Sự Cần Thiết Phải Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành

Với mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài, nội dung luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

1.1.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành

CCKTN là xét nền kinh tế dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất thành các ngành nghề khác nhau. CCKTN là tổng thể các ngành của nền kinh tế quốc dân được hợp thành theo một quan hệ tỷ lệ về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và phản ánh trình độ của nền kinh tế. Đến nay, có nhiều quan niệm về CCKTN, song theo quan điểm hệ thống ta có cách tiếp cận CCKTN như sau: “Cơ cấu kinh tế theo ngành là tổng thể hợp thành các ngành kinh tế quốc dân, trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành đó với nhau và với nền kinh tế quốc dân trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế xã hội nhất định”[16]. Như vậy, CCKTN phụ thuộc vào sự phân ngành kinh tế và sự phân chia này lại thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế.

Có thể hiểu CCKTN qua các nội dung sau:

Thứ nhất, số lượng các ngành kinh tế cấu thành. Số lượng các ngành kinh tế không cố định mà luôn hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Dựa vào tính chất của phân công lao động xã hội biểu hiện qua sự khác nhau về quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ có thể phân hệ thống kinh tế thành 3 nhóm (3 khu vực) ngành chính, đó là:

Nhóm ngành nông nghiệp (khu vực I): gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi,

lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng (khu vực II): gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành xây dựng.

Nhóm ngành dịch vụ (khu vực III): gồm các ngành thương mại, dịch vụ, tài

chính, bưu điện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Trong CCKTN, khu vực I và khu vực II là nhóm ngành sản xuất vật chất, còn khu vực III thuộc nhóm ngành phục vụ sản xuất vật chất. Trong mỗi nhóm ngành sẽ có từng phân ngành nhỏ hơn.

Thứ hai, mối quan hệ giữa các ngành. Trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, các ngành kinh tế có mối quan hệ liên kết, phối hợp, tương tác qua lại với nhau theo những nội dung, cách thức nhất định và được biểu hiện ở các quan hệ về số lượng, tương quan về chất lượng. Về số lượng, CCKTN thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao động, vốn...) của mỗi ngành trong tổng thể hệ thống kinh tế. Về chất lượng, CCKTN phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và mối quan hệ, tính chất tác động (trực tiếp hay gián tiếp, cùng chiều hay ngược chiều) qua lại giữa các ngành với nhau.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 3

Thứ ba, sự hình thành CCKTN phản ánh khả năng khai thác các nguồn lực hữu hạn hiện có. Sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế luôn dựa trên việc khai thác các nguồn lực hữu hạn của nền kinh tế, do đó CCKTN phản ánh quy mô và tính hiệu quả các nguồn lực hữu hạn vào các ngành sản xuất riêng trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Thứ tư, CCKTN luôn vận động và thay đổi theo từng thời kỳ phát triển. Số lượng các ngành cấu thành tổng thể hệ thống kinh tế và mối quan hệ của chúng bao giờ cũng được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Tuy nhiên, số lượng các ngành không cố định và mối quan hệ giữa các ngành luôn thay đổi cùng với sự vận động và biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Do vậy, CCKTN là phạm trù động, luôn vận động và thay đổi theo từng thời kỳ phát triển khác nhau và là dấu hiệu phản ánh trình độ của nền kinh tế.

Việc phân loại CCKTN là căn cứ vào từng mục đích nghiên cứu. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn CCKTN theo sự phân công lao động xã hội, bao gồm 3 nhóm: nhóm ngành nông nghiệp (khu vực I)gồm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp; nhóm ngành công nghiệp (khu vực II) gồm các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành xây dựng…; nhóm ngành dịch vụ (khu vực

III) gồm các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, bưu điện… Sự phân tích

được chú trọng cả về mặt lượng (số lượng ngành, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành) và

mặt chất (vị trí, vai trò của các ngành hiện tại trong nền kinh tế, các quan hệ gắn kết, tương tác giữa các ngành trong nền kinh tế…)

1.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và của kinh tế ngành nói riêng thì xu hướng thay đổi luôn là điều tất yếu. CCKTN thay đổi cả mặt lượng cũng như mặt chất sẽ luôn vận động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với điều kiện phát triển, và đó cũng chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành (CDCCKTN).

CDCCKTN trên thực tế là kết quả của một quá trình, trong đó sự vận động phát triển của bản thân các ngành dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ và mối quan hệ vốn có của chúng trong nền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi cấu trúc các bộ phận hợp thành hay các ngành trong nền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi cả nền kinh tế. CDCCKTN có tính khách quan do yêu cầu của thị trường và sự phát triển kinh tế nhưng đồng thời CDCCKTN có tính mục đích và định hướng nghĩa là nó gắn với sự chủ động của Nhà nước, sự nhận thức tính tất yếu khách quan cần thực hiện sự thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác, hợp lý và hiệu quả hơn. Như vậy ta có: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự biến đổi và sự vận động, phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian dưới tác động của những yếu tố kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế nhất định” [11].

Sự CDCCKTN luôn dựa trên việc cải tạo CCKT hiện có với các ngành cũ, lạc hậu, không phù hợp để xác lập CCKTN mới tiến bộ và phù hợp hơn với xu hướng phát triển. Do đó, nhịp đọ tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng CDCCKT linh hoạt, phù hợp với điều kiện phát triển bên trong, bên ngoài và lợi thế tương đối của nền kinh tế.

Xem xét cụ thể trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự thay đổi của nhu cầu thị trường, sự phát triển của KH - CN hoặc do yêu cầu kinh tế - xã hội mà CDCCKTN trong quá trình phát triển biểu hiện ở những điểm sau:

- Một là, sự xuất hiện một số ngành kinh tế mới hoặc sự mất đi của một số ngành đã có dẫn đến sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế. Đó cũng là quá trình cải tạo những ngành cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng và phát triển các ngành mới, tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung ngành cũ nhằm biến đổi cơ cấu ngành cũ thành cơ cấu ngành mới hiện đại và phù hợp hơn.

- Hai là, sự thay đổi tương quan tỷ lệ và mối quan hệ giữa các ngành so với thời kỳ trước đó dẫn đến sự không đồng đều về tốc độ quy mô và tăng trưởng của các ngành dẫn đến, vì thế CCKTN đã có sự thay đổi. Ngược lại, sự tăng trưởng đồng đều về quy mô và tốc độ sau một giai đoạn phát triển của các ngành và duy trì tương quan tỷ lệ sẽ không dẫn đến sự thay đổi CCKTN. Điều này cho thấy chỉ có xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển và tương quan tỉ lệ giữa các ngành trong mỗi thời kỳ trước đó mới đánh giá đúng quá trình CDCCKTN.

- Ba là, CDCCKTN còn thể hiện ở sự thay đổi số lượng các ngành có liên quan với nhau làm thay đổi mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành trong nền kinh tế. Mức độ tác động qua lại giữa các ngành này với ngành khác thông qua quy mô mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận được từ các ngành đó. Những thay đổi này thường liên quan đến những thay đổi về công nghệ sản xuất sản phẩm hay khả năng thay thế cho nhau để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong điều kiện mới.

- Bốn là, sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến thay đổi cơ cấu ngành trong mỗi nền kinh tế cho nên CDCCKTN xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển và đây là quy luật tất yếu. Vấn đề đáng quan tâm là sự CDCCKTN diễn ra theo chiều hướng và tốc độ như thế nào.

Có thể nói chuyển dịch CCKTN là một quá trình mang tính khách quan bắt nguồn từ sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất dưới tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất và sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Tuy nhiên con người trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan vẫn có thể có những tác động nhất định đối với quá trình CDCCKT nói chung và CCKTN nói riêng.

1.1.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Nội dung của CDCCKTN có tính quy luật chung có thể xét ở hai cấp độ:

- Ở cấp độ nền kinh tế quốc dân, nội dung chủ yếu của sự CDCCKTN bao gồm:

+ Xác định giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân.

+ Tăng tỷ trọng các ngành công nghệ và năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượng chất xám ngày càng lớn, giảm tỷ trọng các ngành có công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động, có năng suất lao động thấp.

+ Tăng tỷ trọng các ngành xuất khẩu, giảm tỷ trọng các ngành nhập khẩu trong

cơ cấu xuất nhập khẩu.

- Ở cấp độ nội bộ ngành, nội dung chủ yếu của sự CDCCKTN bao gồm:

+ Đối với nội bộ ngành nông nghiệp, đó là sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định với chất lượng cao, bảo đảm an ninh lương thực; phát triển các vùng cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp, phát huy lợi thế ngành thủy sản, tạo thành ngành xuất khẩu mũi nhọn.

+ Đối với các ngành công nghiệp, đó là sự phát triển các ngành dầu khí, luyện kim, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng, cơ khí; các ngành công nghiệp dựa vào công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, đặc biệt là phát triển công nghệ phần mềm.

Phát triển nhanh các ngành có khả năng phát huy lợi thế chi phí thấp, hiệu quả cao, cạnh tranh chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước như chế biến nông lâm, thủy sản, may mặc, giày dép, điện tử, một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng. Cùng với việc hoàn chỉnh nâng cấp các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thức các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn cả trong và ngoài nước.

+ Đối với các ngành dịch vụ, đó là phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như thương mại, vận tải, bưu chính, viễn thông, du lịch, tài chính - tiền tệ và dịch vụ kỹ thuật tư vấn,... với chất lượng ngày càng cao góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch nhanh CCKT, cơ cấu lao động phù hợp với tiến trình phát triển chung.

Cơ cấu kinh tế ngành phản ánh quy luật chung của quá trình phát triển kinh tế

- xã hội và được biểu hiện cụ thể trong từng thời gian, không gian khác nhau. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành phải là một quá trình vận động và có tính quy luật, mọi sự nóng vội hoặc bảo thủ trì trệ trong quá trình chuyển dịch đều gây phương hại đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vấn đề là phải biết chuyển dịch từ đâu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành như thế nào để tác động vào nó sẽ gây phản ứng dây chuyền cho tất cả các yếu tố trong toàn bộ hệ thống cơ cấu ngành cùng phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.1.3.1. Xuất phát từ tình hình, xu hướng chung của khu vực và thế giới

Tình hình kinh tế thế giới nói chung và tình hình khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có giai đoạn phát triển, có lúc suy thoái. Bước vào thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước cơ hội mới. Nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển, mà đỉnh cao của nó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (industry 4.0), sử dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu của khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất đời sống. Khoa học công nghệ đã tạo ra những lĩnh vực công nghệ mới, có hiệu quả cao đặc biệt là các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, nước ta cũng như các nước trong khu vực đang có sự phát triển năng động, nhờ đó đã xuất hiện các nước công nghiệp hóa mới, mà trong đó có các nước đã đứng vào hàng ngũ những nước có tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với tốc độ tăng trưởng ở các nước này giá nhân công ngày càng tăng đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm do họ sản xuất ra bởi giá thành tăng. Các nước kém phát triển hơn lại có nhu cầu tiếp nhận công nghệ có trình độ thấp để từng bước tham gia vào thị trường thế giới, tạo ra cơ may và tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Sự gặp gỡ cung và cầu công nghệ trình độ thấp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ và đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này.

Vì vậy, xu hướng chung hiện nay là cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới theo

hướng hiện đại với đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác xây dựng các khu vực

hòa bình, ổn định, thực hiện các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Bên cạnh đó, xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp cùng với xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới. Tất cả xu hướng trên đặt nước ta vào một cơ hội lớn nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Thực tế, hiện nay nước ta còn nhiều mặt hạn chế, chưa đạt được so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, trong tương lai chúng ta cần phải tìm ra và thực hiện nhất quán các mục tiêu cụ thể nhằm khắc phục những yếu kém còn tồn tại. Một trong những giải pháp quan trọng là phải điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành cho phù hợp với tình hình kinh tế trong khu vực cũng như thế giới.

1.1.3.2. Xuất phát từ yêu cầu trong nước

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, để thực hiện được mục tiêu này thì CDCCKTN đóng vai trò vô cùng quan trọng.

CDCCKTN giúp giải quyết bài toán về phân công lao động, sớm đưa Việt Nam đến với khu vực và thế giới; tạo tiềm năng, uy tín và thế đứng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng như vươn tầm ra quốc tế.

Ngày nay, cùng với xu thế hội nhập, Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều tổ chức mang tầm quốc tế như AFTA, WTO và gần đây nhất là hiệp định thương mại tự do TCTPP. Chúng ta đang trước rất nhiều cơ hội lớn nhưng cũng gặp không ít thách thức, khó khăn, điều này bắt buộc Việt Nam phải thay đổi tư duy cũng như đường lối chiến lược trong phát triển kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của CDCCKTN, CDCCKTN một cách đúng đắn góp phần tạo sự phù hợp cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam theo xu hướng chung của thế giới.

Trong tình trạng thất nghiệp ngày một tăng cao thì CDCCKTN giúp Việt Nam giải quyết số lượng lớn nguồn lao động dư thừa trong xã hội. Việc mở rộng các lĩnh vực, ngành nghề sẽ giúp một bộ phận lớn lao động nông thôn với truyền thống nghề nông chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Từ đây người lao động có việc

làm, tăng thu nhập, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, góp phần vào công cuộc

xóa đói giảm nghèo.

Ngoài ra, CDCCKT ngành còn mở ra cho người dân Việt Nam những tư duy mới về kinh tế - văn hóa - xã hội. Việt Nam là nước đi sau về phát triển kinh tế nên phần lớn công nghệ đều là công nghệ cũ, kinh tế lạc hậu kéo theo những vấn đề văn hóa, xã hội cũng bị tụt hậu so với thế giới, CDCCKTN tác động tích cực vào tư duy của mỗi người, làm cho con người Việt Nam ngày một trở nên hiện đại, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, CDCCKTN tạo điều kiện thực hiện chiến lược “ly nông bất ly hương”, người lao động có thể làm giàu ngay trên quê hương mình, giảm thiểu tình trạng bỏ nông thôn lên thành thị gây tác động tiêu cực cho xã hội.

1.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

1.2.1. Các ngun lc vt cht cho quá trình chuyn dch

1.2.1.1. Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nhân tố như: vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn đất đai, nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên nước. Đối với nền kinh tế đang phát triển thì CCKT nói chung và CCKTN nói riêng chịu sự chi phối rất lớn của vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Chính sự khác biệt về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên đã tạo ra lợi thế so sánh cho từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, cho phép hình thành nên những ngành nghề có tính cạnh tranh và hiệu quả cao. Vì vậy, để nền kinh tế có hiệu quả cao cần thiết phải có chiến lược xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với những vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.

Là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên tương đối phong phú, có đường bờ biển kéo dài nên Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản có trữ lượng lớn, phát triển du lịch và các ngành dịch vụ gắn với biển. Mặt khác, chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác hiệu quả các lợi thế tự nhiên cũng như cần phải chú trọng đến bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023