Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 13


- Ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng – an ninh; kiềm chế gia tăng, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội. Ngăn chặn kịp thời âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.

* Mục tiêu về bảo vệ môi trường

- Tất cả các xã, thị trấn trong huyện có công trình thu gom rác thải; 100% số cơ sở sản xuất mới được áp dụng công nghệ sạch, hoặc được trang bị các thiết bị xử lý chất thải; 100% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường vào năm 2020.

- Năm 2015 có khoảng 95% số hộ ở đô thị được dùng nước sạch và 90% số hộ ở nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đến năm 2020 toàn bộ 100% số hộ được được sử dụng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn của quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt do bộ y tế ban hành.

3.2.3 Những giải pháp cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững ở Phúc Thọ.

3.2.3.1. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trên cơ sở thế mạnh của địa phương để đề ra kế hoạch chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế.

Quán triệt đường lối đổi mới và các Nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương để tạo được bước đột phá trên một số lĩnh vực. Không tạo được bước đột phá thì Phúc Thọ không theo kịp các quận và huyện thị trong khu vực. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ đã xác định rò khó khăn, thời cơ và thuận lợi, vận dụng và thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, tập hợp trí tuệ của toàn Đảng bộ và nhân dân để phát triển kinh tế, xã hội. Chủ động, kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn trên từng ngành cụ thể để đẩy nhanh chuyển dịch CCKT của huyện, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong CCKT.


Xác định mục tiêu phát triển vừa mang tính tiên tiến, khoa học, vừa phù hợp với điều kiện của từng xã, thị trấn và xu thế phát triển chung của thành phố. Tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương phát huy nội lực khai thác tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và lưu thông hàng hoá. Bổ xung quy hoạch và hoàn thành quy hoạch chi tiết 3 cụm công nghiệp làng nghề tập trung; triển khai thực hiện các cụm điểm công nghiệp 135 ha đã được thành phố phê duyệt (Thị trấn Phúc Thọ; Sen Chiểu; Phụng Thượng; Liên Hiệp và Tam Hiệp). Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển công nghiệp. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, thành phố, các sở, ngành và sự đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn, tạo cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nhận thức đầy đủ đường lối đổi mới, phát triển kinh tế của Đảng, xác định rò lợi thế của huyện, Đảng bộ Phúc Thọ đã xác định đúng mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế là vừa phát triển nhanh công nghiệp, vừa đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá sử dụng kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng cao gắn với mục tiêu phát triển đô thị sinh thái, môi trường bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Sớm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô hợp lý, gắn với công nghiệp chế biến; đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch tại xã Trạch Mỹ Lộc. Mở rộng diện tích rau an toàn, rau có giá trị kinh tế cao; tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Tập trung đầu tư, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân. Tiếp tục đầu tư, xã hội hóa xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nhiều


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 13

thành phần, tăng nhanh sản phẩm xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xã hội.

Với những chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương, xu thế phát triển chung của đất nước, hợp lòng dân nên đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân cùng với chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án nhanh chóng được thực hiện; mạnh dạn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến, đẩy mạnh việc thí điểm rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình sản xuất theo phương thức tiến tiến, cho hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển đặc biệt là các mô hình chăn nuôi công nghiệp, sản xuất rau sạch, an toàn; sản xuất hoa, cây cảnh; duy trì và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ và toàn dân, đoàn kết xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với những chủ trương chính sách của nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, sự thống nhất nhận thức và nhất quán hành động của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong huyện trong quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT theo hướng phát triển bền vững là vô cùng quan trọng. Và với chính sách thỏa đáng, hợp lý, tạo sự đồng thuận sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện các kế hoạch phát triển, tiến độ đền bù, giải tỏa để nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy, trong quá trình xây dựng các cụm điểm công nghiệp, ở nơi nào chính quyền địa phương giải quyết thỏa đáng lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội và sự ủng hộ của nhân dân thì đều thành công. Ngược lại, nếu


Đảng bộ chính quyền không đoàn kết, không tạo được sự đồng thuận trong xã hội thì các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội bị chậm lại, rất nhiều dự án không triển khai được, thậm trí có hiện tượng nhân dân địa phương “rào làng” không cho triển khai các dự án, hiện tượng kiện cáo xảy ra sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội tại địa phương. Vì vậy các dự án đầu tư, việc thu hút các dự án phải được nghiên cứu kỹ, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân, vì nhân dân và cần tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu, ủng hộ và thực hiện hiệu quả.

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất.

Lực lượng sản xuất là yếu tố then chốt có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển thì cần phải quan tâm đến phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Để làm được Phúc Thọ cần nghiên cứu cơ sở hạ tầng, hệ thống quy hoạch của địa phương để đưa khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, chăn nuôi, đặc biệt là là những giống mới, cho năng suất, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Để làm được huyện cần có sự liên kết, phối với Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật, Viện giống cây trồng, Viện chăn nuôi hệ thống các ngân hàng… để có chính sách hộ trợ về vốn, quản lý, đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật và định hướng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Bên cạnh phát triển nông nghiệp, việc phát triển công nghiệp ở địa phương cũng cần quan tâm, ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động địa phương và gắn với việc phát triển các làng nghề trong huyện.

Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT, cùng với sự phát triển quan hệ sản xuất thì việc phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất với sự tham gia của các thành phần kinh tế gắn liền với ba hình thức sở hữu cơ bản:


toàn dân, tập thể, tư nhân đã làm cho quan hệ sản xuất mới được xác lập và ngày càng hoàn thiện góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển. Trong quá trình đó, cùng với việc đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển cho từng ngành, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường hàng hoá, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trên tất cả các ngành, các lĩnh vực:

Đối với kinh tế tập thể, khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích các hợp tác xã liên kết rộng rãi với các hộ, các doanh nghiệp, không giới hạn quy mô, lĩnh vực, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có kế hoạch giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường, giải quyết nợ tồn đọng.

Đối với kinh tế tư nhân: Ngoài những ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cần được tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập, xây dựng đề án, bố trí vị trí thuận lợi về giao thông, môi trường sản xuất và các thủ tục hành chính nhanh gọn…

Đối với kinh tế trang trại và hộ sản xuất cá thể: Huyện cần có sự hộ trợ về xây dựng dự án, vốn, kỹ thuật, mô hình phát triển, đào tạo nghề và thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Khi các chính sách ưu đãi rò ràng và các thủ tục hành chính thuận lợi sẽ là điệu kiện tiên quyết để các thành phần kinh tế góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch CCKT của huyện, tận dụng các lợi thế, khai thác tiềm năng, đất đai và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.


3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.

Trong quá trình chuyển dịch CCKT ở Phúc Thọ, bên cạnh những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế còn nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có những vấn đề xã hội đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền phải nhận thức đầy đủ và có những giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Chuyển dịch CCKT, phát triển kinh tế nhanh phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình 04 – CTr/TU của Thành ủy Hà Nội và Chương trình 07 – CTr/HU của Huyện ủy Phúc Thọ về Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2011-2015. Trong đó vấn đề đầu tiên là phải quan tâm đẩu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và trình độ tay nghề cho người lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH; thực hiện được mục tiêu chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ. Tiếp tục chỉ đạo các ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, trong đó nhấn mạnh các tiêu chí "nói lời hay, làm việc tốt", tạo phong cách đẹp trong giao tiếp, ứng xử, thực hiện văn hóa giao thông.. để các tầng lớp nhân dân tham chủ động tham gia xây dựng, để mỗi người dân thực sự là công dân tiêu biểu của trung tâm văn hóa, chính trị cả nước.

Cùng với phát triển giáo dục và đào tạo, thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa, coi trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, xây


dựng nếp sống văn hóa và phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh ở nông thôn; xã hội hóa chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng bộ và chính quyền từ huyện đến cơ sở phải quan tâm chỉ đạo hoàn thiện cơ chế, bộ máy và chế tài để thực hiến tốt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu công nghiệp, các làng nghề, từng bước hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống của nhân dân.

3.2.5.Xây dựng kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là điều kiện rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khi có kết cấu hạ tầng tốt sẽ xuất hiện hàng loạt các ngành nghề phát triển, trong đó có công nghiệp, dịch vụ, du lịch thương mại… làm phong phú nguồn thu trên địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mặc dù kết cấu hạ tầng nông thôn của Phúc Thọ đã có bước phát triển khá trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Vì vậy trong thời gian tới Huyện ủy, UBND huyện tiếp túc cần đẩy mạnh đầu tư, xã hội hóa công tác xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đẩy mạnh các hình thức kết hợp “Nhà nước – địa phương – nhân dân” cùng làm về xây dựng nông thôn mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, điện, thủy lợi và các công trình phúc lợi khác ở nông thôn. Từ nay đến năm 2015, phấn đấu 100% đường huyện, đường liên xã, đường làng, ngò xóm được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Tiếp tục đề nghị thành phố và nhà thầu đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công trục Tây Thăng Long song song với Quốc lộ 32, nối trung tâm thủ đô, huyện Đan Phượng – Phúc Thọ và Ba Vì; Tiếp tục triển khai và hoàn thành tuyến đường Trục Bắc Nam; tiếp tục nâng cấp các tuyến đường Tỉnh 81, 420, 421 đây là


điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển các khu trung tâm thương mại, du lịch và cụm điểm công nghiệp của huyện.

Về nguồn vốn cần tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, thành phố và các nguồn vốn hỗ trợ khác. Đẩy mạnh công tác quy hoạch các khu đất xen kẹt, nhỏ lẻ trong khu dân cư để đấu giá tạo nguồn thu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, từ đó từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông, điện thủy lợi…) phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lợi thế của huyện.

3.2.6. Chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Quán triệt quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, Đảng bộ Phúc Thọ thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Công tác chính trị, tư tưởng được coi trọng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của huyện phải được thực hiện nghiêm túc, kịp thời gắn với chương trình hành động của từng cấp, từng ngành. Công tác giáo dục chính trị cho cán bộ đảng viên được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, chống những biểu hiện thoái hóa biến chất trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với công cuộc đổi mới nhằm thúc đẩy nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) về nâng cao sức chiến đấu của Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí được quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc từ huyện đến cơ sở đã thu được kết quả, tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, mối quan hệ giữa

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí