Biểu đồ 2.2: Sản lượng trâu, bò, lợn và gia cầm từ 2001 - 2010 [8]
2500000
2000000
Trâu Bò Lợn
Gia cầm
1500000
1000000
500000
0
2001 2003 2005 2007 2009
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh như bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm những năm gần đây nên gây ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của ngành này. Tuy nhiên, nhờ triển khai các biện pháp phòng, chống có hiệu quả nên tổng đàn bò, lợn và gia cầm khá ổn định. Riêng đàn trâu là 107.288 con năm 2010, bằng 95,28% so với năm 2005. Nguyên nhân là do thời tiết rét đậm rét hại, nhất là đợt rét cuối năm 2007 đầu năm 2008, cuối năm 2010 và đầu năm 2011 đã làm thiệt hại gần 30 ngàn con trâu, bò, gây thiệt hại khá lớn cho ngành chăn nuôi. Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến làm giảm sản lượng đàn trâu đó là do quá trình chọn lọc ngược (giữ con xấu bán con tốt) nên ngày càng thoái hóa.
Thực hiện chương trình phát triển đàn bò giai đoạn 2006 - 2010, tổng đàn bò của tỉnh đã đạt 176.102 con, tốc độ tăng trưởng đạt 5,95%/năm, đặc biệt là trong 2 năm 2009 và 2010. Những năm gần đây do có nhiều ưu điểm hơn đàn trâu như vừa có sức
kéo góp phần tăng sức kéo trong sản xuất nông nghiệp, sức bền chịu lạnh khắc phục được khó khăn khi vào mùa đông giá đàn trâu thường bị chết vì lạnh, vừa dễ dàng chăn thả lại cho giá trị kinh tế cao nên người dân rất ưa chuộng phát triển đàn bò với số lượng ngày càng tăng. Chương trình đã góp phần làm thay đổi dần phương thức chăn nuôi từ chăn thả tự nhiên sang kết hợp nuôi nhốt. Tuy nhiên công tác cải tiến giống bò tiến hành còn chậm chạp, hiệu quả thấp. Giống bò chủ yếu hiện nay là bò cóc nên giá trị chăn nuôi còn thấp. Mặt khác, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi đại gia súc như trồng cỏ, chế biến thức ăn, chuyển giao kỹ thuật vỗ béo đã được thực hiện nhưng còn ở phạm vi hẹp, tập quán chăn nuôi lạc hậu phụ thuộc vào tự nhiên còn tồn tại ở nhiều vùng.
Nhân dân tích cực trồng cỏ và chế biến thức ăn từ các sản phẩm phụ của nông nghiệp để phát triển chăn nuôi. Đã có sự chuyển dịch đất trồng trọt sang trồng cỏ chăn nuôi trâu bò. Hiện nay, diện tích trồng cỏ đạt 1.269 ha, trong đó địa phương có sự chuyển dịch rò nét nhất là tại hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Huyện Bảo Lâm đã trồng được 350 ha trên đất nương rẫy, năng suất cỏ thu được 150 tấn/ha/năm, nuôi được 12 con bò sản xuất 1.152 kg thịt hơi với giá 30.000đ/kg đạt 34.560.000đ/ha. Nếu đem so sánh với sản xuất lương thực thuần túy thì việc chuyển đổi này đã giúp tăng thu nhập hơn 16.560.000đ/ha. Tuy nhiên, đàn bò chỉ tăng tại các huyện có tiềm năng về đồng cỏ và đất nương rẫy có thể chuyển đổi sang trồng cỏ chăn nuôi còn tại các xã vùng đồng chăn nuôi bò tăng chậm hoặc giảm do có nhiều hộ chuyển sang mua máy nông cụ để cày bừa.
Đối với đàn lợn, sau nhiều năm có sự sụt giảm (trong những năm 2006, 2007, 2009) cũng đã có sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2010 cả tỉnh có 340.799 con, tăng 0,68% so với năm 2009 do đã đưa giống và thức ăn phù hợp vào điều kiện chăn nuôi của các địa phương, đồng thời làm tốt công tác phòng dịch. Tỷ lệ lợn lai kinh tế khoảng 51%. Chủ yếu là lợn thịt, lợn nái và đực giống. Kỹ thuật chăn nuôi đã có nhiều tiến bộ. Các dịch vụ chăn nuôi lợn ở trung tâm và vùng ven thị xã, thị trấn khá
phát triển, song việc chăn nuôi lợn chủ yếu vẫn là tận dụng những sản phẩm phụ của sản xuất nông nghiệp và thức ăn thừa của gia đình, chăn nuôi lợn hàng hóa còn ít, vì thế giá trị chăn nuôi lợn thấp. Tuy nhiên, công tác giống vẫn chưa được chú trọng, con giống còn phụ thuộc chủ yếu vào các tỉnh bạn.
Đối với đàn gia cầm, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng nhờ sớm được khắc phục nên vẫn tăng nhanh, đạt gần 2,4 triệu con năm 2010, tăng 8,84% so với năm 2005. Trứng các loại đạt 56,37 triệu quả/năm. Gà nuôi theo phương pháp công nghiệp tăng không đáng kể do dịch vụ đầu vào và đầu ra còn hạn chế, gà thả vườn đang được phát triển do phù hợp với điều kiện chăn thả của gia đình và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Nhìn chung, tốc độ phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm từ 3 - 5%. Cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp của tỉnh đã có sự chuyển đổi khá rò nét, từ 30,5% năm 2005 đã tăng lên 35% năm 2010.
Ngoài ra, tỉnh còn quan tâm phát triển một số con có giá trị kinh tế khác như ngựa, dê..Trong đó, đàn dê tăng nhanh do nhu cầu thị trường ngày càng lớn và các địa phương cũng đã biết khai thác lợi thế của mình. Đàn ngựa tiếp tục tăng ở các huyện biên giới để đáp ứng nhu cầu cầy kéo, vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
Từ sự phân tích trên cho thấy, mặc dù giá trị sản xuất chăn nuôi ở Cao Bằng vẫn còn chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng giá trị của sản xuất nông nghiệp, nhưng vị trí, tầm quan trọng của chăn nuôi cũng từng bước được tăng cường và để ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ hơn, thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong những năm tiếp theo, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, các điều kiện vật chất, kỹ thuật trong chăn nuôi ngày càng được tăng cường, chú trọng công tác thú y trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho các con gia súc, gia cầm, thủy sản. Đồng thời chỉ đạo tích cực việc khai thác và sử dụng vốn cho chăn nuôi phát huy được hiệu quả, thúc đẩy chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, từng bước đáp ứng yêu cầu của phát triển chăn nuôi hàng hóa.
2.2.3. Sản lượng và giá trị sản lượng của trồng trọt tăng, chăn nuôi lúc tăng lúc giảm
Bảng 2.5: Sản lượng và giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi [8, tr. 103 - 115]
Tổng sản lượng (tấn) | Trồng trọt | Chăn nuôi | |||||||
Sản lượng (tấn) | Giá trị (triệu đồng) | Cơ cấu (%) | Chỉ số phát triển (%) | Sản lượng (tấn) | Giá trị (triệu đồng) | Cơ cấu (%) | Chỉ số phát triển (%) | ||
2003 | 570184 | 354769 | 448974 | 62,22 | 102,05 | 215415 | 236462 | 37,73 | 110,25 |
2004 | 593681 | 370101 | 463626 | 62,34 | 103,26 | 223580 | 255585 | 37,65 | 108,09 |
2005 | 508768 | 369264 | 487659 | 72,58 | 105,18 | 139504 | 202076 | 27,41 | 79,06 |
2006 | 532988 | 371120 | 470314 | 69,63 | 96,44 | 161868 | 211126 | 30,36 | 104,48 |
2007 | 633457 | 441393 | 533237 | 69,68 | 113,38 | 192064 | 176548 | 30,31 | 83,62 |
2008 | 701050 | 485688 | 555710 | 69,28 | 104,21 | 215362 | 159527 | 30,71 | 90,36 |
2009 | 666644 | 442252 | 545286 | 66,34 | 98,12 | 224392 | 182025 | 33,65 | 114,10 |
2010 | 709387 | 484086 | 600760 | 68,24 | 110,17 | 225301 | 191675 | 31,75 | 105,30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Biến Đổi Của Cơ Cấu Cây Trồng, Vật Nuôi Trong Quá Trình Phát Triển Nông Nghiệp Hàng Hóa
- Một Vài Kinh Nghiệm Của Việc Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng , Vật Nuôi Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hóa Ở Nước Ta
- Đường Bộ Nội Tỉnh Phát Triển Chậm, Không Có Đường Sắt Và Cảng Biển Nên Gặp Nhiều Khó Khăn Về Vận Tải Ra Ngoài Tỉnh
- Cơ Cấu Trang Trại Ở Cao Bằng Qua Các Năm 2001, 2006, 2010 [53,
- Cơ Cấu Gdp Và Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Ở Tỉnh Cao Bằng Các Năm 2001, 2005, 2010 [55; Tr.13 - 14]
- Coi Trọng Các Cây Hoa Màu, Rau, Quả Và Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Biểu đồ 2.3: Sản lượng trồng trọt và chăn nuôi [8]
500000
450000
400000
350000
Trồng trọt
Chăn nuôi
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
2003 2005 2007 2009
Biểu đồ 2.4: Giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi [8]
500000
450000
400000
350000
Trồng trọt
Chăn nuôi
300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
2003 2005 2007 2009
Qua bảng 2.5, biểu đồ 2.3 và biểu đồ 2.4 có thể thấy sản lượng và giá trị sản lượng của trồng trọt và chăn nuôi diễn ra theo xu hướng ngày càng tăng. Đối với sản lượng trồng trọt, năm 2003 mới chỉ đạt 354.769 tấn, trong đó tính riêng tổng sản lượng lương thực cây có hạt đã đạt 191.089 tấn, năm 2005 đạt 369.264 tấn với tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 206.659 tấn, cơ bản giải quyết vấn đề lương thực trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2010, tổng sản lượng trồng trọt đã đạt 484.086 tấn trong đó tổng sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh đạt 242.057 tấn, tăng 10,15% so với năm 2005. Trong đó, sản lượng thóc đạt 125.791 tấn, tăng 8,02; Ngô 116.202 tấn, tăng 12,86%; cây có hạt khác 64,5 tấn, bằng 25,81% so với năm 2005 (Phụ lục 3). Trong những năm gần đây, diện tích sử dụng giống cây trồng mới có sự gia tăng nên sản lượng một số cây trồng chính có sự phát triển đáng kể đặc biệt là lúa. Cơ cấu giống lúa chuyển biến theo hướng tích cực, lượng giống mới được nhân dân sử dụng ngày càng cao. Lúa thuần giống gồm: Khang dân, Bao Thai. Các giống lúa lai như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bắc ưu 253, Bồi tạp sơn thanh…được đưa vào sản xuất làm cho năng suất lúa và sản lượng lương thực không ngừng tăng lên. Sản lượng lúa năm 2011 tăng so với năm 2006 là 7.063 tấn, ngô 32.292 tấn, đậu tương 775, 5 tấn, lạc 1.417,6 tấn, mía nguyên liệu 39.663,5 tấn, thuốc lá 536,5 tấn và sản lượng rau màu đều tăng so với năm 2006.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển dịch thời vụ, xây dựng cánh đồng 30 - 50 triệu đồng/ha/năm, toàn tỉnh đã tiến hành nâng cao hệ số sử dụng đất. Cụ thể: cơ cấu 3 vụ trên đất ruộng, thâm canh 2 vụ lúa (lúa xuân giống thuần chất lượng, đạt 55 tạ/ha, lúa mùa lai đạt 70 tạ/ha) và cây vụ đông (rau, khoai tây) đạt 20 tấn/ha đưa lại tổng thu nhập trên 65 triệu đồng/ha; trên đất lúa một vụ là ngô xuân, ngô lai đạt 60 ta/ha và lúa mùa, lúa lai đạt 70 tạ/ha và cây vụ đông (rau cải bắp) đạt 25 tấn/ha đưa lại tổng thu nhập là 70 triệu đồng/ha. Thuốc lá đông xuân đạt 17 ta/ha, lúa mùa lúa lai đạt 70 tạ/ha đưa lại tổng thu nhập trên 70 triệu đồng/ha, cao hơn 30 triệu đồng so với cơ cấu 2 vụ lúa giống cũ; cơ cấu 2 vụ trên đất rẫy trồng ngô xuân và ngô hè thu, lạc hè thu, đậu tương hè thu với tổng thu
nhập khoảng 40 triệu đồng/ha. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đã tăng lên, góp phần tăng thu nhập, sản xuất hàng hóa có giá trị cao.
Chăn nuôi ở Cao Bằng giữ một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp và có tốc độ tăng trưởng chậm, nhưng vị trí, tầm quan trọng của chăn nuôi cũng từng bước được tăng cường, những sản phẩm chăn nuôi đã góp phần rất quan trọng trong việc cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2011, giá trị sản xuất chăn nuôi mới chiếm 30,55% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm 68,24% và dịch vụ chỉ đạt 1,21%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau như: công tác lựa chọn, phát triển giống chưa tốt, khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh…Những năm gần đây bên cạnh việc phát triển đàn gia súc, gia cầm, trâu, bò, lợn, ngựa, dê, gà…trong tỉnh đã bắt đầu có sự chuyển dịch bước đầu sang nuôi trồng thủy sản, từ năm 2008 đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản đã có sự tăng lên, tuy vậy sự chuyển dịch này còn chậm. Thực tiễn địa phương cho thấy, trong chăn nuôi lợi nhuận từ việc nuôi trồng thủy sản thâm canh thường đạt thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng/ha (qua đánh giá của trung tâm thủy sản cho thấy công thức cá + lúa đã cho thu nhập cao hơn so với sản xuất lúa thông thường 15 triệu đồng/ha, nuôi cá ao cũng cho thu nhập 60 - 70 triệu đồng/ha, tôm cho thu nhập 80 - 120 triệu đồng/ha), tạo ra bước đột phá lớn về cơ cấu sản xuất, mở đường cho phát triển nuôi thủy sản hiệu quả tăng nhiều lần so với trồng lúa, thúc đẩy người nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thủy sản, sử dụng hết diện tích ao hồ vào chăn nuôi thủy sản, mở rộng diện tích cá lúa và chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay còn có quá ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, chăn nuôi theo quy mô trang trại chưa được phát triển. Nhìn chung, chăn nuôi của Cao Bằng cơ bản đang ở dạng chăn nuôi hộ gia đình với cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ kỹ thuật thấp, giá thành sản xuất cao, tính rủi ro cao…Thực tế này đòi hỏi cần có sự tập trung chỉ đạo kịp thời của tỉnh, đồng thời có sự hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, tăng cường các điều kiện, vật chất kỹ thuật cho
chăn nuôi để chăn nuôi phát huy được hiệu quả, thúc đẩy chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính, từng bước đáp ứng yêu cầu của phát triển chăn nuôi hàng hóa.
2.2.4. Kinh tế trang trại phát triển theo chiều hướng tăng cả về số lượng và quy
mô
Kinh tế trang trại đa phần là kinh tế hộ phát triển ở mức độ cao, nguồn lực chủ
yếu dựa vào hộ gia đình đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, sử dụng hiệu quả về đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tạo nhiều nông sản hàng hóa cung cấp thị trường, phù hợp với quy luật phát triển và điều kiện tự nhiên, xã hội. Nhằm thúc đẩy loại hình kinh tế này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/2/2000 về phát triển kinh tế trang trại.
Thực hiện chủ trương trên, Ban chấp hành Đảng bộ Cao Bằng khóa XV ban hành nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/9/2002 về phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2002
- 2010 trong đó có mục tiêu chủ yếu là: “Phát triển trang trại ở những nơi có điều kiện với các loại hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, sản xuất, chế biến bảo quản nông - lâm
- thủy sản. Phấn đấu đến năm 2005 toàn tỉnh có 50 trang trại đủ tiêu chuẩn xếp hạng, năm 2010 là 100 trang trại, mỗi huyện, thị xã có từ 7 - 10 trang trại, thu nhập bình quân từ các trang trại tăng 15 - 20%/năm. Phát triển kinh tế trang trại nhằm mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thu hút lao động xã hội, tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô lớn”. Đồng thời Nghị quyết cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện khuyến khích và hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển thành kinh tế trang trại.