Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 14


Đảng với nhân dân được gắn bó hơn. Vai trò và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên một bước.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và toàn diện, Đảng bộ huyện cần tiếp tục thực hiện cụ thể hóa hơn các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố, của huyện, triển khai quán triệt và chỉ đạo thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Huyện ủy nghiên cứu kỹ và sớm thông qua các kế hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung và quy hoạch phát triển của từng ngành đến năm 2015 và một số định hướng lớn tới năm 2020. Với chủ trương nhất quán là khai thác tối đa lợi thế của địa phương để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, có cơ chế ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nhằm phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch... Đây thực sự là những định hướng có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đảm bảo đi đúng hướng, phát huy các lợi thể của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Trong quá trình đổi mới và hội nhập, bên cạnh đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng còn cần có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và quản lý giỏi. Công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làm tốt công tác cán bộ thì tổ chức Đảng, hệ thống chính quyền vững mạnh, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đặc biệt, trong lãnh đạo, quản lý kinh tế trên các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, cán bộ lãnh đạo ngoài phẩm chất chính trị, kiến thức kinh tế còn phải giỏi về quản lý, khoa học kỹ thuật, công nghệ, phải dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn từng ngành, lĩnh vực. Huyện ủy cần ban hành quy chế về phân cấp và quản lý cán bộ, về bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ theo hướng tăng


cường tính chủ động và đề cao trách nhiệm ở các cấp; xây dựng quy chế về đánh giá cán bộ; cụ thể hóa tiêu chuẩn của một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý… Công tác cán bộ cần được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, công khai. Đội ngũ cán bộ cần được chú ý đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch.

Như vậy, với những chủ trương, chính sách đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ huyện, sự triển khai tích cực của các cấp chính quyền, của các phòng, ban chuyên môn, trong giai đoạn 2000 - 2010, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển khá mạnh. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh và tương đối vững chắc, CCKT có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được từng bước nâng cao.


KẾT LUẬN

Phúc Thọ là huyện ngoại thành nằm phía Tây thành phố Hà Nội, về cơ bản Phúc Thọ vẫn là một huyện thuần nông, kinh tế và cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiều khó khăn, khoảng cách về phát triển kinh tế của huyện so với các quận nội thành và các huyện bạn còn khá lớn. Mặc dù trong những năm qua, với sự cố gắng và lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Phúc Thọ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực song Phúc Thọ cũng còn nhiều lợi thế và tiềm năng chưa được khai thác, bên cạnh đó sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chưa thực sự bền vững và có nhiều vấn đề cần phải giải quyết mà nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan. Để cho Phúc Thọ có những bước phát nhanh, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tiến bộ và bền vững, nhanh chóng hòa nhập cùng sự phát triển chung của toàn thành phố đòi hỏi huyện phải có những chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội – an ninh – quốc phòng mà đặc biệt là đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của huyện theo hướng phát triển bền vững nhằm phát huy có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng của huyện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Với đặc trưng là huyện ngoại thành, cơ cấu nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 58% lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ quy hoạch Thủ đô Hà Nội trong đó Phúc Thọ với quy hoạch là vành đai xanh của thành phố. Do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng phát triển bền vững thì nông nghiệp vẫn là ngành đặc trưng theo hướng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, bền vững. Bên cạnh đó huyện cần tiếp tục đẩy nhanh đầu từ phát triển các cụm điểm công nghiêp theo quy hoạch đã được thành phố phê duyệt, tạo điều kiện để các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các ngành công nghiệp sử dụng


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 14

công nghệ cao từ đó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng bền vững.

Trong quá trình phát triển để trở thành một huyện tiên tiến của thành phố, có một cơ cấu kinh tế tiến bộ, môi trường xanh, sạch đẹp, các vấn đề về xã hội được đảm bảo thì các vấn đề về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, chất lượng nguồn lao động … thì rất cần sự cố gắng, nỗ lực và sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và ủng hộ của nhân dân trong huyện. Với truyền thống là đơn vị anh hùng đã được Nhà nước phong tặng, với sự quan tâm của thành phố, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước chắc chắn trong thời gian tới cơ quá trình chuyển dịch cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ sẽ diễn ra mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững, bắt kịp với sự phát triển của các quận, huyện và là lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng thu thập số liệu, phân tích, đánh giá, trao đổi với các nhà quản lý, các cơ quan chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu... nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp sát thực, có tính khả thi cao. Tuy nhiên, do khả năng của tác giả có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng chấm luận văn, các thầy (cô) giáo


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1/ Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991 – 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,

2/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong gần 20 năm đổi mới, báo cáo tổng kết, Hà Nội.

3/ Chương trình khoa học cấp nhà nước (2004), Con đường bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Báo cáo đề tài KX 02 – 07, Hà Nội.

4/ Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5/ Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6/ Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7/ Lê Cao Đoàn (2001), Triết lý phát triển quan hệ công nghiệp – nông nghiệp, thành thị - nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8/ Phan Huy Đường (2008), Hội nhập Quốc tế với phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

9/ Chu Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc, Nxb Khoa học xã Hội, Hà Nội.


10/ Lương Đình Hải (chủ biên), Lê Xuân Đình và Nguyễn Đình Hòa (2008), Hiện đại hóa xã hội vì mục tiêu công bằng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2008.

11/ Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12/ Niên giám thông kê huyện Phúc Thọ (2000 - 2010).

13/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2005), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XVIII.

14/ Đảng bộ huyện Phúc Thọ (2010), Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XIX.

15/ Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.

16/ Ngân hàng thế giới (1999) Báo cáo nghiên cứu chính sách “ Xanh hoá công nghiệp - vai trò mới của cộng đồng thị trường và Chính phủ”

17/ Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong thời đại kinh tế tri thức, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

18/ Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp. Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19/ Lê Hữu Tầng, Lưu Hàm Nhạc (2002), Nghiên cứu so sánh đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

20/ Bùi Tất Thắng (1994), Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ CNH của các NIEs Đông á và Việt Nam, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội.


21/ Lê Đình Thắng (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22/ Trung tâm dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức và giải pháp, Hà Nội

23/ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..

24/ Nguyễn Văn Phúc (2002), Công nghiệp nông thôn – Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25/ Nguyễn Hữu Sở (2009), Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam,

Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia, Hà Nội.

26/Phát triển con người – Từ quan niệm đến chiến lược và hành động (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27/UNDP Báo cáo phát triển con người, 1990-2006

28/ Ủy ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Đề án xây dựng nông thôn mới huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 – 2020.

29/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2005), Báo cáo tình hình công tác xã hội năm 2005.

30/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Báo cáo tình hình công tác xã hội năm 2010.

31/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2009), Báo cáo ”Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Phúc Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”.

32/ Uỷ ban nhân dân huyện Phúc Thọ (2010), Đề án phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Website:

33/ Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia http://va21.org/vietnamese/index.php?param=NewsInfo&key=306


34/ Chính phủ Quyết định số 1032/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng phát triển bền vững quốc gia,

http://www.chinhphu.vn/portal/page?_pageid=33,128127&_dad=portal&

_schema=PORTAL&item_id=201876 35/http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1

%BB%81n_v%E1%BB%Afng

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí