Phương Hướng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Tỉnh Tuyên Quang Đến Năm 2020


dụng tốt vốn đầu tư và các điều kiện thuận lợi khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, hạ tầng yếu kém, không đồng bộ.Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ so với tỷ trọng GDP các ngành sản xuất vật chất đã tăng lên qua các năm, nhưng còn cách xa mốc tăng trưởng kinh tế hài hòa của quá trình sản xuất vật chất với dịch vụ.


3.3.3. Nguyên nhân

Những thành tựu và hạn chế mà tỉnh Tuyên Quang đang có xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

+ Nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm quá thấp, điều kiện địa hình phức tạp, nên khó khăn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

+ Tư duy quản lý kinh tế, lãnh đạo điều hành của tỉnh còn nhiều hạn chế. Một số Chỉ thị, Nghị quyết đã ban hành thiếu các giải pháp cụ thể, nên khi triển khai chưa đạt hiệu quả.

+ Tư duy và nhận thức, ý thức tự vươn lên trong sản xuất kinh doanh của người dân Tuyên Quang còn nhiều hạn chế, khó khắc phục trong thời gian ngắn.

+ Công tác quy hoạch chưa được quan tâm chỉ đạo sát sao, nên việc xác định bước đi và lộ trình hoạt động cho từng năm thiếu đồng bộ, chưa tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

+ Kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

+ Hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh, nhất là trong hai nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ.


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang - 10

- Ngành công nghiệp: Định hướng phát triển chưa phù hợp với thực tế. Hạn tầng kỹ thuật của tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp có quy mô vừa và lớn. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là khai thác tận thu khoáng sản và xuất khẩu quặng thô, vì vậy tăng trưởng không bền vững, nhất là khi Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản. Thị trường thế giới và trong nước biến động, đặc biệt là giá xăng dầu, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất hàng hóa tăng cao làm cho công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nên một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh không có thị trường tiêu thụ. Công tác quy hoạch phục vụ cho phát triển công nghiệp chưa theo kịp thực tế, nhất là quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch phát triển lâm nghiệp; quy hoạch thủy điện; quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp...

- Ngành nông nghiệp: Tập quán canh tác của người dân vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, khả năng đầu tư thâm canh thấp. Các dự án phát triển đàn gia súc thực hiện không đạt mục tiêu đề ra do không lường trước và phòng tránh được dịch, bệnh. Bên cạnh đó, biến động của giá cả thị trường làm ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân. Chuyển dịch cơ cấu lao động, quan hệ sản xuất ở vùng nông thôn chậm được đổi mới. Đại bộ phận lao động ở nông thôn chưa qua đào tạo nghề; phong tục, tập quán ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, thụ động. Công tác quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa được quan tâm thực hiện đúng mức; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến nông, lâm sản.

- Ngành dịch vụ: Bối cảnh suy giảm kinh tế, suy giảm đầu tư đã kéo theo sự giảm sút về kim ngạch xuất, nhập khẩu trong khi tỉnh chưa có mặt hàng


xuất khẩu chủ lực mang tính đột phá và ổn định. Sự phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ giữa các ngành và địa phương chưa đồng bộ. Năng lực, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ còn yếu, chưa gắn kết được hoạt động kinh doanh với các cơ sở chế biến. Việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân còn nhiều khó khăn do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp.


Chương 4


PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020


4.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

Trong những năm qua Tuyên Quang đã cố gắng tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững; tuy nhiên quá trình này trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy trong giai đoạn 2014 – 2020 quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang cần thực hiện theo các định hướng sau:

Một là, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết là trong nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh đến năm 2020, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy cần phải giảm tỷ lệ thuần nông trong khu vực nông thôn, phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành này, tạo ra các sản phẩm đa dạng và phong phú đáp ứng yêu cầu đa dạng trên thị trường. Thay đổi phong tục, tập quán sản xuất từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hóa.

Hai là, tái cấu trúc các ngành kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa XI) của Đảng. Việc tái cơ cấu nền kinh tế nước ta trong bối cảnh hiện nay đã và đang được coi như một bộ phận của việc hình thành chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Tái cấu trúc các ngành kinh tế là việc làm quan trọng và có ý nghĩa thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo


hướng tích cực. Tái cấu trúc các ngành kinh tế thực chất là sắp xếp lại các nguồn lực phát triển sao cho đạt năng suất cao nhất, phát triển bền vững nhất. Mục tiêu tái cấu trúc các ngành kinh tế là tăng tỷ trọng những ngành có hiệu quả lớn, sức cạnh tranh cao, sức lan tỏa, lôi cuốn mạnh, tạo sự chuyển biến thông qua việc tạo một diện mạo mới cho nền kinh tế, trong đó đặc biệt là khía cạnh công nghệ - kỹ thuật.

Đối với việc tái cấu trúc cơ cấu ngành, hướng ưu tiên là: ngành sử dụng nhiều lao động nếu có thất nghiệp lớn; ngành tiết kiệm năng lượng nếu đang có tỷ lệ sử dụng năng lượng cao, giá năng lượng đắt; ngành công nghệ cao nếu công nghệ thấp đang cản trở sự phát triển (thay đổi thế hệ công nghệ); các lĩnh vực kết cấu hạ tầng nếu đang bị tắc nghẽn…

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang. Ngày càng nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải theo hướng hàm lượng giá trị khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản phẩm, đồng thời phải gắn với phát triển bền vững. Vì vậy cần phải phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến với công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác được tiềm năng sẵn có về tài nguyên, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu và lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó trong phát triển phải bảo đảm phát triển bền vững, không vì mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà gây hậu quả về môi trường cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.


Năm là, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với mức bình quân của cả nước, sớm thoát khỏi tỉnh kém phát triển; bảo đảm mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc và miền núi phía Bắc; hội nhập nhanh với các vùng kinh tế trong khu vực, với cả nước, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển các thành phần kinh tế; phát huy mọi nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, tranh thủ tối đa nguồn nội lực, đồng thời thu hút mạnh nguồn ngoại lực, khai thác các nguồn lực tự nhiên, chuẩn bị tốt môi trường đầu tư với các chính sách hữu hiệu cho phát triển kinh tế của tỉnh. Từng bước rút ngắn khoảng cách GDP bình quân đầu người so với các tỉnh trong cả nước.

Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội và giải quyết các vấn đề về môi trường. Phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh trong đó tập trung phát triển vùng kinh tế trọng điểm làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển; giảm sự chênh lệch về mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trong tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, giảm nghèo, chính sách đối vơi các vùng khó khăn; từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.


4.1.1. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2014-2020

* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến: Phát triển ngành chế biến nông, lâm sản trở thành kinh tế ngành mang tính chiến lược của tỉnh và có kế hoạch phát triển phù hợp để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. Tập trung vào công nghiệp chế biến chè, đổi mới công nghệ các công


ty chè Tân Trào, Sông Lô, Tháng 10, Hưng Anh; nâng cao chất lượng sản phẩm chè, sản xuất các loại chè đặc sản. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa hoạt động của Nhà máy giấy An Hòa, ưu tiên chế biến gỗ tinh chế xuất khẩu; sản xuất bột giấy và giấy, tạo sự đột phá trong phát triển công nghệ chế biến. Nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm của nhà máy đường Sơn Dương, Bình Xa.

* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng tăng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tập trung đầu tư các sản phẩm có nhu cầu lớn như xi măng, bột barit, gạch tuynel, gạch không nung, bột đá siêu mịn, gạch granit... Cần đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường các nhà máy: Xi măng Tuyên Quang; Tràng An; Sơn Dương; Nhà máy bột Barit Sơn Dương; đầu tư mới các nhà máy sản xuất gạch tuynel Thái Sơn, Kim Xuyên, Viên Châu và nâng cao công suất các nhà máy hiện có.

* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản: Thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên địa bàn. Tập trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và xuất khẩu như: quặng sắt, barit, thiếc, kẽm - chì, mangan, cao lanh fenspat...

* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp điện, cơ khí, luyện kim: Phát triển công nghiệp luyện phôi thép tại cụm công nghiệp Long Bình An từ quặng sắt địa phương kết hợp với quặng sắt nhập khẩu, hoàn thành đưa vào sử dụng dây chuyền cán thép Tân Châu để có các sản phẩm thép chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường.


* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp hóa chất: Phát triển công nghiệp sản xuất phân vi sinh từ than bùn và từ phế liệu của các nhà máy đường. Củng cố cơ sở sản xuất bột kẽm trên cơ sở tiềm năng nguyên liệu tại địa phương.

* Phương hướng phát triển ngành công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề như dệt thổ cẩm tại Chiêm Hóa, Na Hang, Hàm Yên; các sản phẩm mang sắc thái văn hóa đặc thù của địa phương như mành cọ Hàm Yên, mây giang đan Sơn Dương, cót lá Nông Tiến... để khai thác, sử dụng các vật liệu sẵn có của địa phương và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Phát triển mạnh các dịch vụ rèn, gò, hàn, sản xuất cửa hoa, kính khung nhôm các dịch vụ sửa chữa cơ khí ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, cụm xã; đầu tư các cơ sở sản xuất nông cụ theo quy mô tổ, nhóm, hộ gia đình ở những nơi không có điều kiện cơ giới hóa.

* Phương hướng phát triển ngành khu cụm công nghiệp:


Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An: Là một tổ hợp bao gồm các khu công nghiệp tập trung khu dịch vụ và khu đô thị mới, đầu tư mới thuộc các ngành: Công nghiệp giấy và bột giấy; công nghiệp chế biến gỗ; công nghiệp luyện phôi thép, cơ khí chế biến khoáng sản...

Cụm công nghiệp Sơn Nam (huyện Sơn Dương): Đây là điểm thuận tiện để thu hút các dự án đầu tư về công nghiệp chế biến khoáng sản như: fenspat; vonfram; về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: Gạch ốp lát cao cấp, gạch không nung, bê tông đúc sẵn, công nghiệp may, công nghiệp nhựa...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022