Bối Cảnh Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Huyện Phúc Thọ Theo Hướng Phát Triển Bền Vững


CHƯƠNG 3‌

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.1. Bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững

3.1.1. Bối cảnh Trong nước

Quá trình đổi mới hơn 20 năm qua, nhất là từ năm 1991, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thế và lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi lớn.

Kinh tế tăng trưởng nhanh và toàn diện, GDP năm sau cao hơn năm trước, tiềm lực kinh tế đã lớn mạnh hơn sau hơn 20 năm đổi mới. So với năm 1990, GDP năm 2004 của Việt Nam đã gấp 2,8 lần, GDP bình quân đầu người gấp 2,2 lần, kim ngạch xuất khẩu đầu người năm 2004 gấp 10,5 lần, năm 2007 còn cao hơn 11,0 lần

Cơ cấu ngành nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá và từng bước hiện đại hoá. Các vùng kinh tế đều phát triển, trong đó có các vùng kinh tế động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam bước đầu phát huy được lợi thế và tiềm năng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước (chiếm khoảng 52,3% GDP của cả nước).

Vừa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vừa hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện chủ trương từng bước xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ trong những năm qua, đã xây dựng và đang chuẩn bị xây dựng có chọn lọc một số cơ sở quan trọng trong công nghiệp cơ bản như: năng lượng, vật liệu, cơ khí, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế tiếp tục được tăng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

cường, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh hơn trong những năm tới. Đặc biệt tại Đại hội XI của Đảng, Đảng ta tiếp tục khẳng định: tiếp tục đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để chúng ta quan tâm tâm, phát triển nông thôn.

Kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới và khu vực; quan hệ kinh tế đối ngoại được tiếp tục củng cố và mở rộng: thực hiện đầy đủ Chương trình CEPT (Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung), thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, tăng nhanh hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam – Nhật Bản; Việt Nam – EU, đã trở thành thành viên của WTO từ năm 2006; tham gia tích cực vào việc phát triển khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 12

Thể chế kinh tế đang tiếp tục được đổi mới và đang tiếp tục hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là cơ chế thị trường định hướng XHCN đã thay thế cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp; nguyên tắc thị trường đã dần thay thế nguyên tắc cơ chế bao cấp trong phân bổ nguồn lực, thực hiện điều tiết các quan hệ kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các thị trường đã dần được bổ sung và hoàn thiện. Môi trường kinh doanh được chú trọng cải thiện, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Vị


thế của doanh nhân và khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục được khẳng định và tôn vinh. Cơ chế quản lý mới đối với hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được xác định; tổ chức triển khai sâu rộng Luật doanh nghiệp; sửa đổi bổ sung Luật thuế, Luật đất đai, thị trường hàng hoá sôi động và phát triển nhanh; thị trường lao động có bước phát triển, hệ thống thị trường tài chính - tiền tệ đã phát triển và đạt được một số kết quả bước đầu.

Các yếu tố ngoại lực (vốn, kỹ thuật - công nghệ, tri thức, thị trường) đã trở thành lực lượng quan trọng và được kết hợp với yếu tố nội lực đã tạo thành sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những động lực phát triển mới đã xuất hiện: cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường, các nhu cầu được mở rộng làm tăng nhanh các cơ hội phát triển, do đó, đã tạo nhiều khả năng lựa chọn các cơ hội phát triển cho xã hội. Năng lực của các chủ thể phát triển (Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội khác) cao hơn trước: “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” được thực hiện tốt theo lộ trình và cam kết từ năm 2002 được các nhà tài trợ đánh giá cao và tiếp tục hỗ trợ ở mức cao cho Việt Nam. Môi trường pháp lý và cải cách hành chính, nhất là cải cách thể chế kinh tế, đổi mới công tác chỉ đạo và điều hành, mở rộng phân cấp…đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện các mục tiêu kế hoạch.

Tóm lại, bước vào thời kỳ phát triển mới, nền kinh tế nước ta đã có sự thay đổi về thế và lực: Cấu trúc kinh tế mới, tiềm lực mới, thế phát triển mới, động lực mới và lực lượng chủ thể phát triển mới. Những thuận lợi và thời cơ đó là cơ sở quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững.

3.1.2 Bối cảnh của huyện

Sau khi thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc Hội, với sự sát nhập Hà Tây và Hà Nội từ ngày 1/8/2008, Phúc Thọ trở thành huyện ngoại


thành của Thủ đô Hà Nội. Với vị thế là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Phúc Thọ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Trong những năm qua, với nội lực của địa phương và sự quan tâm của cấp trên cơ cấu kinh tế của Phúc Thọ cũng có nhiều tác động thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu đó là: Quốc lộ 32 từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc với chiều dài dọc theo Phúc Thọ trên 17 km, sau 5 năm triển khai đã hoàn thành; Dự án làm sống lại dòng sông Đáy với chiều dài hơn 10 km lấy nước từ sông Hồng để lấy nước tưới tiêu cho các tỉnh phía Nam cùng với dự án khu đô thị sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận với diện tích 270ha đang được triển khai; các cụm, điểm công nghiệp làng nghề đã được hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Đặc biệt trong những năm gần đây với sự kiện sát nhập về Hà Nội, Phúc Thọ cũng đã được sự quan tâm lớn của thành phố. Trong 5 năm gần đây giá trị đầu tư xã hội đạt trên 2.300 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đạt trên 600 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2005; xây dựng mới 196.700 m2 xây dựng gồm: 1.068 phòng học, Bệnh viện đa khoa huyện, 21 trạm y tế, 23 trụ sở làm việc của huyện và xã, 105 nhà văn hoá cụm dân cư, 1 sân vận động, 1 nhà văn hoá huyện; chợ trung tâm huyện; 151km đường liên thôn, liên xã, 63 trạm biến áp; 124 km đường dây hạ thế; 23 trạm đài truyền thanh cơ sở, 2 trạm cung cấp nước sạch và hơn 20km đường ống.

Cơ cấu kinh tế của huyện cũng có nhiều tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm nhưng giá trị ngành nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng lên từ 3 -4%/năm. Năm 2010 cơ cấu ngành kinh tế với trọng: nông nghiệp đạt 34,5%, giảm 10,6% so với năm 2005; công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 36,2%; dịch vụ đạt 29,3%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục


tăng trưởng trong đó tỷ trọng ngành chăn nuôi ngày càng chiếm ưu thế. Chăn nuôi đã phát triển theo hướng công nghiệp, tập trung; chất lượng, hiệu quả được coi trọng nên giá trị sản phẩm đạt khá. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 55,7% ngành nông nghiệp; công tác phòng chống dịch bệnh được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo quyết liệt và triển khai sâu rộng đến nhân dân nên trong những năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra. Trồng trọt tuy diện tích gieo trồng cây lương thực giảm 9,3% nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng 2,3% so với năm 2005; giá trị sản phẩm gieo trồng đã đạt 75 triệu đồng/ha; đã và đang hình thành các mô hình chuyên canh sản xuất ra an toàn, hoa, cây cảnh và cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp có nhiều tiến bộ, giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 275 tỷ đồng, các sản phẩm phong phú về chủng loại, thíc ứng với thị trường như đồ gỗ, dệt may và cơ khí có mức tăng trưởng khá; các làng nghề truyền thống sản xuất ổn định và phát triển vững chắc. Hoạt động thương mại - dịch vụ được mở rộng. Trung tâm thương mại được hình thành, hệ thống chợ đầu mới, chợ nông thôn được đầu tư xây dựng. Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng đảm bảo tốt nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm chính trị của huyện. Thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi góp phần tịch cực vào việc “xoá đói, giảm nghèo”.

Đặc biệt, với việc thông qua Quy hoạch phát triển KT-XH Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến 2030-tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ. Phúc Thọ với quy hoạch là vành đai xanh của thành phố thì trong những năm tới trong quá trình phát triển chung của huyện về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thì nông nghiệp vẫn là hướng đi chính với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và đi vào chiều sâu theo hướng công nghiệp, nông nghiệp đô thị sinh thái, sản xuất hàng hoá, chất lượng cao. Bên cạnh đó huyện đang tích cực triển khai việc quy hoạch và duyệt quy hoạch nông thôn mới ở các xã trong huyện. Đây cũng


là điều kiện hết sực thuận lợi nhằm tạo sự đồng thuận cao giữa đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện thực hiện quá trình phát triển toàn diện bộ mặt nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.‌

3.2 Quan điểm, mục tiêu và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững.

3.2.1 Quan điểm

Xuất phát từ vị trí, tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian qua, tren cơ sở nhiệm vụ, chức năng của huyện trong phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội, những quan điểm chỉ đạo cho sự phát triển của huyện trong thời kỳ tới đó là:

- Phát triển kinh tế - xã hội huyện nằm trong định hướng chung của toàn thành phố trong giai đoạn mới, giao thương mật thiết với các quận, huyện khác. Xây dựng Phúc Thọ mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, bền vững về môi trường, văn minh, sạch đẹp, trở thành một huyện tiên tiến của thành phố.

- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ với tốc độ nhanh hơn thời kỳ vừa qua. Đặt sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong bối cảnh hội nhập và canh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với các quận, huyện trong thành phố và với các tỉnh lân cận để phát triển kinh tế có chất lượng cao hơn.

- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh,


đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.

3.2.2 Mục tiêu

3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa huyện Phúc Thọ đến năm 2020 có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là chủ yếu, trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao và bền vững, lấy Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp là chủ lực của ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp là nền tảng phát triển, lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, hiệu quả và ổn định là thước đo của sự phát triển.

Phát triển văn hóa, xã hội tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng, đời sống nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, nâng cao tích lũy nội bộ. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể

Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX của huyện đã chỉ rò từ nay đến năm 2020 Phúc Thọ phải đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

* Mục tiêu kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của huyện bình quân từ nay đến năm 2015 đạt trên 13%/năm và giai đoạn 2016 -2020 đạt trên 12%/năm; nâng mức thu nhập bình quân đầu người của huyện so với bình quân cả thành phố Hà Nội từ 30,99% hiện nay lên trên 36,68% vào năm 2015 (23 triệu đồng) và lên 49,74% vào năm 2020 (trên 50 triệu đồng).

- Tạo sự chuyển biến căn bản và vững chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng nhanh tỷ trọng công


nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế. Đến năm 2015, giá trị gia tăng ngành nông nghiệp chiếm khoảng 25,42%; công nghiệp – xây dựng chiếm 39,64%; dịch vụ chiếm 34,94%. Đến năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn dưới 17,73%; công nghiệp – xây dựng chiếm trên 44,51%; dịch vụ chiếm khoảng 37,77% tổng giá trị gia tăng của huyện.

Đến năm 2015 phấn đấu xây dựng được trên 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 chỉ tiêu này đạt trên 70% tổng số xã.

Tỷ lệ huy động ngân sách trên địa bàn so với tổng giá trị gia tăng năm 2020 đạt trên 20%.

* Mục tiêu về xã hội:

- Hạn chế tốc độ tăng dân số, duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1,0% trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở hoàng thành phổ cập bậc trung học, 100% số trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020.

- Từ nay đến năm 2020, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 2 – 3 nghìn lao động.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm trên 2%.

- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ huyện xuống xã. Đến năm 2012 có 100% xã, thị trấn có bác sỹ và cử nhân công tác tại các trạm y tế. Đến năm 2020 tỷ lệ bác sỹ đạt 5 bác sỹ/10.000 dân, 100% số xã đạt chuẩn quốc gia trước năm 2020.

- Đến năm 2015 có 85% số hộ, 75% số làng và 45% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đến năm 2020 có 95% số hộ, 85% số làng và 60% cơ quan đạt tiêu chí văn hóa.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí