Phương Hướng Phát Triển Ngành Nông Nghiệp Chính Giai Đoạn 2014-2020


Cụm công nghiệp Phúc Thịnh (huyện Chiêm Hóa): Các nhà máy chế biến thực phẩm, lâm sản quy mô vừa và chế biến khoáng sản như: ăntimon, mangan; các cơ sở tiểu, thủ công nghiệp...

Cụm công nghiệp Na Hang: Xây dựng các nhà máy chế biến bột barite, chế biến lâm sản may, tre đan; chế biến thủy sản; cơ khí sửa chữa, chế tạo phương tiện thủy...

Cụm công nghiệp Tân Thành - huyện Hàm Yên: Xây dựng các nhà máy chế biến nước cam; chế biến gỗ; chế biến khoáng sản và các cơ sở tiểu thủ công nghiệp...


4.1.2. Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp chính giai đoạn 2014-2020

* Phương hướng phát triển ngành trồng trọt


Cây lương thực: Sử dụng hiệu quả hiện tích gieo trồng cây lương thực, tăng sản lượng ở mức hợp lý để đảm bảo an ninh lương thực, có dự trữ, đảm bảo thức ăn chăn nuôi.

Cây công nghiệp: Quy hoạch vùng sản xuất lạc, đậu tương tại huyện Chiêm Hóa và thực hiện việc chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng lạc và đậu tương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cây công nghiệp lâu năm: Quy hoạch mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía, cây chè. Đầu tư thâm canh diện tích cây ăn quả, mở rộng diện tích hợp lý ở những vùng sinh thái phù hợp và phù hợp với nhu cầu của thị trường.


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang - 11

* Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi, từng bước nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, như sau:

Đàn trâu: Xây dựng và thực hiện dự án nhân thuần, chọn lọc đàn trâu để nhằm bảo tồn nguồn gen quý của giống trâu Tuyên Quang tạo ra vùng giống trâu tốt; phát triển đàn trâu theo hướng kiêm dụng.

Đàn bò: Trên cơ sở đàn bò Brahman đã nhập tiếp tục phát triển sản xuất bò giống cung cấp cho các đơn vị và cá nhân tại các huyện, thị xã nuôi với mục đích tiếp tục nhân giống để sản xuất mở rộng và sản xuất thị chất lượng cao cho thị trường. Đồng thời chọn lọc con đực giống tốt để phối giống cải tạo cho đàn bò địa phương tại các xã trong tỉnh không có điều kiện thực hiện thụ tinh nhân tạo. Tiếp tục cho nhân giống giữa đàn bò cái nền giống địa phương với bò đực Sind để nâng dần tầm vóc cho bò cái vàng địa phương.

Đàn lợn: Phát triển nuôi lợn hướng nạc chất lượng cao. Đẩy mạnh chương trình Móng Cái hóa đàn lợn nái, để có được đàn lợn nái chất lượng cao, đặc biệt là đàn nái hạt nhân. Quan tâm đến chọn lọc để sản xuất lợn nái Móng Cái hậu bị.

Đàn gia cầm: Phát triển chăn nuôi gia cầm với quy mô hợp lý, tăng hiệu quả chăn nuôi, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư cho xí nghiệp, cơ sở vật chất đảm bảo chăn nuôi gia cầm giống (giống ông bà) để sản xuất giống bố mẹ cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống gia cầm thương phẩm trên toàn tỉnh.


* Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp


Đầu tư phát triển lâm nghiệp; tiếp tục thực hiện việc giao đất, giao rừng ổn định, lâu dài; thực hiện trồng rừng sản xuất bằng các loại cây có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thị trường tiêu thụ; thực hiện trồng rừng liền khu, liền khoảnh để tạo vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy giấy và bột giấy An Hòa. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh rừng, làm giàu bằng nghề rừng. Tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng, tăng nhanh diện tích đất có rừng, đưa độ che phủ của rừng. Làm tốt công tác bảo vệ rừng đi đôi với khai thác sử dụng hợp lý vốn rừng; tận dụng sản phẩm phụ trong trồng và khai thác rừng; đảm bảo cho người trồng rừng có cuộc sống ổn định và phát triển.

* Phương hướng phát triển ngành thủy sản


Tận dụng mặt nước sông, suối, các công trình thủy lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu khả năng nhân giống, kỹ thuật nuôi một số loài cá đặc sản của địa phương để ứng dụng vào thực tiễn. Trong thời gian tới mở rộng diện tích nuôi thả cá, kết hợp với việc thâm canh và phòng dịch để nâng cao sản lượng cá thịt hàng năm. Thực hiện phát triển vùng sản xuất nuôi thủy sản theo hình thức công nghiệp tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đối với diện tíc vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Đầu tư, nâng cấp trại cá giống Hoàng Khai thành trại trung tâm sản xuất cá giống và nghiên cứu khảo nghiệm, ứng dụng tiễn bộ khoa học, kỹ thuật, cung cấp cá giống. Nâng cấp tu sửa trại cá Sơn Dương, hàm Yên, Thành phố Tuyên Quang.


4.1.3. Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ chính giai đoạn 2014-2020

* Phương hướng phát triển du lịch: Phát triển mạnh ngành du lịch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, nguồn lực và thế mạnh du lịch của tỉnh, tập trung phát triển toàn diện ngành du lịch, nhanh chóng đưa ngành du lịch trở thành kinh tế ngành quan trọng, tạo ra bước đột phá trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Với định hướng phát triển 03 sản phẩm du lịch chính là: Du lịch lịch sử văn hóa; Du lịch sinh thái và Du lịch nghỉ dưỡng.

* Phương hướng phát triển thương mại: Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại theo hướng hiện đại, văn minh và mở rộng đến mọi vùng của tỉnh, thỏa mãn mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội với giá cả phù hợp, ổn định, hỗ trợ sản xuất phát triển, đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu mà tỉnh có lợi thế, thích ứng với tiến trình hội nhập. Cung cấp đầy đủ các mặt hàng chính sách cho đồng bào dân tộc ít người, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.

* Phương hướng phát triển dịch vụ vận tải: Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách với chất lượng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận lợi. Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, khuyến khích phát triển vận tải công cộng đô thị, đảm bảo nhu cầu vận tải ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.

* Phương hướng phát triển dịch vụ bưu chính, viễn thông: Mở rộng, hiện đại hóa mạng lưới bưu chính - viễn thông, phát triển các dịch vụ mới tới vùng nông thôn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả, đa dạng hóa các dịch vụ và chăm sóc khách hàng. Phát triển mạnh dịch vụ mới như Internet tốc độ cao, điện thoại di động trong nước và quốc tế...


* Phương hướng phát triển dịch vụ khoa học công nghệ: Phát triển mạnh mẽ dịch vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất công nghiệp, sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hỗ trợ đắc lực cho đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của các kinh tế ngành; hợp lý hóa sản xuất, thúc đẩy áp dụng quản lý chất lượng, môi trường của doanh nghiệp theo điều kiện của Việt Nam.

* Phương hướng phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Tổ chức huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn thu đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ động tiết kiệm chi để tạo nguồn vốn đầu tư phát triển. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích, gắn liền với năng lực cung cấp dịch vụ ngân hàng, trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng. Đối với dịch vụ bảo hiểm: Nâng cao năng lực tài chính, khả năng thanh toán tốt hơn của các doanh nghiệp. Đa dạng hóa các loại sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm phục vụ chương trình nông, lâm, ngư nghiệp.


4.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.


4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội

Một là, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh đến năm 2020

Tỉnh Tuyên Quang đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2015. Để phù hợp với tình hình mới và phù hợp với quy hoạch


chung của tỉnh cần thiết phải tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Hai là, hoàn thiện quy hoạch phát triển sản xuất theo tiểu vùng


Trên cơ sở điều kiện tự nhiên trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh có thể phân chia các tiểu vùng sau:

Tiểu vùng phát triển Du lịch - sinh thái, nuôi trồng thủy sản, sản xuất thực phẩm sạch bao gồm các huyện: Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn.

Tiểu vùng phát triển công nghiệp - Dịch vụ công nghiệp, bao gồm các huyện Na Hang, Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang. Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, hàng dệt may xuất khẩu; phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, tiến tới phát triển các dịch vụ cao cấp (Ngân hàng, Bảo hiểm, Viễn thông) phục vụ nhu cầu trong tỉnh và nhu cầu dịch vụ của các khu công nghiệp.

Tiểu vùng phát triển Công nghiệp chế biến - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các huyện Sơn Dương, Hàm Yên, Yên Sơn. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ gỗ, hàng dệt may xuất khẩu; sản xuất rau quả, thực phẩm sạch cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh.

Ba là, hoàn thiện hệ thống đô thị và các điểm dân cư


Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và du lịch hình thành các thị xã, thị trấn, thị tứ. Nhiệm vụ xây dựng các khu đô thị, cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ trong những năm tới cần tập trung vào quy hoạch nâng thành phố Tuyên Quang thành đô thị loại 3, nâng thị trấn Na Hang lên thành


Thị xã; đồng thời cải tạo các khu vực nông thôn ở các xã và cụm xã đã hình thành lâu đời thành các khu thị trấn, thị tứ mới.

Đối với khu dân cư (thôn, bản, xóm) cũ phải tiến hành quy hoạch hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc. Quy hoạch cơ sở hạ tầng nên xem xét đồng bộ các hạng mục để đảm bảo đầu tư với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả mang lại cao nhất. Cần chỉnh trang lại hệ thống giao thông thôn xóm sao cho chiều rộng tối thiểu cần đạt cho xe ô tô dễ ràng vào được. Trước mắt cần cắm mốc đường giao thông để người dân khi xây dựng các công trình nhà cửa cần phải tuân thủ. Việc đưa ra một kiến trúc mới về xây dựng nhà cửa ở khu dân cư cũng cần được các cấp chính quyền quan tâm và chỉ đạo. Khi rà soát quy hoạch các khu dân cư cũng phải tính đến quy hoạch các nhà văn hóa, thư viện, sân chơi, trạm y tế, khu xử lý rác thải theo tiêu chuẩn.

Bốn là: Hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật


Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa...

Hạ tầng cơ sở góp phần vào phát triển kinh tế thông qua việc các tổ chức, cá nhân được tiếp cận các dịch vụ xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, có ý nghĩa to lớn với an ninh quốc phòng. Vì vậy, quy hoạch kết cấu hạ tầng phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế nói chung và từng ngành nói riêng và cần phải có các bước đi phù hợp.

Phát triển kết cấu hạ tầng cần một nguồn vốn tương đối lớn, trong khi tỉnh còn nghèo, vì vậy cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên; ưu tiên đầu tư cho


các công trình cấp bách phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân như giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước, trường học, y tế...

Đảm bảo hiệu quả chung cao nhất cho nền kinh tế, các công trình cần phải được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, phát huy tác dụng lẫn nhau, ít nhất là giữa thủy lợi và giao thông, giao thông và cấp thoát nước ở khu dân cư, cung cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc. Đồng thời cần phân kỳ đầu tư hợp lý đảm bảo vừa khai thác các công trình hiện có, vừa có các bước đi thích hợp trong xây dựng các công trình mới có một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại không manh mún chắp vá.


4.2.2. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

Vốn đầu tư là điều kiện tiến quyết của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tất cả các nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện địa hóa. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tư và việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Do vậy cần tạo chuyển biến mạnh hơn trong thu hút đầu tư; hoàn thiện một số cơ chế chính sách và tăng cường khuyến khích, thu hút đầu tư và các ngành công nghiệp có lợi thế của Tỉnh Tuyên Quang.

Nếu chỉ tính nguồn vốn thu từ ngân sách trên địa bàn tỉnh thì chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu vốn đầu tư. Ngoài ra khả năng của các doanh nghiệp nhà nước, các thành phần kinh tế khác ngoài quốc doanh và vốn trong dân không lớn. Như vậy, phần vốn còn thiếu sẽ phải vay hoặc gọi vốn đầu tư nước ngoài. Trong phạm vi một địa phương, việc huy động vốn xuất phát từ hai nguồn chính là vốn bên ngoài (có thể là nguồn vốn nước ngoài hoặc trong

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí