Kinh Nghiệm Rút Ra Vận Dụng Cho Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình.

pháp quản lý giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc đã và đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa phương.

- Xác định công nghiệp là trọng tâm kinh tế của địa phương, để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, trong những năm qua, huyện Long Thành đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như cải cách thủ tục hành chính theo hướng nhanh gọn, hỗ trợ khai hoá đơn điện tử, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phục vụ cho phát triển kinh tế. Lãnh đạo huyện thường xuyên tổ chức các hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn huyện đạt gần 1,4 tỷ USD, vốn trong nước đạt trên 5.000 tỷ đồng. Hiện các KCN Lộc An - Bình Sơn, Long Đức, An Phước đang dẫn đầu về tốc độ thu hút đầu tư của tỉnh cũng như lợi thế về vị trí khi Sân bay quốc tế Long Thành được khởi công xây dựng.

- Ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, dự án công nghiệp hỗ trợ Định hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng huyện Long Thành theo hướng ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn gồm cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, viễn thông; dự án công nghiệp sạch thân thiện môi trường.

Các dự án công nghiệp hỗ trợ: sản xuất linh kiện điện, phụ kiện, chi tiết máy móc, thiết bị… là cơ sở để mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh; tăng tỷ lệ nội địa hóa và tham gia chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm sản phẩm trong nước và quốc tế. Phát triển cụm công nghiệp: khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành các cụm công nghiệp đã được quy hoạch; xây dựng các cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ về cấp điện, cấp, thoát nước, giao thông, đảm bảo điều kiện về môi trường và hạ tầng kết nối bên trong, ngoài cụm công nghiệp; ưu tiên, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ và vừa vào cụm công nghiệp.

Đánh giá về kết quả chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thời gian qua, ngành Công nghiệp của huyện đang từng bước được cơ cấu lại, trong đó hướng ưu tiên vào các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, các ngành sử dụng ít nhân công nhưng tạo ra giá trị gia tăng lớn; giảm các ngành cần nhiều nhân công, thâm dụng theo hướng công nghiệp đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hiện đại hóa.

1.4.3. Kinh nghiệm rút ra vận dụng cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Từ kinh nghiệm thực hiện CDCCKTN của một số quốc gia và một số địa phương trong nước, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với huyện Bố Trạch như sau:

- Thứ nhất, xác định lấy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh vừa làm động lực, vừa là tiêu chí quan trọng trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

- Hai là, chủ trương tạo điều kiện thuận lợi để khai thác mọi nguồn lực vốn có, đặc biệt là yếu tố vốn đầu tư nhằm thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành. Hoạch định chính sách cơ cấu ngành kinh tế quốc gia theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài, phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước và quốc tế

- Ba là, tích cực năm bắt và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của địa phương, phát huy lợi thế nhằm thực hiện tốt quá trình CDCCKTN.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Bốn là, thực hiện tích cực chuyển giao công nghệ tiên tiến kết hợp với sử dụng hợp lý các công nghệ truyền thống, chú trọng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động. Nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ và CDCCKTN quốc dân thông qua chính sách đào tạo và phát triển, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đội ngũ quản lý có năng lực, tư duy mới.

- Năm là, xác định hoạt động mở rộng thị trường là nhiệm vụ quan trọng, thực hiện ổn định giá cả hàng hoá, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông tin thị trường. Kiên trì mô hình kinh tế thị trường mở và hội nhập với kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 6

khu vực và quốc tế dựa vào tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh “tĩnh” và “động” của đất nước. Tăng cường sự điều chỉnh của thị trường đối với việc chọn lựa ngành, lĩnh vực đầu tư kinh doanh, phân bổ nguồn lực theo hướng tích cực, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động của doanh nghiệp.

- Sáu là, phát triển toàn diện nông - lâm - thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn liền với công nghiệp chế biến; chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng phát huy các thế mạnh của địa phương, đặc biệt là công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản và các ngành nghề thủ công truyền thống; đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch nhất là các ngành dịch vụ chất lượng cao. Thực hiện CDCCKTN theo xu hướng chung là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Tóm lại, trên cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, chương một đã tập trung phân tích về CDCCKTN đang diễn ra như một xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Sự CDCCKTN một mặt do sự vận động, phát triển của nền sản xuất xã hội, của phân công lao động xã hội, do yêu cầu của thị trường; mặt khác do khả năng dự báo, định hướng của nhà nước nhằm khai thác triệt để lợi thế của các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất. Từ kinh nghiệm CDCCKTN của các quốc gia, địa phương cho phép rút ra một số bài học làm cơ sở cho quá trình phân tích thực trạng CDCCKTN ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH


2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý - địa hình

Huyện Bố Trạch có diện tích tự nhiên 2.124,2 km2, với diện tích trải rộng từ Tây sang Đông chiếm toàn bộ chiều ngang của Việt Nam; vừa tiếp giáp với biển Đông vừa tiếp giáp đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Phía Nam giáp thành phố Đồng Hới, phía Bắc giáp thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn - Lào, phía Đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 28 xã và 2 thị trấn, với đầy đủ địa hình đồng bằng, miền núi, trung du và ven biển. Hội tụ đầy đủ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển; có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua là đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam và các tỉnh lộ tạo thành mạng lưới giao thông ngang - dọc tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bố Trạch còn có cửa khẩu Cà Roòng - Noọng Ma (Việt Nam - Lào), có cảng Gianh, danh thắng nổi tiếng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới lần 2. Có đường bờ biển dài 24 km, hình thành các khu du lịch, điểm dịch vụ, có bãi tắm Đá Nhảy... thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Phát huy những thế mạnh đó, đồng thời biết tận dụng thời cơ, định hướng đường lối phát triển đúng đắn, Bố Trạch đã từng bước vươn lên mạnh mẽ và vững bước trên đường hội nhập.

2.1.1.2. Các loại tài nguyên

- Tài nguyên đất đai:

Huyện Bố Trạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 212.417,63 ha bao gồm 18 loại đất khác nhau. trong đó, có 23.828,28 ha đất đang sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp là 170.882,95 ha, đất thủy sản 944,24 ha, đất nông nghiệp khác 41,65 ha, đất phi nông nghiệp là 12.191.64 ha, đất chưa sử dụng là 4.528 ha.

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê, diện tích rừng và đất rừng của huyện Bố Trạch khoảng 170.882,95ha. Toàn bộ rừng tự nhiên của Bố Trạch là rừng gỗ, gõ, táu, lim... Dưới tán rừng còn có những sản phẩm quý như: Huê, trầm, trầm hương, trầm gió, nấm lim... Rừng trồng nhiều chủng loại cây đáp ứng nhu cầu sản xuất và đem lại nhiều lợi thế phát triển đa dạng sinh học tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên nước: huyện Bố Trạch có nguồn nước quanh năm dồi dào, mật độ sông suối lớn cùng với lượng mưa trung bình trên 2000 - 2300mm/năm, đủ khả năng cung cấp nước cho yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên biển, hải sản: Bố trạch có bờ biển dài 40km, ngư trường đánh bắt rộng. Huyện có 3 con sông lớn chạy qua: sông Son dài 45km, sông Dinh dài 37,5km, sông Lý Hòa dài 22km. Đây là vùng có khả năng nuôi trồng và đánh bắt các loại thủy sản có giá trị. Biển có nhiều loại hải sản như: tôm, cua, cá, mực, rong biển. Bên cạnh tài nguyên biển, huyện Bố trạch có trên 947 ha mặt nước ao, hồ nuôi trồng thủy sản, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.

- Tài nguyên khoáng sản: địa bàn huyện Bố TRạch có tài nguyên khoáng sản hết sức phong phú như: mỏ khoáng sản Titan, mỏ cao lanh, mỏ than bùn, mở đá vôi, mỏ đá granit, sỏi, đá, cát xây dựng có trữ lượng lớn, chất lượng tốt. Đây là cơ sở để Bố Trạch phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên du lịch Bố Trạch khá phong phú và đa dạng bao gồm cả quần thể hang động, núi rừng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới như: động Thiên ĐƯờng, hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng; khu du lịch sinh thái Suối nước Moọc; Bãi biển Đá nhảy; khu du lịch Sao biển; đặc biệt có hệ sinh thái hang Sơn Đoòng tuyệt đẹp.

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Bố trạch mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung Bộ. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng của các luồng gió chính là: gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam. Trung bình mỗi năm có 4-5 trận bão tác động đến địa phận huyện Bố Trạch. Sức gió của những cơn bão thường có cường độ

từ cấp 7 đến cấp 9. Thậm chí có những cơn bão có cấp độ lên đến cấp 12, 13. Bố Trạch là một vùng ven biển nên thường bị sự phá hoại nặng nề của những trận bão, gây sạt lở các cửa sông. Các cơn bão này thường kèm theo mưa lớn và hay gây ra ngập úng trên địa bàn các xã ven biển. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển Bắc miền Trung. Đây là một vùng có khí hậu hết sức khắc nghiệt. Thường xảy ra bão lụt trong năm, nước biển dâng gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người.Do đó, công tác thực hiện các dự án thường bị yếu tố thời tiết tác động, dẫn đến kéo dài thời gian thi công, nguồn vốn đầu tư chậm phát huy hiệu quả, phát sinh chi phí đầu tư lớn.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hi

2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, bất lợi nhưng với sự đoàn kết, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị; sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kịp thời của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện; sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên và sự nỗ lực, cố gắng của nhân dân nên kinh tế - xã hội của huyện duy trì sự phát triển và đạt những kết quả tích cực.

- Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản:

Năm 2017, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển khá, giá trị sản xuất đạt

2.057 tỷ đồng, tăng 3% so cùng kỳ.

Về trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 18.877 ha, bằng 99% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 52.850 tấn, đạt 114,2%KH, tăng 0,8% so với cùng kỳ; trong đó, vụ Đông Xuân đạt 37.485 tấn, tăng 2,2% so cùng kỳ. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, toàn huyện có 100ha diện tích đất chuyển đổi trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, ngô, rau má, cá lúa... Công tác bảo vệ thực vật thường xuyên được chú trọng nên không có dịch bệnh phát triển với quy mô lớn. Nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phát hiện, phòng ngừa việc sử dụng chất cấm trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi; sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng các loại vật tư nông nghiệp. Xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả. Về chăn nuôi: tiếp

tục phát triển, đạt được một số kết quả tích cực, đầu tư quy mô lớn vào chăn nuôi tăng cao đã góp phần nâng cao số lượng, chất lượng đàn chung của huyện, hiện có 5 doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, 7 cơ sở chăn nuôi theo hình thức chuỗi giá trị, liên kết với doanh nghiệp. Tổng đàn trâu, bò, gia cầm tăng, tổng đàn lợn giảm mạnh do giá lợn hơi xuống thấp; chất lượng đàn bò tăng lên rõ rệt với tỷ lệ đàn bò lai, bò thuần ngoại đạt 49,5% tổng đàn bò. Tính đến 01/10/2017, đàn trâu 8.738 con, đạt 118%KH, tăng 13%; đàn bò 29.458 con, đạt 120%KH, tăng 13%; đàn lợn 98.157 con, đạt 75,2%KH, giảm 9,3%; đàn gia cầm 786.100 con, đạt 112%KH, tăng 5%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 21.332 tấn, đạt 112,3%KH, tăng 2,1% so cùng kỳ. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và việc vận chuyển gia súc, gia cầm được thực hiện nghiêm túc nên chưa có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

Tuy nhiên, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp chưa đồng bộ; sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, hiệu quả thấp. Một số địa phương chỉ đạo phát triển sản xuất thiếu quyết liệt, chưa giành sự quan tâm đúng mức, nhất là trong việc bố trí các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tiềm năng, lợi thế của ngành chăn nuôi chưa được phát huy hết; công tác chỉ đạo tiêm phòng còn hạn chế, tỷ lệ chưa cao. Do tác động của cơn bão số 10, diện tích cao su bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau, hiện còn 7.460ha, bằng 89,7% so với năm 2016; sản lượng mủ khô đạt 2.250 tấn, đạt 75%KH, bằng 65% so cùng kỳ.

Về lĩnh vực lâm nghiệp: toàn huyện trồng được 430 ha rừng tập trung, đạt 86%KH, bằng 66,2% so cùng kỳ; khai thác gỗ rừng trồng được 40.100m3, tăng 59% so cùng kỳ. Cơ bản đã khống chế, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xâm, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm lâm luật được tăng cường, đã phát hiện và xử lý 107 vụ vi phạm lâm luật, giảm 54 vụ so với cùng kỳ, tịch thu 95,6 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách gần 1,1 tỷ đồng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng thường xuyên được chỉ đạo, quán triệt, trong năm xãy ra 2 vụ (giảm 4 vụ so năm trước), gây thiệt hại 2,1ha rừng. Mặc dù, đã chỉ đạo đẩy mạnh việc giao đất lâm nghiệp về cho địa phương để giao cho hộ gia đình cá nhân quản

lý, sử dụng, nhất là diện tích thu hồi từ các nông lâm trường nhưng một số địa

phương triển khai phương án còn chậm, thiếu quyết liệt; ý thức chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên vẫn còn một số diện tích chưa giao cho các hộ dân.

Về lĩnh vực thủy sản: công tác đánh bắt và nuôi trồng đã phục hồi và có bước phát triển sau sự cố môi trường biển, bà con ngư dân đã chủ động bám biển, đầu tư đóng mới, cải hoán tàu công suất lớn đánh bắt vùng biển xa. Toàn huyện hiện có gần 967 tàu đánh cá có động cơ, với công suất 195.105 CV, trong đó tàu có công suất trên 500 CV là 229 chiếc. Các tổ hợp tác đánh bắt trên biển có sự phối hợp, hỗ trợ tốt, góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn khi khai thác. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng 23.660 tấn, đạt 100,2% KH, tăng 11% so cùng kỳ. Sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 20.740 tấn, đạt 101,2% KH, tăng 10,7% so cùng kỳ; có 276 tàu cá được hỗ trợ theo Quyết định số 48/QĐ-TTg với kinh phí hỗ trợ năm 2017 gần 70 tỷ đồng, đưa tổng số kinh phí hỗ trợ đến thời điểm này là 268 tỷ đồng; có 29 tàu tham gia vay vốn đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP; có 4 tàu được UBND tỉnh phê duyệt đủ điều kiện hỗ trợ một lần sau đầu tư theo Quyết định 47/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 2.920 tấn, đạt 94,2% KH, tăng 13,3% so cùng kỳ; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.711ha, đạt 162%KH, tăng 19,7% cùng kỳ.

Tuy nhiên, các vùng nuôi trồng thuỷ sản tại một số địa phương chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn nuôi bền vững, dịch bệnh còn xảy ra, nhất là dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng và cá nước ngọt; công tác thông tin, tuyên truyền trong việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản có nơi chưa kịp thời.

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng ổn định, tổng giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 850 tỷ đồng, đạt 113,3%KH, tăng 8,7% so cùng kỳ. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn 4 Hợp tác xã dịch vụ điện xây dựng phương án sản xuất mới, tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 sau khi đã bàn giao sang ngành điện quản lý. Đôn đốc, hướng dẫn triển khai xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm Rượu Vạn Lộc, Tiêu Phú Quý, Dầu lạc Phong Nha, nón lá Mỹ Trạch. Ban

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí