2.3.4 Môi trường
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trong huyện có chuyển biến tích cực. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường được quan tâm; nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến. Việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường bước đầu được chú trọng. Chất lượng lập và thẩm định đánh giá chất lượng môi trường ngày càng tiến bộ. Công tác kiểm tra giám sát chất lượng môi trường tại khu vực đô thị, khu dân cư, làng nghề, các cơ sở sản xuất đã phát huy tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm. Bộ máy quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được hoàn thiện từ huyện đến cơ sở.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn yếu kém và nhiều thách thức do việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số … đã làm cho ô nhiễm môi trường tại nhiều nơi trong huyện ở mức báo động.
- Chất lược nước sinh hoạt: Qua kết quả kiểm tra mới nhất của viện khoa học và công nghệ môi trường (Đại học Bách Khoa) cho thấy, về cơ bản chất lượng nước vẫn trong tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thì với nhu cầu sử dụng nước lớn và phần lớn nước này được thải trực tiếp ra ngoài. Do nước thải của các làng nghề nay có đặc tinh chung là rất giầu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học nên có hàm lượng ô nhiễm cao. Do không qua khâu xử lý nào nên nước thải tồn động ở các cỗng rãnh thường bị phân huỷ, yếm khí gây ô nhiễm môi trường đất và làm suy giảm chất lượng nước ngầm. Qua khảo sát tại đây có tới 13-38% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, 8-30% mắc các bệnh về đường tiêu hoá, 6-18% mắc bệnh về đường hô hấp; 9-15% mắc các bệnh về mắt. Nguyên nhân chủ yếu là
do môi trường sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước khan hiếm và nguồn nước thải ô nhiễm mạnh.
- Chất lượng không khí: Hiện nay chất lượng không khí tại hầu hết các khu vực nông thôn trên địa bàn huyện vẫn còn đảm bảo, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Tuy nhiên môi trường tại các làng nghề chế biến nông sản được coi là điểm nóng về ô nhiễm không khí. Ngoài các thành phần độc hại như: CO; SO2 do khí thải đốt than cao gấp 5-6 lần mức cho phép thì một yếu tố bức xúc tại các làng nghề là mùi hôi thối, khó chịu do quá trình phân huỷ chất thải sản xuất, chất thải chăn nuôi gia súc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân địa phương. Hiện tượng này cũng sảy ra phổ biến ở nhiều khu dân cư nông thôn do chất thải chăn nuôi ra súc và chất thải sinh hoạt không qua xử lý, xả thẳng ra môi trường gây ứ đọng tại các rãnh thoạt nước.
- Chất thải rắn: Đây cũng là một vấn đề bức xúc về mặt môi trường trên địa bàn Phúc Thọ. Mặc dù đã được UBND huyện và các xã đâu từ xây dựng hệ thống bãi thu gom rác thải và hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây thu gom nhưng mới chỉ đạt khoảng 70%, còn lại do người dân tự thu gom, đốt và chôn lấp tự nhiên, thậm chí tập kết tại các bãi đất trống gần khu dân cư, đổ xuống ao hồ, sông ngoi và ven trục đường giao thông gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và môi trường sống của người dân và ảnh hưởng đến mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
Tóm lại công tác môi trường ở địa phương đã được triển khai và thực hiện tuy nhiên vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường ở nông thôn đã trở thành vấn đề bức xúc, nhất là ô nhiễm môi trường ở các làng nghề: nước thải, khí thải, tiếng ồn, các loại chất thải chăn nuôi chưa có hệ thống xử lí đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân. Xử lí chất thải rắn, sinh hoạt ở các vùng đô thị, nông thôn rất bức bách và gặp nhiều khó khăn. Ô nhiễm các dòng sông, ao hồ ngày càng tăng. Thuốc bảo vệ thực vật được sử
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Huyện Phúc Thọ Theo Hướng Phát Triên Bền Vững Giai Đoạn 2000 – 2010
- Một Số Chỉ Tiêu Về Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Một Số Loại Cây Trồng Chính Thời Kỳ 2000 – 2010.
- Tình Hình Thực Hiện Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản
- Bối Cảnh Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Huyện Phúc Thọ Theo Hướng Phát Triển Bền Vững
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 13
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
dụng trong sản xuất nông nghiệp chưa được thu gom xử lí triệt để đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước. Tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học bị suy giảm. Công tác quản lí nhà nước về môi trường của huyện còn nhiều hạn chế, chưa tiến hành quy hoạch môi trường, chưa ban hành các quy chế quy định về các chính sách bảo vệ môi trường; bộ máy quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu.
2.4 Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững giai đoạn 2000 – 2010.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều thuận lợi, trong những năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững đã đạt được những kết quả nhất định.
- Xét về toàn bộ nền kinh tế, giá trị sản xuất của khu vực nông nghiệp trong tổng sản phẩm GDP của huyện đã giảm dần, nếu năm 2000 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 64,58% thì năm 2010 đã giảm xuống còn 42,54%; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 16,57% năm 2000 lên 30,54% năm 2010; Dịch vụ tăng từ 18,86 lên 26,91 năm 2010. Sự thay đổi đó là phù hợp với xu hướng biến đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục và phát triển toàn diện cả về nông lâm, ngư nghiệp đặc biệt là cơ cấu nội bộ ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt.
Trong trồng trọt, nhiều địa phương đã chuyển đổi cây trồng theo hướng thích hợp địa hình, thổ nhưỡng. Cơ cấu diện tích, sản lượng cây trồng được chuyển đổi theo hướng thích hợp, các cây giống mới, phương pháp gieo trồng áp dụng khoa học mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị hướng người tiêu dùng vì vậy giá trị thu nhập trên diện tích
canh tác không ngừng tăng lên. Nhiều mô hình có giá trị trên 100 triệu đồng/ha.
Chăn nuôi phát triển khá và có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hoá. Chăn nuôi nhỏ lẻ dần được thu hẹp thay thế là các mô hình trang trại, chăn nuôi công nghiệp được hình thành với các giống mới cho lại năng xuất cao như lợn hướng nạc, bò lai sind, vịt siêu thịt, siêu trứng … Từ đó đã gia tăng giá trị sản xuất hàng hoá, đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường trong huyện và bán cho thị trường bên ngoài
Công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề ở nông thôn bước đầu phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, góp phần thủ đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển.
Đây là thành tựu nổi bật nhất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, quyết định đến năng suất, chất lượng và hiểu quả của nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, tăng khả năng cạnh tranh của các nông sản hàng hoá, đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân của nền kinh tế và đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong đóng góp và GDP của huyện.
Các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp ở nhiều địa phương được nhân rộng và phát triển, đặc biệt là việc thực hiện tốt công tác quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề đã tạo ra cơ hội cho nhiều hộ nông dân chuyển đổi ngành nghề, mở rộng sản xuất, tăng sử dụng lao động và thu nhập cho người lao động. Trên cơ sở đó cơ cấu lao động nông thôn dần được thay đổi theo hướng chuyển dần sang lao động dịch vụ, làng nghề, giải quyết thêm việc làm và dần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có những thay đổi tích cực, lao động nông nghiệp giảm dần từ 74,4% năm 2000 xuống còn 58,2% năm 2010; lao động trong ngành công nghiệp – Xây dựng tăng lên từ
9,8% năm 2000 lên 15,8% năm 2010. Trình độ, tay nghề của người lao động cũng đã tăng lên, đến năm 2010, số lượng người lao động qua đào tạo đã đạt trên 20% và tỷ lệ này tiếp tục có chiều hướng tăng nhanh trong thời gian tới, đây là điều kiện thuận lợi của huyện để đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn trong thời gian tới.
Tóm lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Phúc Thọ đã được diễn ra khá mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động được chuyển biến theo hướng tịch cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ổn định và tăng cao. Bộ mặt nông thôn đang được đổi mới hàng ngày, ngày càng đáp ứng đẩy đủ nhu cầu về vật chất, tinh thần của người dân.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Phúc Thọ cũng còn một số hạn chế:
Tốc độ chuyển dịch còn chậm, về cơ bản cơ cấu kinh tế ở Phúc Thọ vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề phi nông nghiệp vẫn mang tính chất “nghề phụ”. Chuyển biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới chỉ là bước đầu, quá trình chuyển dịch chưa mạnh, chưa rộng khắp ở các địa phương, mới chuyển đổi ở những vùng, những địa phương có điều kiện và mang tính tự phát. Tỷ trọng trồng trọt vẫn cao, chăn nuôi chưa phát triển thành ngành sản xuất chính, dịch vụ nông nghiệp hoạt động yếu. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa được cải tiến nhiều. Các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã hình thành nhưng còn yếu và chưa nhiều, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau còn phổ biến làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và người sản xuất. công tác xử lý chất thải chăn nuôi còn yếu, đây là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường và khó khăn khi có dịch bệnh sảy ra.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thiếu nhiều. Công nghiệp vẫn còn non yếu, chưa trở thành ngành mũi nhọn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp còn yếu, công tác chế biến nông sản còn thủ công, chưa thực sự mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành nông nghiệp. Các cụm điểm công nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa tập chung gây khó khăn cho công tác quản lý và công tác đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.
Công tác quy hoạch đất đai còn chậm và yếu, chưa tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm sản xuât. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, làm các doanh nghiệp phải trờ đợi làm giảm tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của huyện.
Trong quá trình chuyển dịch, đã chú ý đến việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhưng còn ở mức thấp, chưa tập trung đầu tư tạo vùng sản xuất hàng hoá, công tác quy hoạch tính khả thi không cao. Trong thực tế hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được những vùng sản xuất một số sản phẩm đặc trưng, cho giá trị kinh tế cao bằng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Công tác khuyến nông còn dàn trải, chưa chuyên sâu vào kỹ thuật tiên tiến, cây con có giá trị kinh tế cao, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu đại trà của người nông dân, chưa đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông còn thiếu và yếu để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra hoạt động phối hợp giữa các ngành, đoàn thể để triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệu quả chưa cao, nhất là triển khai các dự án, xây dựng mô hình điểm kết quả không cao.
- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo đúng hướng nhưng còn chậm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn ở mức cao, chiếm 58,2% lao động trong huyện. Khả
năng thu hút lao động vào sản xuất phi nông nghiệp còn hạn chế, tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp.
- Ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí ở các khu vực làng nghề nhiều nơi còn nghiêm trọng, chưa có giải pháp khắc phục đã ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân. tỷ lệ hộ nông dân dùng nước sạch còn thấp.
- Năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp còn một số mặt yếu kém, nhất là việc quản lý đất đai ở cơ sở. Cải cách hành chính hiệu quả thấp, thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu công khai, minh bạch làm cho môi trường đầu tư không hấp dẫn. Một số cán bộ quản lý năng lực hạn chế, chưa nắm vững chức năng nhiệm vụ, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm. Một số cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thiếu chủ động, nhạy bén và sáng tạo trong việc giúp cấp ủy, chính quyền vận dụng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Những hạn chế, yếu kém trên đang là những lực cản ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững.
Nguyên nhân của những hạn chế trên:
- Người nông dân vẫn còn tư tưởng tiểu nông, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Thu nhập của người nông dân còn thấp, tích luỹ chưa nhiều nên đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
- Việc tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, công tác “dồn đổi ô thửa” chưa được quan tâm đúng mức nên ruộng đất còn nhỏ lẻ, khó khăn cho đầu tư phát triển sản xuất của nông dân.
- Công tác quy hoạch còn hạn chế, cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT. Trong tổ chức thực hiện, chậm đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính chậm; chỉ đạo giải phóng
mặt bằng thiếu kiên quyết, môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền còn yếu, còn buông lỏng một số lĩnh vực như: quy hoạch, quản lý sử dụng đất...
Tổ chức bộ máy chính quyền ở các cấp địa phương còn nhiều hạn chế. Sự quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội bằng pháp luật còn yếu. Một số cán bộ đảng viên các cấp, các ngành, các cơ quan còn kém cả về phẩm chất, trình độ và năng lực công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm và tính tiên phong gương mẫu, có một số vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật Đảng. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm. Kỉ luật, kỉ cương chưa nghiêm. Hệ thống chính trị ở cơ sở còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra từ thực tiễn.