Tổng số | Chia ra | ||
Khai thác | Nuôi trồng | ||
Triệu đồng | |||
2005 | 31.592 | 1.916 | 29.676 |
2009 | 111.963 | 9.684 | 102.279 |
2010 | 118.389 | 11.979 | 106.410 |
2011 | 237.580 | 44.875 | 192.705 |
2012 | 248.030 | 52.042 | 195.988 |
2013 | 285.042 | 58.391 | 226.651 |
Cơ cấu (%) | |||
2005 | 100,00 | 6,06 | 93,94 |
2009 | 100,00 | 8,65 | 91,35 |
2010 | 100,00 | 10,12 | 89,88 |
2011 | 100,00 | 18,89 | 81,11 |
2012 | 100,00 | 20,98 | 79,02 |
2013 | 100,00 | 20,49 | 79,51 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Tỉnh Tuyên Quang Tại Thời Điểm 01/01/2014
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Tỉnh Tuyên Quang Giai Đoạn 2005-2014
- Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nội Bộ Ngành
- Phương Hướng Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Tỉnh Tuyên Quang Đến Năm 2020
- Phương Hướng Phát Triển Ngành Nông Nghiệp Chính Giai Đoạn 2014-2020
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Bảng 3.15: Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá hiện hành tỉnh Tuyên Quang
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
3.2.2.3. Ngành dịch vụ
a) Thương mại
Thương mại bước đầu đã có chuyển biến. Đã khai thác thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa bằng cách khai thông luồng hàng phục vụ nhân dân, nhất là những mặt hàng thiết yếu. Tổng mức bán lẻ năm 2013 đạt trên 8.094.564,6 triệu đồng, tăng 4,25 lần so với năm 2005; thương mại ngoài
quốc doanh phát triển nhanh chóng, nhịp tăng trung bình năm 20123là 76,72%/năm trong khi đó thương mại nhà nước chỉ tăng 13,82%/năm. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 5.090 tỷ đồng, bằng 42,4% kế hoạch.
Tổng mức bán lẻ khu vực thương mại nhà nước đảm trách chỉ chiếm khá ít, phần lớn là thương mại ngoài quốc doanh, mà chủ yếu là tư nhân. Khuyến khích phát triển thương mại quốc doanh; thực hiện phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã nâng cấp và xây dựng hàng chục chợ mới, tạo điều kiện cho nhân dân lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất, đồng thời tăng thu ngân sách địa phương.
Xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu có tiến bộ. Tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh năm 2013 đạt 60,608 triệu USD, gấp 2 lần so với năm 2012, gấp đến 30 lần so với năm 2005. Trong đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu, đạt 27,512 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2014 đã đạt 32,9 triệu USD.
Mặt khác, tỉnh Tuyên Quang cũng nhập khẩu một số mặt hàng về tư liệu sản xuất đạt giá trị nhập khẩu năm 2013 là 32,768 triệu USD dành cho mua tư liệu sản xuất , trong đó nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 32,542 triệu USD, còn lại là mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. So với năm 2012, trị giá hàng nhập khẩu của Tuyên Quang giảm một nửa. Điều đó cho thấy, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng tăng cường sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa địa phương, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tích cực sử dụng hàng hóa do địa phương sản xuất.
b) Du lịch
Chất lượng phục vụ đón khách du lịch được chú trọng; thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, đạt 70,1% kế hoạch, tăng 16,6% so với cùng kỳ 2013. Doanh thu từ du lịch đạt 2.501 triệu đồng - năm 2013 - đã đóng góp vào tỷ trọng ngành dịch vụ nói chung trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương.
Bảng 3.16: Số lượt khách du lịch tỉnh Tuyên Quang
Khách trong nước (Nghìn lượt người) | Khách quốc tế (Nghìn lượt người) | Số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ (Ngày) | |
2005 | 296.900 | 3.100 | 118.700 |
2009 | 481.800 | 8.200 | 295.750 |
2010 | 491.000 | 9.000 | 365.000 |
2011 | 589.000 | 11.000 | 410.200 |
2012 | 688.000 | 12.000 | … |
2013 | 733.090 | 10.410 | ... |
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2013
Tập trung thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, tập trung vào Khu di tích lịch sử, văn hóa sinh thái Tân Trào (di tích quốc gia đặc biệt), Khu du lịch sinh thái Na Hang, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, xây dựng tour du lịch về miền đất Mẫu Tuyên Quang và một số điểm du lịch theo quy hoạch để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách.
Đẩy mạnh xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng cường hoạt động nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, sở thích của du khách đối với từng loại hình sản phẩm du lịch; xây dựng và hoàn thiện sản phẩm đặc trưng trên địa bàn tỉnh, nâng cao sức cạnh tranh góp phần vào việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch dịch vụ của tỉnh.
c) Dịch vụ khác
Tổ chức hoàn thiện các chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Hoạt động tín dụng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng, huy động và sử dụng các nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội; tổng dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 9.280 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ.
3.3. Thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014
3.3.1. Những thành tựu
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, bên cạnh những thuận lợi cơ bản do kết quả của việc thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế, tỉnh Tuyên Quang cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Một số kết quả kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đã đạt được: Kinh tế tăng trưởng khá, liên tục trong nhiều năm. Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; dự báo trong những năm tới cơ cấu kinh tế vẫn có hướng chuyển dịch theo hướng tích cực và tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ do tiềm năng phát triển còn nhiều. Kết cấu hạ tầng được tăng cường trên mọi lĩnh vực, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển trong thời gian tới; quản lý tài nguyên khá tốt, môi trường đảm bảo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rò rệt, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác được củng cố và tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ngành công nghiệp: Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng trưởng khá, tạo ra được những tiền đề quan trọng để ngành phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Giai đoạn 2005-2014 do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong ngành công nghiệp nên đã huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển.
Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp khá cao và tăng đều hàng năm, do vậy đã đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Triển vọng phát triển sản xuất công nghiệp đã có hướng đi mới. Với các khu, cụm công nghiệp đã được triển khai xây dựng tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh như cụm công nghiệp Long Bình An, nhà máy giấy và bột giấy An Hòa lớn nhất khu vực Đông Nam Á, nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà máy đường Sơn Dương, nhà máy Xi măng... thu hút hàng nghìn lao động đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đã đáp ứng cơ bản về nhu cầu trước mắt của sản xuất và đời sống nhân dân, bộ mặt nông thôn được thay đổi từng ngày, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn.
Ngành nông nghiệp: là một tỉnh miền núi có trên 90% dân số ở nông thôn và sống bằng nghề nông là chính thì sản xuất nông nghiệp luôn giữ một vai trò quan trọng. Sản xuất nông nghiệp phát triển trước tiên để nuôi sống đồng bào trong tỉnh, góp phần làm ổn định xã hội và để phát triển sản xuất khác. Trong những năm qua ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi ngày càng phát triển và đang là ngành sản xuất chính. Đây là xu hướng phát triển phù hợp vì xu hướng đô thị hóa và trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà nước đang thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Điều này cho phép Tuyên Quang phát triển ngành nông nghiệp đa dạng, phong phú, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp.
Giai đoạn 2005 - 2014 cơ cấu sản xuất trong ngành nông nghiệp có nhiều thay đổi. Trong nội bộ ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt thấp hơn nhiều so với chăn nuôi. Cơ cấu cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và giảm trồng trọt. Lâm nghiệp được quan tâm và ngày càng phát triển, nhất là trồng rừng, người dân đã bám rừng và sống được từ rừng, nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt đã được chuyển đổi sang rừng trồng cây nguyên liệu giấy đang mở ra tiềm năng lớn của ngành lâm nghiệp và ngành công nghiệp chế biến giấy và bột giấy; đồng thời đó cũng là tiềm năng lớn về du lịch và bảo vệ môi trường.
Ngành dịch vụ: Với những đặc thù về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử, Tuyên Quang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Tiềm năng phát
triển du lịch là rất lớn như du lịch văn hóa, lịch sử Tân Trào, huyện Sơn Dương, du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, du lịch sinh thái thủy điện Tuyên Quang... Lĩnh vực dịch vụ có những tiến bộ nhất định, góp phần quan trọng vào việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, đời sống dân sinh tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Các ngành dịch vụ tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng hiện còn nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển. như dịch vụ khách sạn nhà hàng, tài chính tín dụng du lịch, vui chơi giải trí...
Riêng lĩnh vực tài chính tín dụng, ngoài chức năng kinh doanh, còn là nơi cung cấp nguồn vốn cho các kinh tế ngành phát triển... Đây là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, chi phí đầu tư không lớn, các yếu tố trong chi phí trung gian không phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu, nếu có giải pháp đúng sẽ tạo được nhiều việc làm, thu hút được nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn giá trị tăng thêm.
3.3.2. Những hạn chế
Tuy đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng điểm xuất phát kinh tế của tỉnh còn thấp và trình độ sản xuất còn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp, tính đến năm 2013 là 1.290,1 nghìn đồng/người/năm, thu ngân sách trên địa bàn không đủ chi, dân số nông thôn là chủ yếu. Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triển công nghiệp và hiện đại hóa, phát huy lợi thế về nguồn nhân lực còn hạn chế.
Sự chuyển dịch cơ cấu giữa ba nhóm ngành kinh tế còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ, tốc độ tăng chậm và thiếu sự ổn định, nền kinh tế chủ yếu dựa
vào nông nghiệp. Sản xuất các sản phẩm mũi nhọn của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, do đó tính bền vững không cao.
Ngành công nghiệp: Dựa trên điều kiện về tài nguyên, ngành công nghiệp phát triển tập trung phát triển vào công nghiệp khai thác và chế biến các sản phẩm từ khai thác kim loại và lâm sản. Chưa có sự chuyển biến mạnh, chưa có biện pháp thiết thực, xây dựng và khai thác triệt để nguồn nguyên liệu tại địa phương, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất còn ít chưa đủ điều kiện để mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ. Công nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa phát triển mạnh mẽ và chưa đóng góp tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp đôi khi không đạt kế hoạch của tỉnh. Cơ cấu nội ngành mất cân đối giữa công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
Ngành nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phần lớn là tự cấp, tự túc, chưa hướng mạnh sang phát triển hàng hóa. Chưa hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu, mô hình sản xuất chủ yếu là hộ gia đình, nhỏ lẻ, phân tán. Nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển cao. Lâm nghiệp và thủy sản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất còn diễn ra chậm, năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất chưa cao; quan hệ giữa trồng rừng và khai thác rừng còn bất cập... lợi ích của người sản xuất nông lâm nghiệp với các ngành sản xuất liên quan có mặt bất hợp lý. Các ngành dịch vụ nông nghiệp nông thôn, chế biến nông sản, dịch vụ sau thu hoạch chậm phát triển.
Ngành dịch vụ: Dịch dụ, thương mại, du lịch chưa có bước phát triển đột phá, chất lượng dịch vụ so với mặt bằng chung cả nước còn yếu, chưa sử