Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị và an ninh của cả nước. Trong những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở thành phố diễn ra mạnh mẽ và thu được những thành tựu quan trọng góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của cả nước. Trong quá trình đó, huyện Phúc Thọ cũng có sự vươn lên nhất định. Là một huyện nghèo của thành phố, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi… nhưng chưa được khai thác hợp lý, dẫn tới đời sống của nhân dân còn khó khăn, khoảng cách tụt hậu so với thành phố nói chung và các quận, huyện ngoại thành nói riêng còn khá lớn. Điều đó đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển chung của thành phố và huyện Phúc Thọ.

Để thực hiện chủ trương đi đầu, về sớm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực sự là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước thì yêu cầu đối với Thủ đô Hà Nội là phải phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời đảm bảo phát triển bền vững ở các huyện ngoại thành là nhiệm vụ kinh tế đặc biệt quan trọng và cần được ưu tiên.

Để rút ngắn chênh lệch về sự phát triển so với thành phố nói chung, các huyện ngoại thành khác của Hà Nội nói riêng, đòi hỏi Phúc Thọ phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và nuôi trồng, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao từ đó nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp,


dịch vụ. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác quản lý xã hội, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sinh thái trong lành. Để làm được, Phúc Thọ cần phải giải phóng được mọi nguồn lực, phát huy các lợi thế để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của huyện đồng thời làm tốt các công tác quản lý xã hội ở địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, giải đáp các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững là cần thiết và cấp bách, đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững là những vấn đề từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch địch chính sách kinh tế. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được công bố, trong các cuộc hội thảo khoa học, các tạp chí, báo chí trung ương và thành phố. Tuy nhiên, các đề tài được chia theo hai nhóm chính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Nhóm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế gồm những tác phẩm sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, TS. Lê Đình Thắng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 2

+ Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Chủ biên Lê Quốc Sử, NXB Thống Kê, Hà Nội 2001.

- Nhóm về phát triển bền vững:

+ Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt, NXB. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2006

+ Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam : Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Hữu Sở, năm 2009.


Nhìn chung các tác giả đã phân tích, nghiên cứu đi sâu vào các vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế và phát triển bền vững, đánh giá hiệu quả tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề phát triển kinh tế ở Việt Nam và một số địa phương trọng thời gian qua. Tuy nhiên các nghiên trên chủ yếu đi sâu vào các khía cạnh nghiên cứu của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc phát triển bền vững mà chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa chuyện dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bển vững ở Việt Nam nói chung mà cụ thể là huyện Phúc Thọ. Đề tài này sẽ cố gắng làm rò mối quan hệ của hai vấn đề trên ở huyện Phúc Thọ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Hệ thống hóa một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, vấn đề về phát triển bền vững, mối quan hệ, tác động giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững, khái quát một số kinh nghiệm của một số địa phương, một số quốc gia trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững. Từ đó nhằm trả lời các câu hỏi:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững là gì? Làm thế nào để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững?

- Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nông thôn huyện Phúc Thọ trong những năm qua, nguyên nhân, tồn tại cần phải giải quyết ?

Nhiệm vụ: Trên cơ sở phân tích đó đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững.

4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp gồm:

- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.


- Các phương pháp khác như thống kê, phân tích, so sánh và phương pháp tổng hợp.

Trên cơ sở những dữ liệu, số liệu, thông tin thu thập và tổng hợp được từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí, bài viết,..vv để làm rò hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển bền vững huyện Phúc Thọ từ năm 2001 trở lại đây.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển bền vững.

Luận văn góp phần làm rò thêm tính tất yếu, khách quan và đòi hỏi chủ quan đồng thời đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyện dịch cơ cấu kinh tế nông thông huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, Luận văn là tài liệu quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách của huyện đưa ra những giải pháp, định hướng trong phát triển kinh tế.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững.

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc thọ theo hướng phát triển bền vững.


Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp cơ bản đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững.


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƯỚNG‌

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông thôn

1.1.1 Cơ cấu kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm

Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã thúc đẩy phân công lao động xã hội. Các ngành, lĩnh vực được phân chia theo tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật. Khi các ngành, lĩnh vực kinh tế được hình thành, nó đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chúng, song cũng canh tranh với nhau để phát triển. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống nhất là tiền đề trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế.

“Cơ cấu” là một phàm trù triết học phản ánh cấu trúc bên trong của một đối tượng. Khi nghiên cứu cơ cấu của một đối tượng nào đó, chúng ta thường tiếp cận đến tập hợp những mối quan hệ cơ bản và tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống trong một thời gian nhất định. Như vậy, cơ cấu không chỉ là những biểu hiện bằng tỷ lệ bằng số đơn thuần giữa các bộ phận hợp thành, mà còn thể hiện mối quan hệ biện chứng, mối liên kết hữu cơ giữa các yếu tố, các bộ phận hợp thành của một chỉnh thể, hay nói cách khác, cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Bởi vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu của một đối tượng nào đó không thể không có cách tiệp cận hệ thống đối với nó.

Theo cách tiếp cận như vậy, có thể nói cơ cấu của một nền kinh tế quốc dân (trên phương diện cơ cấu của một ngành kinh tế vĩ mô) là tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, như các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng… các ngành kinh tế (công nghiệp, nông


nghiệp, dịch vụ…), các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế… Đó là những yếu tố, những bộ phận hợp thành một chỉnh thể - nền kinh tế quốc dân.

Như vậy cơ cấu kinh tế là một khái niệm rộng và quá trình hình thành, phát triển của nó chính là quá trình ra đời và xác lập của một phương thức sản xuất.

Xét theo lý luận kinh tế chính trị, cơ cấu kinh tế gồm hai mặt hợp thành là hệ thống quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Khi phân tích quá trình sản xuất động xã hội, học thuyết của C.Mác cũng nhấn mạnh, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất, đó là tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong khái niệm cơ cấu kinh tế, là kết quả của sự phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

Cơ cấu kinh tế còn thể hiện trên cả hai mặt: chất lượng và số lượng, cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội.

Tựu trung, có thể hiểu, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm thay đổi toàn bộ hay phần lớn về chất lượng cũng như số lượng tương đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội, với những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định vào một khoảng thời gian nhất định.

1.1.1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế.

Để quan sát sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, nhất thiết phải nghiên cứu làm rò các loại hình cơ cấu kinh tế. Từ góc độ nhìn nhận của quá trình phân công lao động xã hội và tái sản xuất xã hội, có thể phân chia cơ cấu kinh tế theo các loại cơ cấu khác nhau. Các cơ cấu đều biểu hiện tính chất, đặc


trưng chủ yếu của chúng, cụ thể gồm: cơ cấu ngành kinh tế, xét theo góc độ phân công lao động xã hội theo ngành; cơ cấu kinh tế lãnh thổ, xét theo góc độ phân công lao động theo vùng lãnh thổ; cơ cấu thành phần kinh tế, xét theo góc độ quan hệ sở hữu; cơ cấu kinh tế kỹ thuật, xét theo góc độ trình độ khoa học công nghệ..

Cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp ngành kinh tế được hình thành trên các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ tổng hợp giữa các ngành với nhau và phản ánh trình độ phân công lao động xã hội của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế quyết định cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là sự hợp lý hóa cơ cấu ngành trên trên mỗi vùng lãnh thổ, kết hợp giữa chúng một cách tối ưu, cơ cấu thành phần kinh tế là sự vận động của từng loại thành phần kinh tế trong quá trình phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ nhắm phát huy đến mức cao nhất sực mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là nhằm tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Biểu thị cơ cấu ngành kinh tế bằng vị trí, tỷ trọng của mỗi ngành trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành kinh tế là biểu hiện quan trọng nhất và đặc trưng nhất của cơ cấu kinh tế.

Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng các mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế thành các nhóm ngành để quan sát. Về mặt định lượng, cơ cấu ngành kinh tế bao gồm số ngành kinh tế và tỷ trọng mỗi ngành đó trong tổng thể nền kinh tế

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí