Các Tiêu Chí Đánh Giá Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành

Với toàn cầu hoá đầu tư, các nước trên thế giới có quan hệ tài chính chặt chẽ và ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau, làm cho sự di động của dòng vốn đầu tư quốc tế nhanh hơn, chuyển dịch CCKTN ở các nước cũng được thúc đẩy nhanh hơn.

Như vậy, tự do hoá thương mại và đầu tư dưới dạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế có tác động làm thay đổi CCKTN thế giới: cơ cấu sản xuất và đầu tư, cơ cấu tiêu dùng, cơ cấu luồng hàng và thị trường của các nước. Những thay đổi đó ảnh hưởng to lớn tới định hướng CCKTN của một quốc gia.

1.3. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành kinh tế

CDCCKT theo nhóm ngành kinh tế là tiêu chí quan trọng, rất cần thiết khi đánh giá CDCCKTN của một địa phương. Tiêu chí này cho ta thấy một cách tổng quát về sự chuyển dịch của ba nhóm ngành chính là nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Có thể nói rằng, bất cứ một quốc gia hay một địa phương nào cũng đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu. Tuy nhiên, để có một nền kinh tế thực sự phát triển thì rất cần đến một cơ cấu kinh tế hợp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nhóm ngành kinh tế thể hiện xu hướng vận động và trình độ phát triển của một nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang có sự chuyển dịch các nhóm ngành theo hướng: tăng tỷ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng), giảm tỷ trọng khu vực I (nông nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỷ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. Đây cũng là xu hướng chung và phù hợp với tư duy chiến lược, hướng đến mục tiêu CNH, HĐH đất nước.

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nhóm ngành kinh tế

Việc phân tích cụ thể CDCCKT trong nội bộ nhóm ngành kinh tế cho ta thấy rõ sự chuyển dịch của các nhóm ngành nông-lâm-thủy sản, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ.

Về khu vực nông-lâm-thủy sản: khu vực này có vai trò là chỗ dựa vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững vì giải quyết tốt an ninh lương thực, tạo việc làm và bảo đảm thu nhập cho phần lớn dân cư của địa phương. Tiến hành phân tích giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sẽ

cho ta thấy được hiệu quả sản xuất của địa phương. Từ đó, đi sâu nghiên cứu các thuận lợi và khó khăn của mỗi ngành để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn quá trình sản xuất.

Về khu vực công nghiệp - xây dựng: bất cứ một nền kinh tế nào nếu muốn phát triển nhanh chóng đều cần đến cơ sở hạ tầng hiện đại, đảm bảo nhu cầu sản xuất một cách toàn diện. Chính vì lẽ đó mà công nghiệp - xây dựng luôn có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, địa phương. Để nghiên cứu về khu vực này, tiến hành phân tích giá trị sản xuất và cơ cấu của mỗi ngành riêng công nghiệp và xây dựng, từ đó biết được hiệu quả kinh tế mà nó đem lại cho xã hội. Khẳng định vai trò thiết yếu cũng như đưa ra các giải pháp phát triển cho khu vực này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Về khu vực dịch vụ: đây là khu vực rất được quan tâm và khuyến khích phát triển. Tuy vẫn đang trong thời kì manh nha phát triển nhưng dịch vụ luôn có tiềm năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho mỗi địa phương. Để nghiên cứu khu vực này cần tiến hành phân tích các kết quả hoạt động của thương mại, dịch vụ, du lịch, cụ thể như: bán buôn, bán lẻ, thương nghiệp, vận tải, dịch vụ lưu trú... từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét về nội bộ ngành này. Khẳng định thành tự và tìm ra khó khăn nhằm phấn đấu và khắc phục, tạo tiền đề cho khu vực này ngày một đi lên xứng đáng với tiềm năng phát triển.

1.3.3. Yếu tố khoa học - công nghệ và hiện đại hóa sản xuất trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 5

Có thể khẳng định, KH - CN là một bộ phận nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Nó không những mở rộng đẩykhả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế mà còn đóng vai trò tích cực trong quá trình CDCCKT. Sự phát triển mạnh mẽ của KH - CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ngành mà còn tác động sâu sắc đến phân công lao động xã hội, dẫn đến phân chia ngành kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế mới. Nghiên cứu yếu tố KH - CN trong quá trình CDCCKTN giúp ta nắm được tình hình áp dụng kỹ thuật hiện đại trong công tác

chuyển dịch của mỗi địa phương. Từ đó đánh giá tiềm năng và hiệu quả phát triển của mỗi ngành kinh tế. Ngày này khi cuộc cách mạng 4.0 đã hình thành và đang phát triển trên toàn thế giới, thì việc áp dụng KH - CN vào sản xuất là việc làm tất yếu nếu như không muốn bị tụt hậu so với quốc tế. Chính vì lẽ đó, cần đầu tư và phát triển nhiều hơn nữa về KH - Cn trong sản xuất cũng như CDCCKT ở mỗi quốc gia, địa phương.

1.3.4. Hiu qukinh tế - xã hi ca chuyn dch cơ cấu kinh tế ngành

Hiệu quả kinh tế - xã hội là hình thức đánh giá cuối cùng và chính xác đối với một lĩnh vực, hoạt động hay xu hướng phát triển của nền kinh tế. Việc đánh giá giúp ta biết kết quả đạt được, thành tựu và khó khăn còn tồn tại của vấn đề đang nghiên cứu. Để biết được hiệu quả kinh tế - xã hội của việc CDCCKTN ở mỗi địa phương cần nghiên cứu về các chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập bình quân đầu người hay tỷ lệ hộ nghèo... Từ kết quả đó cho chúng ta thấy được toàn diện về hiệu quả của quá trình CDCCKT ngành của địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và phát triển từng ngành trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững.

1.4. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.4.1. Kinh nghim mt squc gia trên thế gii

1.4.1.1. Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản được thế giới biết đến với tinh thần quật cường, vượt lên thất bại trong chiến tranh, đối mặt với thiên tai, Nhật Bản luôn là nước nằm trong tốp đầu của Châu Á cũng như thế giới về phát triển kinh tế. Nhật Bản - hiện tượng thần kỳ của thế giới đã có sự phát triển CDCCKTN theo hướng công nghiệp hóa cùng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Nhật Bản mạnh dạn mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực cho dù nền kinh tế chưa phát triển; thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư từng bước. Chủ động xin trì hoãn, bảo lưu một số điều khoản khi gia nhập GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch), IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế). Nhật Bản kiên trì theo chiến lược phát triển nền kinh tế và

CDCCKTN hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu hàng hóa là lợi ích sống còn, là động lực của tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản chủ trương tập trung vào các ngành cho năng suất lao động cao, có nền tảng khoa học - công nghệ cao để đầu tư phát triển.

Để đảm bảo chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Nhật Bản điều chỉnh cơ cấu ngành theo hướng tăng năng lực cạnh tranh quốc tế, hướng lựa chọn và phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và khoa học - công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao ít nguyên liệu và lao động sống. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng coi trọng và quan tâm đến phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng cao. Đảm bảo nhu cầu và an ninh lương thực trong nước, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn để ngành nông nghiệp có thể phát triển hết tiềm năng của nó.

Nhật Bản đã khéo léo phối kết hợp giữa chức năng của Nhà nước với sự năng động của thị trường trong việc phát triển kinh tế cũng như quá trình CDCCKTN. Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường can thiệp vào nền kinh tế với nhiều công cụ chính sách, kế hoạch định hướng phát triển, khuyến khích các công ty tư nhân, các thương xá tổng hợp hoạt động kinh doanh xuất khẩu; khuyến khích và ủng hộ mọi mặt với sự phát triển của các tập đoàn tài phiệt có ảnh hưởng lớn tới kinh tế, các tập đoàn cũng tranh thủ thời cơ để tạo thế đứng và ảnh hưởng trong nền kinh tế, từ đó thành lập các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia với sự năng động hơn bao giờ hết.

Với những tư duy đi trước thời đại, Nhật Bản đã có những bước phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu to lớn. Vì vậy, sự thành công về CDCCKTN của Nhật Bản được rất nhiều quốc gia học tập và thực hiện, trong đó có Việt Nam. Cũng đã có nhiều nước thành công, cũng có nước chưa đạt được yêu cầu phát triển như mong muốn, song kinh nghiệm của sự “thần kỳ Nhật Bản” luôn được mọi quốc gia quan tâm và hướng đến.

1.4.1.2. Thái Lan

Thái Lan là một trong các quốc gia Đông Nam Á duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục với mức bình quân 7%/năm. Cách đây trên 30 năm, Thái Lan có cơ cấu kinh tế tương đối giống Việt Nam. Từ đầu những năm 70, chính phủ

Thái Lan đã có nhiều cuộc bàn luận để xác định hướng phát triển kinh tế. Hai xu hướng chủ yếu là: Phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, thâm canh và HĐH để trở thành nền nông nghiệp hàng hóa; phát triển mạnh ngành công nghiệp hàng tiêu dùng đồng thời xây dựng ngành công nghiệp điện tử.

Sau một số lần điều chỉnh hướng phát triển, đến nay nền kinh tế Thái Lan đã trở thành một nền công – nông nghiệp khá phát triển, có sản lượng xuất khẩu đứng hàng thứ hai thế giới, cùng nhiều mặt hàng nông sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan là quần áo, vải vóc, máy tính, đồ trang sức và trang trí, gạo, dày dép, hải sản…xu hướng đang tiến tới sản phẩm điện tử sẽ thay thế hàng dệt và trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu.

Việc đầu tư phát triển sẽ tập trung cho các đô thị, khu công nghiệp và vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa trọng điểm. Tuy nhiên gạo xuất khẩu có chất lượng cao, bột sắn và nhiều nông sản chế biến xuất khẩu của Thái Lan vẫn có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan vẫn vào loại cao của các nước trên thế giới. Đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng năm 1989 là 12,2% và năm 1990 là 11,6% đã đưa thu nhập bình quân đầu người từ 900USD năm 1987 lên 2700USD vào năm 1997. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 4,5% Để đạt được thành tựu trên Thái Lan đã áp dụng những chính sách và các biện pháp:

- Thực hiện điều chỉnh ngành theo mô hình công nghiệp hoá rút ngắn; chuyển mô hình cơ cấu ngành kinh tế hướng nội sang mô hình kinh tế hướng về xuất khẩu. Vào năm 1995, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 10,7%, tỷ trọng công nghiệp là 41,7% và dịch vụ là 47,46% GDP và đến nay các tỷ trọng tương ứng là 10,2%, 44,2% và 45.6%.

- Thái Lan đã thực hiện cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng đa dạng , vừa tận dụng được lợi thế tài nguyên thiên nhiên, vừa thâm nhập vào được những khoảng trống trong phân công lao động quốc tế. Ngày nay Thái Lan phát triển mạnh các ngành có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, điện dân dụng ..

- Thái Lan đã áp dụng cơ chế “Chính Phủ cứng và thị trường mềm”, tăng cường vai trò công ty tư nhân, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế hướng về xuất khẩu.

Để vượt qua những khó khăn, thách thức mới và phát triển nền kinh tế đất nước. Thái Lan đã thực hiện nhiều giải pháp, nhất là điều chỉnh lại cơ cấu ngành kinh tế, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi năng động và thực tế, tự do hóa thương mại và giá cả triệt để theo cơ chế thị trường, khuyến khích sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa sao cho phù hợp với điều kiện mới và đạt hiệu quả cao hơn.

Cơ cấu kinh tế của Thái Lan dần chuyển dịch, ngành công nghiệp và dịch vụ đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động đã từng thúc đẩy sự tăng trưởng của Thái Lan trong một thời gian dài nay đã lỗi thời. Những ngành dư dệt, dày dép và đồ chơi….khó có thể phục hồi do sự cạnh tranh của Trung Quốc và các nước khác. Những cố gắng của Thái Lan khi đi theo một số nước Châu Á khác nhằm phát triển thị trường điện tử đã bị thất bại. Mặc dù việc sản xuất và xuất khẩu loại hàng hóa này vẫn đang tồn tại, nhưng nền công nghiệp điện tử của Thái Lan vẫn là lắp ráp và đóng gói.

1.4.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm của thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thị xã Hương Trà là địa phương quan trọng góp phần nâng cao diện mạo cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm (2006- 2010) đạt 17,7% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.170 USD/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tỷ trọng các ngành; Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp trong GDP năm 2010 đạt 41,2% - 35,1% - 23,7%.

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ khá nhanh, bình quân 18,05%/năm, làm thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Hiện tại, thị xã có hơn 5.662 hộ kinh doanh; có khoảng 115 tổ chức doanh

nghiệp và 38 Hợp tác xã ngành nghề sản xuất; các cơ sở sản xuất lớn tập trung chủ yếu ở cụm công nghiệp Tứ Hạ, một số vùng phụ cận và ở các làng nghề; có hơn 20 tổ chức khai thác tài nguyên khoáng sản; tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị hóa ngày càng mạnh. Cùng với sự phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề thì việc sản xuất, chăn nuôi cũng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao.

Ngày 15/11/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/ NQ-CP về việc thành lập Thị xã hương Trà và các phường trực thuộc Thị xã Hương Trà. Trước đó, Quyết định số 86/2009/ QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã xác định Hương Trà sẽ trở thành thị xã với chức năng trung tâm thương mại, dịch vụ; trung tâm công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực; với tiềm năng về dự trữ quỹ đất và giãn dân cho thành phố Huế. Thị xã hương Trà sẽ trở thành khu vực phát triển công nghiệp và vành đai xanh. Hiện Thị xã có khu công nghiệp Tứ Hạ -Hương Văn với diện tích 126,7 ha đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; cụm công nghiệp tứ Hạ 25,5 ha đã được lấp đầy và mở rộng thêm 30 ha.

Các công trình giao thông đã được đầu tư và đưa vào sử dụng như: đường và cầu Ca Cút, đường Thanh Phước - Cồn Tè, cầu Tứ Phú, đường ven sông Bồ,... tạo nên sự liên thông giữa các địa bàn toàn Thị xã. Hương Trà cũng đã chỉnh trang và mở rộng các tuyến đường nội thị tạo nên một diện mạo mới của thị xã với nhiều tiềm năng phát triển.

Với nông nghiệp thị xã nhất quán chủ trương phát triển theo hướng toàn diện, có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đặc biệt, việc phát triển các vùng chuyên canh các loại cây trồng hiện có trên địa bàn như: lúa, lạc, cao su, cây ăn quả đặc sản (thanh trà), hoa và rau các loại...làm nên sự tiến bộ của nông nghiệp mới qua sự cơ giới hóa nông nghiệp, có chuyên môn nghề nghiệp. Với điều kiện khoa học công nghệ phát triển, Hương Trà đang tiến đến xây dựng nông nghiệp sạch với mục tiêu cung cấp cho nhân dân trên địa bàn thị xã cũng như cấp tỉnh, cấp vùng những mặt hàng sạch, đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, Hương Trà còn chú trọng đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với các chính sách thu hút nhân tài, kêu gọi những người có năng lực và tâm huyết tham gia phục vụ cho thị xã. Đồng thời, không ngừng rèn luyện và trau dồi đội ngũ nhân lực tại chỗ, quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp và tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Đây là chính sách rất đúng đắn nhằm thúc đẩy sức phát triển vốn có của thị xã cũng như quá trình CDCCKTN trong thời gian tới.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trọng tâm là phát triển công nghiệp, những năm gần đây, kinh tế công nghiệp của huyện Long Thành đã có sự phát triển vượt bậc. Tỷ trọng ngành Công nghiệp chiếm gần 60% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch được ưu tiên phát triển. Để có được những kết quả như vậy, huyện Long Thành đã thực hiện những chính sách sau:

- Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, trong 5 năm (2010 - 2015), mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng suy giảm kinh tế kéo dài, nhưng các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn huyện Long Thành vẫn hoạt động ổn định, đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện. Hiện trên địa bàn huyện có 5 KCN và 4 cụm công nghiệp (CCN) được phê duyệt với gần 2.200 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động. Tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm qua (2010 - 2015) luôn đạt trên 16%.

- Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh, huyện Long Thành đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành Nông nghiệp. Đến nay, trong cơ cấu kinh tế của huyện, ngành Công nghiệp chiếm gần 60%. Trong cơ cấu nội bộ ngành Công nghiệp cũng có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá; lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, công nghệ hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao được quan tâm ưu tiên thu hút đầu tư. Ngành công nghiệp hỗ trợ đã bước đầu hình thành và phát triển, tạo được mối liên kết, chuyển giao công nghệ, phương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023