Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Việc Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình

2.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.1.3.1. Thuận lợi

- Thứ nhất, huyện Bố Trạch thuận lợi với địa lý - địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Thời tiết, khí hậu thuận lợi, trữ lượng mưa cao, đảm bảo điều kiện thích hợp để đầu tư vào các loại cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế lớn. Tạo điều kiện để phát triển phong phú các ngành nông, lâm nghiệp nhiệt đới.

- Thứ hai, thiên nhiên ưu đãi cho Bố Trạch bờ biển với các bãi tắm đẹp, ven đầm phá có cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đặc thù. Ngoài ra, vùng gò đồi, miền núi có nhiều danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Đây là lợi thế để phát triển ngành du lịch sinh thái biển, lâm sinh thái của địa phương.

- Thứ ba, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, chất lượng tốt. Cho phép phát triển mạnh các ngành công nghiệp với quy mô lớn mang lại giá trị kinh tế cao.

- Thứ tư, CDCCKTN chuyển biến rõ nét theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực phi sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp được đầu tư phát triển nhanh, đạt nhiều thành tự bước đầu đáng ghi nhận, trở thành ngành kinh tế trọng tâm. Phát triển nông nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực theo hướng sản xuất tập trung, phát triển nông nghiệp chất lượng cao, hình thành một số mô hình sản xuất hiệu quả. Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục được đầu tư mở rộng về quy mô và phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh, dịch vụ, tranh thủ lợi thế địa hình của địa phương để phát triển mạnh hơn nữa các ngành dịch vụ, đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước.

- Thứ năm, huyện có sự đổi mới căn bản về kết cấu hạ tầng và xây dựng đô thị. Nhiều công trình mới được hình thành với mục tiêu cải thiện môi trường đầu tư, làm tăng diện mạo đô thị, tạo nét văn minh, hiện đại. Mạng lưới điện, hệ thống cấp nước được mở rộng, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh v.v.

- Thứ sáu, lĩnh vực văn hoá-xã hội, quốc phòng - an ninh đạt được nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được chăm lo hơn, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội. Bên cạnh đó, huyện đã xóa gần hết xã nghèo, tỷ lệ hộ nghèo và

cận nghèo giảm nhanh, số hộ giàu-khá tăng lên. Tạo thuận lợi cho nền kinh tế - xã hội ở địa phương ngày một phát triển hơn.

2.1.3.2. Khó khăn

- Thứ nhất, Bố Trạch là vùng có thời tiết và khí hậu khá khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán, mưa bão, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân.

- Thứ hai, địa hình tuy đa dạng nhưng khá hiểm trở, ít nhiều gây khó khăn cho giao thông trên địa bàn. Hiện tượng xói lở về mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô ở một số vùng cũng đã tác động tiêu cực đến công tác phát triển kinh tế - xã hội.

- Thứ ba, kinh tế tuy có tăng trưởng, song vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng phát triển của huyện. Cụ thể, sản xuất hàng hoá phần lớn đang ở quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, chất lượng chưa đảm bảo, chưa thực sự đạt được tính bền vững trong phát triển kinh tế.

- Thứ tư, thu ngân sách tuy có tăng nhưng chưa thật sự bền vững; chưa chủ động tích luỹ đầu tư. Vốn đầu tư phát triển thường nằm trong tình trạng thiếu hụt, quá trình thu hút các nguồn vốn gặp khó khăn. Công tác quy hoạch đô thị và quản lý xây dựng chưa chặt chẽ, gây nên tình trạng thất thoát, chưa đảm bảo với yêu cầu đề ra; quản lý đất đai, tài chính có mặt còn thiếu sót.

- Thứ năm, CDCCKTN tuy đúng hướng nhưng diễn ra còn chậm. Công nghiệp phát triển chưa thực sự mạnh mẽ, hạn chế trong công tác thu hút đầu tư, gặp khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn. Lĩnh vực dịch vụ có bước phát triển hơn trước nhưng vẫn đang ở dạng tiềm năng, chưa khai thác hết thế mạnh, hoạt động dịch vụ mang tính manh mún, phân tán, tự phát; chưa tạo bước đột phá cho tăng trưởng. Năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao.

- Thứ sáu, lĩnh vực văn hoá - xã hội, quốc phòng an ninh còn một số vấn đề hạn chế. Công tác giảm nghèo chưa bền vững. Nguồn lao động chất lượng cao không nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Thiết chế văn hoá chưa đủ và chưa đồng bộ. Hạ tầng xã hội chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Quốc phòng an ninh chưa đủ tầm để kiểm soát hết những tiêu cực mới nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Thứ bảy, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật chưa thực sự lớn. Công tác hướng dẫn, chuyển giao công nghệ-kỹ thuật chưa gắn với nhu cầu thực tiễn. Môi trường, sinh thái có nguy cơ bị ô nhiễm, suy thoái, nhất là ở vùng ven biển, đầm phá.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013- 2017



Năm

Tổng số

Công nghiệp - xây dựng

Nông-lâm- thủy sản

Dịch vụ

Triệu đồng

cấu (%)

Triệu đồng

cấu (%)

Triệu đồng

cấu (%)

Triệu đồng

cấu (%)

2013

7.603.584,2

100

2.768.965

36,4

2.589.087,2

34,1

2.245.532

29,5

2014

8.767.300,9

100

2.752.079

31,4

2.678.494,9

30,5

3.336.727

38,1

2015

9.788.015,3

100

3.197.479

32,7

2.920.978,3

29,8

3.669.558

37,5

2016

9.839.304,7

100

2.738.693

27,8

2.956.055,7

30,0

4.144.556

42,2

2017

10.059.179

100

2.848.760

28,3

2.994.769,0

29,8

4.215.650

58,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 8

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2016 và Báo cáo Kinh tế - xã hội

năm 2017)

Từ bảng số liệu 2.1 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tăng lên đáng kể. Trong đó ngành dịch vụ có sự tăng trưởng cao và đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu của các ngành từ 29,5% trong năm 2013 đạt 58,1% năm 2017, tăng 26,5%. Có được kết quả này nhờ vào những chính sách tích cực của huyện trong những năm qua đối với ngành dịch vụ, thu hút được đầu tư trong và ngoài nước trên địa bàn góp phần quan trọng thúc đẩy ngành phát triển. Giá trị của các ngành công nghiệp – xây dựng và nông – lâm – thủy sản cũng tăng lên qua các năm, tuy nhiên xu hướng tăng chậm lại thể hiện sự chuyển dịch theo hướng hợp lý nâng cao tỷ trọng của ngành

công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp mà huyện đã xác

định trong quá trình phát triển kinh tế.

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nhóm ngành công nghiệp.

Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành công nghiệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2017


Năm


CN khai thác


CN chế biến, chế tạo

CN sản xuất và PP điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí, hoạt động quản lý, xử

lý rác thải, cung cấp nước.

GO

(tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

2013

75.468

9,8

687.367

88,9

10.320

1,3

2014

77.323

9,7

708.484

88,8

11.795

1,5

2015

3.438

0,4

845.757

98,4

10.704

1,2

2016

3.695

0,4

917.465

98,4

11.670

1,2

2017

3.869

0,4

956.732

98,2

12.785

1,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017)

Về giá trị sản xuất của các ngành trong nội bộ nhóm ngành công nghiệp, ta thấy giá trị các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa tiêu dùng có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong đó, ngành công nghiệp chế tạo tăng trưởng và đóng góp lớn nhất trong các ngành chiếm đến 98,2 % đóng góp giá trị cho ngành công nghiệp với giá trị đạt 956.732 triệu đồng trong năm 2017. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp khai thác có sự giảm sút đáng kể về giá trị sản xuất, từ 75.468 triệu đồng ở năm 2013 giảm xuống chỉ còn 3.869 triệu đồng ở năm 2017, sự giảm sút này bắt nguồn từ những khó khăn của huyện trong thời gian qua đối với quá trình khai thác, một phần cũng vì những khó khăn về điều

kiện thời tiết và thiên tai tác động đến sản lượng của ngành khai thác trên địa bàn huyện Bố Trạch.

2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm ngành nông – lâm – thủy sản.

Bảng 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông - lâm - thủy sản ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017


Năm

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

2013

1.674.202

62,3

185.674,0

6,9

825.373,4

30,8

2014

1.616.732,2

60,4

194.924,3

7,3

866.838,4

32,3

2015

1.804.173

61,7

133.479,5

4,6

983.325,8

33,7

2016

1.905.972

64,4

173.277,0

5,9

876.806,7

70,3

2017

1.927.645

65,5

180.356,2

6,1

836.412,9

28,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017)

Trong những năm qua, ngành nông – lâm – thủy sản trên địa bàn huyện có những chuyển biến tích cực sau giai đoạn khó khăn, cụ thể về giá trị ngành nông nghiệp năm 2017 đạt 1.927.645 triệu đồng đóng góp 65,5% trong tổng số tăng 3,2% so với năm 2013. Trong khi đó, ngành lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2017. Với những tác động tiêu cực trên diện rộng từ vấn đề ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền Trung trong đó có tỉnh Quảng Bình năm 2016 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho ngành khai thác đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn huyện, từ đó làm sản lượng và giá trị khai thác thủy hải sản giảm đáng kể từ 30,8% xuống còn 28,4% trong tỷ trọng đóng góp của các ngành nông – lâm – thủy sản ở huyện Bố Trạch.

+ Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017


Năm

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ và các hoạt

động khác

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

2013

683.532

44,2

846.278

54,7

15.423

1,1

2014

706.522

43,7

893.985

55,3

16.226

1,0

2015

792.127

43,9

992.919

55,0

19.127

1,1

2016

819.043

42,9

1.063.027

55,7

23.902

1,4

2017

865.943

39,0

1.326.786

59,8

25.564

1,2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017)

Từ năm 2013 đến năm 2017, các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp ở huyện Bố Trạch có sự chuyển dịch rõ rệt. Trong đó, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trên địa bàn tăng từ 683.532 triệu đồng ở năm 2013 lên 865.943 triệu đồng năm 2017, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp lại có xu hướng giảm xuống từ 44,2% còn 39% ở năm 2017. Cùng với đó, ngành dịch vụ và các hoạt động khác cũng có xu hướng tăng lên cả về giá trị sản xuất và tỷ trọng đóng góp, tăng từ 15.423 triệu đồng lên

25.564 triệu đồng. Trong đó, đặc biệt là sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện Bố Trạch trong giai đoạn 2013 đến năm 2017 với giá trị sản xuất tăng từ

846.278 triệu đồng lên đến 1.326.786 triệu đồng và đạt tỷ trọng đóng góp cho ngành nông nghiệp đến 59,8%. Như vậy, với chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà huyện đang thực hiện đã và đang mang lại những hiệu quả nhất định, qua đó có thể thấy sự chuyển dịch của các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện đang đi đúng hướng và dần đạt được những mục tiêu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Bố Trạch đã đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.

+ Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) trong nội bộ ngành lâm nghiệp

Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành lâm nghiệp ở huyện Bố Trạchgiai đoạn 2013 – 2017


Năm

Trồng trọt và chăm sóc rừng

Khai thác gỗ và lâm sản khác

Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải

gỗ và lâm sản khác

Dịch vụ lâm nghiệp

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

2013

13.048,5

7,57

152.486,0

88,50

1.875,4

1,08

4.875,4

2,85

2014

14.481,3

7,42

173.469,2

88,99

1.916,9

0,98

5.056,9

2,61

2015

20.317,0

15,22

99.720,2

74,70

1.787,6

1,34

11.654,7

8,74

2016

21.931,0

12,65

133.720,0

77,17

2.014,0

1,16

15.612,0

9,02

2017

22.764,3

12,87

135.487,0

76,65

1.902,3

1,07

16.602,5

9,41

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạchgiai đoạn 2013 - 2017)

Đối vối sự chuyển dịch trong nội bộ nhóm ngành Lâm nghiệp ở huyện Bố Trạch trong thời gian qua, quan sát bảng số liệu trên cho thấy giá trị sản xuất của một số ngành tăng lên qua các năm. Trong đó, ngành dịch vụ lâm nghiệp có mức tăng trưởng nhanh nhất với giá trị sản xuất đạt được 16.602,5 triệu đồng ở năm 2017 với mức đóng góp tỷ trọng là 9,41% tăng gần gấp 4 lần so với năm 2013. Tiếp đó là ngành trồng trọt và chăm sóc rừng với giá trị sản xuất tăng từ 13.048,5 triệu đồng lên 22.764,3 triệu đồng. Ngành khai thác gỗ và lâm sản khác và ngành thu nhập sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác có mức biến động không đáng kể trong giá trị sản xuất qua các năm với sự phát triển tương đối ổn định. Như vậy, đối với các nhóm ngành trong nội bộ ngành lâm nghiệp ở huyện Bố Trạch cũng đạt được những kết quả tích cực trong giá trị sản xuất đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung trên địa bàn huyện.

+ Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành thủy sản

Về cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành thủy sản thì không có xảy ra thay

đổi lớn, tuy nhiên cũng có sự dịch chuyển của các ngành theo từng năm.

Bảng 2.6. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành thủy sản ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017


Năm

Khai thác

Nuôi trồng

Dịch vụ thủy sản

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

2013

795.356,9

78,20

221.416,0

21,77

158,2

0,03

2014

621.623,9

71,71

245.069,1

28,27

145,4

0,02

2015

711.756,6

72,38

271.395,8

27,59

173,4

0,03

2016

618.721,3

70,56

257.801,2

29,40

284,2

0,04

2017

598.457,2

61,95

367.168,0

38,00

397,4

0,05

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017)

Theo bảng 2.6, ta thấy giai đoạn 2013 - 2017, ngành khai thác có xu hướng cơ cấu giảm từ 78,2% xuống còn 61,95%; ngành nuồi trồng thủy sản lại có xu hướng tăng với 21,77% lên 38,00%; cũng như ngành nuồi trồng thì dịch vụ thủy sản cũng tăng từ 0,03% năm 2013 lên 0,05% vào năm 2017. Nhìn chung, cả ba ngành thì khai thá thủy sản vẫn chiếm cơ cấu lớn nhất, sau đó đến ngành nuôi trồng và cuối cùng là ngành dịch vụ thủy sản. Năm 2013, giá trị sản xuất ngành khai thác đạt 795.356,9 triệu đồng, chiếm 78,2%; ngành nuôi trồng đạt 221.416,0 triệu đồng, chiếm 21,77%; ngành dịch vụ thủy sản đạt 158,2 triệu đồng chiếm 0,03%, ta thấy rằng ngành khai thác thủy sản vẫn chiếm cơ cấu rất lớn so với hai ngành nghề còn lại. Tuy nhiên, đã có sự chuyển dịch trong nội bộ ngành thủy sản khi cơ cấu đã có sự thay đổi qua các năm, tăng ở hai ngành nuôi trồng và dịch vụ, giảm ở ngành khai thác. Mặc dù sự thay đổi đó chưa thực sự quá lớn nhưng đã có sự dịch chuyển rõ. Năm 2017, cơ cấu ngành nuôi trồng đã lớn hơn ngành khai thác khi chiếm 38,00% cơ cấu giá trị sản xuất trong khi khai thác chỉ chiếm 61,95%. Qua các đánh giá ở trên ta thấy được, xu hướng phát triển trong nội bộ ngành thủy sản ở huyện Bố Trạch là từ việc chỉ đầu tư vào khai thác đã dần chuyển sang nuôi trồng và phát triển dịch vụ thủy sản, đó cũng là xu hướng chung và bền vững trong quá trình phát triển ngành thủy sản hiện nay.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí