Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những yêu cầu sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của địa phương và đất nước để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; qua đó, hướng tới xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương và đất nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ lệ thành phần các ngành, vùng; và theo đó là lao động trong cơ cấu kinh tế hiện hữu. Đó là sự thay đổi cả về mặt số lượng và chất lượng các thành phần nói trên trong nội bộ cơ cấu kinh tế nhằm có được sự phát triển kinh tế bền vững hơn, có hiệu quả cao hơn.

Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhất là trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Hà Nội đã xây dựng và triển khai các nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, hiệu quả và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề mà Thành phố đang dành nhiều sự quan tâm; bởi đây chính là một trong 19 chỉ tiêu của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các huyện, xã trên địa bàn Thành phố.

Nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, huyện Thạch Thất có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.459,05 ha với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý và nguồn lực để phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, huyện Thạch Thất đã và đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, từng bước xây dựng và tổ chức thực hiện các vùng sản xuất tập trung trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phát triển nhanh các mô hình


kinh tế trang trại, gia trại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp của huyện đạt thấp so với một số địa phương khác của thành phố Hà Nội, đặc biệt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn còn chậm. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất nói riêng vẫn là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm, có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người nông dân của huyện Thạch Thất và của thành phố Hà Nội.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện Thạch Thất tìm ra những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả, học viên đã chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, phù hợp với chuyên ngành đào tạo mà học viên theo học và nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Câu hỏi nghiên cứu:

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội hiện nay ra sao? Đâu là những vướng mắc cần tập trung giải quyết và cần thực hiện những giải pháp nào để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Huyện trong thời gian tới?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội - 2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế của một số địa phương trong nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, luận văn phân tích và làm rò thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội nhằm đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đây trong thời gian tới.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là, làm rò cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Hai là, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất trong giai đoạn 2010 - 2015.

Ba là, đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất từ nay đến 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu việc chuyển dịch cơ cấu trong khu vực nông nghiệp (nông - lâm - thuỷ sản) và đi sâu nghiên cứu cơ cấu các tiểu ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt - chăn nuôi – thủy sản - lâm nghiệp) trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Chủ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Huyện được tập trung vào UBND huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Thời gian khảo sát, đánh giá thực trạng: giai đoạn 2010 - 2015.

4. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương.

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện.

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Chương 4: Một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN


1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là một vấn đề đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ trước đến nay. Tuy nhiên, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội lại chưa có ai nghiên cứu. Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, một mặt, học viên muốn khẳng định vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nơi đây; mặt khác, mong muốn đóng góp phần cùng các cơ quan chức năng khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của Huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể kể ra một số công trình liên quan đến đề tài luận văn mà học viên được biết:

1.1.1. Sách chuyên khảo, tạp chí

Sách chuyên khảo

- Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng và thực tiễn kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương. Tuy nhiên về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì tác giả chưa đề cập đến.

- Nguyễn Xuân Kiên – Ninh Văn Hiệp (2004), Hỏi đáp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp những lý luận cơ


bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hệ thống hóa thành câu hỏi và trả lời các nội dung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó có nêu lên nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng và hẹp).

- Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (2004), Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Thống kê, Hà Nội; Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin (2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các cuốn sách này đều chỉ ra các cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cũng như đặc trưng, vai trò, sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Đây là những tài liệu quan trọng mà học viên có thể nghiên cứu để viết phần cơ sở lý luận trong luận văn.

- Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn này, tác giả đã chỉ ra việc huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế nông thôn và sử dụng các nguồn lực đó như thế nào cho có hiệu quả, nhưng chưa đề cập một ngành kinh tế cụ thể nào như Kinh tế công nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Dịch vụ, v.v.

- Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam; những nhân tố (trong nước và quốc tế) ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ CNH, HĐH ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến nhân tố khoa học – công nghệ, xem đó là giải pháp có tính đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam. Tác giả cũng đánh giá khái quát quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ 1986 đến trước Đại hội X của Đảng; trong đó, đề cập cả quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành (công nghiệp, nông nghiệp). Điều đáng chú ý là các đề xuất của tác giả về giải pháp thúc đẩy


chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới tương đối đồng bộ, từ việc đổi mới tư duy về mô hình kinh tế, đến ban hành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, các vùng kinh tế, công tác đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp huy động vốn, giải pháp thị trường, v.v.

- Lê Mạnh Hùng – Nguyễn Sinh Cúc (2008), Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. Các tác giả của cuốn sách này đã chỉ ra thực trạng của việc tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam, thành tựu và hạn chế của quá trình đó.

Mặc dù nội dung các sách dẫn ra ở trên không đề cập trực tiếp đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, nhưng là những tài liệu tham khảo quan trọng để học viên có thể viết khung lý thuyết của luận văn.

Tạp chí

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn, trên các tạp chí thời gian qua, có nhiều bài báo đề cập đến. Tiêu biểu là:

- Nguyễn Thị Song An (1997), Tổng quan về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, Số

5. Bài viết cung cấp các số liệu cụ thể về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở nước ta, những thành tựu và hạn chế trong quá trình chuyển dịch. Bên cạnh đó, tác giả bài báo cũng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số địa phương cụ thể.

- Nguyễn Văn Tiêm (2002), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện ngay từ hộ gia đình nông dân, Tạp chí Nông thôn mới, Số 2. Bài viết chỉ ra một trong các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là phải thực hiện ngay từ hộ gia đình nông dân.


- Nguyễn Sinh Cúc (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 năm thực hiện Nghị quyết TW5, Con số và sự kiện, Số 6. Tác giả phân tích kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 2 năm thực hiện Nghị quyết TW5, chỉ ra những vướng mắc và đề xuất một số giải pháp để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

- Nguyễn Xuân Dũng (2007), Về giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 04/07/2007. Bài viết phân tích và khẳng định một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta giai đoạn trước đó, đến nay vẫn còn đúng, nhưng trong bối cảnh mới, thì cần có những giải pháp mới thích hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta nói chung.

- Trần Anh Phương (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 08/01/2009. Tác giả tập trung phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của cả nước, bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; chỉ ra những khó khăn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta khi đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong đó tác giả đã chỉ ra những bất cập về công tác quy hoạch, về cơ sở vật chất, về vốn, về trình độ của nguồn nhân lực, về cả nhận thức của các chủ thể kinh tế, v.v.

- Nguyễn Văn Giàu (2015), CNH, HĐH nông nghiêp , nông thôn va

những vấn đề đăt

ra trong giai đoan

hiên

nay, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày

29/06/2015. Bài viết chỉ ra rằng: Các vấn đề về nông nghi ệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân luôn chiếm vị trí quan trọng trong các chương trình nghị sự của Đảng và Nhà nước ta. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn và Đảng ta đã đề ra những chủ trương, định hướng cũng như ban hành hệ thống chính sách kịp thời, phù hợp từng giai đoạn phát triển của đất nước. Một trong những nội dung quan trọng của


quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam được tác giả chỉ ra là chủ động đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

1.1.2. Luận án, luận văn

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng là chủ đề được nhiều nghiên cứu sinh và học viên cao học quan tâm nghiên cứu và lựa chọn làm đề tài luận án, luận văn, như:

- Vũ Ngọc Kỳ (1996), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình CNH, HĐH”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án phân tích và làm rò thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Yên Bái, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh theo hướng CNH, HĐH .

- Nguyễn Đăng Bằng (2001), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH ”, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn vùng Bắc Trung Bộ theo hướng CNH, HĐH trong những năm đầu thế kỷ XXI.

- Nguyễn Xuân Trường (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây theo hướng CNH, HĐH”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị; Ngô Thái Hà (2006), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị hóa ở huyện Từ Liêm”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, hai luận văn này đã phân tích và chỉ ra được thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Từ Liêm cũ theo hướng đô thị hóa và ở

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí