là hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dưới dạng làng nghề, đã tạo ra cơ hội tham gia cho nhiều lao động hơn là công nghiệp tập trung và tăng thu nhập cho người lao động. Thay đổi dần cơ cấu lao động nông thôn theo hướng chuyển dần sang lao động dịch vụ, làng nghề, giải quyết thêm việc làm và dần dần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Từ năm 1997 đến năm 2003, làng nghề và ngành tiểu thủ công nghiệp tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 12,5%, từ năm 2006 đến năm 2008 tăng bình quân tăng khoảng 13%/năm.

Quy hoạch phát triển công nghiệp có tiến bộ, 2 khu công nghiệp đã được phê duyệt đi vào sản xuất, tỉnh đang trình duyệt các khu công nghiệp khác và triển khai xây dựng các khu công nghiệp phía nam của tỉnh; quy hoạch 10 khu công nghiệp làng nghề. Cơ cấu sản xuất hàng hoá chuyển dịch


theo hướng gia tăng giá trị hàng hoá xuất khẩu, hàng tiêu dùng và hàng chất lượng cao.

Hoạt động thương mại và dịch vụ chuyển biến theo hướng đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân đạt trên 15,0%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20,5%/năm; năm 2007 giá trị các ngành dịch vụ đạt 5.271 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông được mở rộng. Dịch vụ vận tải hành khách doanh thu tăng bình quân 14%/năm. Hưng Yên đang phấn đấu trở thành một tỉnh phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá với một cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Cùng với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động cũng có những thay đổi, chuyển biến tích cực, lao động nông nghiệp giảm từ 80,4% năm 2001 xuống còn 70,9% năm 2005 và 50,7% năm 2008, lao động công nghiệp tăng từ 9,2% (năm 2001) lên 20,3% (năm 2008) và dịch vụ tăng từ 10,4% (năm 2001) lên 19,4% (năm 2008).

Nhìn chung, những năm qua, Hưng Yên đã đạt được những thành tựu trên là do:

Thứ nhất là chính sách phát triển đúng đắn, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường khơi dậy tiềm năng trong nhân dân, phát huy kinh tế tự chủ, mở rộng hành lang thị trường, coi trọng việc sản xuất và chế biến tại chỗ, v.v…từ đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nông thôn phát triển.

Thứ hai là với chính sách mở cửa, ưu đãi đầu tư tự nhiên dự án sản xuất, công nghiệp đã được triển khai hoạt động có hiệu quả mở ra một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ tham gia xuất khẩu làm phong phú thêm chủng loại hàng xuất khẩu của tỉnh.


Thứ ba là, khuyến khích hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Khôi phục các làng nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới được coi trọng, trong một số làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã hoạt động trở lại và có chiều hướng phát triển như nghề thêu ren, chạm bạc, mộc mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đan,…

Phát huy tinh thần của vùng KTTĐ phía Bắc, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Hưng Yên luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế của vùng và cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, Hưng Yên trở thành tỉnh khá trong cả nước, tạo cơ sở để trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại trước năm 2020.

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, Vĩnh phúc có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế.

Xuất phát điểm Vĩnh Phúc là một tỉnh thuần nông, trên 90% dân số sống ở nông thôn, diện tích tự nhiên 1.371 km2, dân số hơn 1,1 triệu người, công nghiệp phát triển kém, thu nhập bình quân đầu người thấp và tăng chậm (GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% GDP bình quân của cả nước), thu ngân sách chỉ dưới 100 tỷ đồng/năm. Đến nay, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã lập được một kỳ tích. Nền kinh tế nói chung, đặc biệt là công nghiệp - xây dựng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đứng nhất, nhì toàn quốc, bình quân đạt trên 70%/năm, xếp thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và đứng thứ ba ở phía Bắc, sau Hà Nội và Hải Phòng; gia nhập “câu lạc bộ một ngàn tỷ đồng thu ngân sách”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng. Nếu như năm 1997, khi mới được tái lập, cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh là: Nông nghiệp 52%, dịch vụ 36%, công nghiệp 12% thì đến năm 2008, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi: nông nghiệp 17,73%, dịch vụ 24,02%,


công nghiệp 58,25%, GDP bình quân đầu người đạt khá, thu ngân sách ước năm 2008 là 9.228 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết TƯ 5 (khoá IX) về đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 13 đã ra nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thời kỳ 2001-2005. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã xây dựng đề án tập trung phát triển 6 cây, 3 con và triển khai thực hiện 18 dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và 15 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách mới có tác dụng khuyến khích sản xuất phát triển được nhân dân đồng tình ủng hộ, và đã hoàn thành cơ bản mục tiêu giai đoạn 2001-2005. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt bình quân 7,15%/năm, tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 28,16% (năm 2001) lên 39,08% (năm 2005), trồng trọt giảm từ 67,8% xuống còn 56,41%, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá có giá trị sản xuất 50-70 triệu đồng/ha/năm, có nơi đạt hàng trăm triệu đồng/ha/năm; hình thành một số mô hình kinh tế tổng hợp, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng lĩnh vực chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng cao (13,2%/năm), giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 19,95%. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm do phát triển công nghiệp và đô thị hoá, nhưng năng suất, sản lượng lương thực có hạt vẫn tăng, diện tích cây công nghiệp phát triển khá. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, mô hình vùng trồng hoa ở huyện Mê Linh, vùng nuôi trồng thuỷ sản huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Bình Xuyên với diện tích trên 6.500 ha, đã thu được kết quả cả về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. Thực hiện cải tạo diện tích vùng trũng cấy lúa không hiệu quả chuyển thành vùng cấy 1 lúa, 1 cá do đó đến năm 2005 tổng sản phẩm thuỷ sản có mức tăng trưởng khá cao, đạt 17,6%/năm, năm 2008 đạt 18,3%/năm.


Trong trồng trọt đã có sự chuyển đổi từ độc canh cây lương thực sang đa dạng hoá cây trồng trong đó có 6 cây chủ lực được tập trung đầu tư là cây lúa, ngô, rau, hoa, quả và dâu tằm. Tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất do đó năng suất các loại cây trồng không ngừng được tăng lên và đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Đến năm 2005, năng suất cây lúa đạt 50 tạ/ha/vụ, cây rau màu có diện tích 9.000 ha, cây ăn quả đạt 9.052 ha. Năm 2008, năng suất cây lúa đạt 52,03 tạ/ha.

Bên cạnh đó, lĩnh vực chăn nuôi có chuyển biến tích cực nhờ có ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên số lượng, chất lượng đàn bò, đàn lợn được nâng cao. Các dự án phát triển đàn bò, đàn lợn được nhân dân tích cực tham gia. Đến năm 2005, tổng đàn bò có 149,6 nghìn con. Năm 2008, đàn bò giảm xuống 142,9 nghìn con do tác động của dịch bệnh và giá thức ăn, con giống tăng cao.

Ngành lâm nghiệp của tỉnh cũng đạt được những kết quả đáng kể do thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Trong những năm qua, tỉnh đã trồng mới được 4.214 ha rừng tập trung và 1.200 ha cây phân tán; chăm sóc 12.039 ha rừng, khoanh nuôi rừng tái sinh đạt 452 ha, luôn chú trọng, quan tâm đầu tư chăm sóc và phát triển tài nguyên rừng. Đến năm 2005, tổng diện tích rừng của Vĩnh Phúc được bảo vệ là 53.797 ha, nâng độ che phủ của rừng đạt 23,7%.

Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp bước đầu phát triển, hình thành một số mô hình dịch vụ tiêu thụ, chế biến nông sản có hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm xây dựng, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc, đèn thắp sáng…Các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ. Đời sống nhân dân từng bước cải tiến, nâng cao. Nhìn chung, trong những năm qua ngành nông nghiệp-thuỷ sản tăng trưởng khá ổn định, giá trị sản xuất


nông nghiệp/1 ha đất nông nghiệp ngày một tăng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thay đổi theo xu hướng tạo ra giá trị kinh tế cao và sử dụng đất đai, nguồn lao động tốt hơn.

Vĩnh Phúc xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, phát triển, tiếp tục mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để đến năm 2010 có khoảng

4.500 đến 5.000 ha đất nông nghiệp chuyển thành khu công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao.

Định hướng phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao như ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghiệp dệt may, chế biến thực phẩm, đồ uống và đặc biệt quan tâm thu hút các dự án công nghệ cao. Hiện tỉnh đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh đa dạng hoá các hình thức vận động, đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin liên lạc, tuyên truyền chính sách thu hút phát triển công nghiệp; chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thu hút đầu tư trên địa bàn tăng mạnh. Trong 5 năm (2001 - 2006) tỉnh thu hút được 450 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 2 tỉ USD, trong đó có 74 dự án FDI, 376 dự án ODA, chiếm trên 90% tổng số dự án đã thu hút từ trước đến nay. Hình thành 5 khu công nghiệp tập trung, 4 cụm công nghiệp nhỏ và vừa, 28 cụm thủ công nghiệp, làng nghề với diện tích gần 1.400 ha, thu hút hàng vạn lao động, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, tạo thêm tiền đề cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Phát triển các hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị,… đặc biệt với tiềm năng về du lịch, tỉnh có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các loại hình du lịch như: Khu nghỉ mát Tam Đảo, khu danh thắng Tây Thiên, một quần thể di tích về Phật giáo và lịch sử văn hoá gồm hệ thống Đền Chùa, Miếu thờ Quốc Mẫu vợ Vua Hùng Vương thứ 7, núi Sáng Sơn, thác Bay,… Ngoài ra, Vĩnh Phúc còn có tiềm năng du lịch nhân văn vì toàn tỉnh có 967 di

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí