Cơ Cấu Trang Trại Ở Cao Bằng Qua Các Năm 2001, 2006, 2010 [53,

Bảng 2.6: Cơ cấu trang trại ở Cao Bằng qua các năm 2001, 2006, 2010 [53,

tr. 3 - 4]


Năm

Tổng số

Trong đó

Số

lượng


%

TT trồng trọt

TT chăn nuôi

TT thủy sản

TT tổng hợp

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

2001

20

100

06

30.0

0

0

0

0

14

70.0

2006

86

100

44

51.2

10

11.6

02

2.3

30

34.9

2010

259

100

65

25.1

104

40.2

05

1.9

85

32.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 7


Theo số liệu thống kê, năm 2001 toàn tỉnh mới có 20 trang trại thì đến hết năm 2010 toàn tỉnh đã có 259 trang trại các loại đủ tiêu chí quy định, vượt 159% so với chỉ tiêu đề ra. Trong đó có: 39 trang trại trồng cây hàng năm (chiếm 15,05%), 85 trang trại tổng hợp (chiếm 32,81%), 63 trang trại chăn nuôi trâu bò (chiếm 24,32%), 35 trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm (chiếm 13,51%), 11 trang trại trồng cây lâu năm, cây ăn quả (chiếm 4,24%), 14 trang trại lâm nghiệp trồng cây hồi (chiếm 5,40%), 05 trang trại nuôi trồng thủy sản (1,93%), 05 trang trại chăn nuôi dê (1,93%), 01 trang trại nuôi mật ong, 01 trang trại trồng chè chất lượng cao. Ngoài ra còn có hàng nghìn hộ sản xuất kinh doanh giỏi cũng đang dần đạt tới tiêu chí quy định trong những năm tới. Tổng diện tích đất sản xuất của các trang trại trên địa bàn toàn tỉnh là 1.499,04 ha. Bước đầu tạo ra hàng hóa nông sản, thực phẩm cung cấp thị trường, tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ của các trang trại hiện có đạt trên 16.000 triệu đồng/năm.

Bảng 2.7: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ trang trại các năm 2001, 2006, 2010 [53]


Năm

Tổng số

Trong đó


Số

lượng


%

Dưới 40 triệu đồng

Từ 40 - 60

triệu đồng

Từ 61 - 80

triệu đồng

Từ 81 -

100 triệu đồng

Trên 100 triệu đồng

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

2001

20

100

11

55.0

06

30.0

01

5.0

01

5.0

01

5.0

2006

86

100

30

34.9

35

40.7

09

10.5

05

5.8

07

8.1

2010

259

100

64

24.7

126

48.6

33

12.7

16

6.2

20

7.7


Biểu đồ 2.5: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ trang trại các năm 2001, 2006, 2010 [53]


60


Dưới 40 triệu đồng

Từ 40-60 triệu đồng

Từ 61-80 triệu đồng

Từ 80-100 triệu đồng

Trên 100 triệu đồng

50


40


30


20


10


0

2001 2006 2010

Với đặc điểm điều kiện tự nhiên như Cao Bằng, phát triển kinh tế trang trại được xác định là cách làm giàu bền vững, thay đổi tập quán quảng canh, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa và thâm canh cao. Ý chí tự lực vươn lên làm giàu chính đáng của các chủ trang trại khá rò nét. Phong trào các hộ làm kinh tế trang trại phát triển khá nhanh, khá rộng, bước đầu đã khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương, đặc điểm khí hậu đất đai của vùng. Hầu hết các chủ trang trại tự cải tạo mặt bằng vườn đồi, vườn rừng, san gạt, cải tạo đất và mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng đất đai hiệu quả từ đó từng bước tăng tổng giá trị sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng nhiều như: sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc, chú trọng công tác thú y để giảm thiểu các rủi ro, biết lựa chọn các con giống tốt, năng suất cao của cơ sở sản xuất giống uy tín, có trang trại mạnh dạn đầu tư vật nuôi giá trị kinh tế cao như Hươu sao, Ba ba. Một số trang trại chăn nuôi lợn, vịt thương phẩm có giá trị kinh tế cao đã áp dụng công nghệ sinh học, xây bể Bioga tạo khí đốt và bảo vệ được môi trường trong sạch. Đối với trang trại trồng trọt, cây ăn quả, vườn ươm cây con giống đều tuyển chọn cây con giống từ những cơ sở sản xuất giống chất lượng tốt, được áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và lưu tâm trong phòng trừ dịch, sâu, bệnh hại.

Có nhiều loại hình trang trại đang hoạt động như: trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt… nhưng đa phần vẫn là trang trại tổng hợp, vì loại hình này rất phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay về đất đai, địa hình đồi núi phức tạp, với nhiều loại sản phẩm trang trại đáp ứng linh hoạt nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Những trang trại có quy mô lớn mới có điều kiện sử dụng nhiều lao động làm thuê; Có trang trại quy mô sản xuất lớn diện tích đất đai hàng chục, hàng trăm ha (như trang trại lâm nghiệp), ngược lại có trang trại diện tích chuồng trại, đất canh tác hẹp (chỉ 3.000 m2

- 5.000 m2) nhưng vẫn đem lại thu nhập đáng kể, loại hình trang trại này rất có ưu điểm

đối với đa phần hộ gia đình nông dân sống ở nông thôn hiện nay điều kiện đất đai canh tác có hạn; Với các trang trại quy mô sản xuất hẹp, để có giá trị sản lượng hàng hóa và

dịch vụ bình quân từ 40 triệu/năm trở lên, đều phải trải qua nhiều năm tích lũy gây dựng, đây chính là nguyên nhân trang trại chậm hình thành ở các địa phương, tuy nhiên vẫn còn nhiều trang trại đã đạt các tiêu chí về quy mô sản xuất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận làm kinh tế trang trại hoặc công nhận đạt tiêu chí sản xuất trang trại.

Hiện nay, tỉnh đã bước đầu hình thành được Câu lạc bộ kinh tế trang trại như: Câu lạc bộ trang trại xã Bạch Đằng (huyện Hòa An), gồm 15 thành viên, có quy chế hoạt động rò ràng. Hoạt động chủ yếu của câu lạc bộ là chia sẻ lẫn nhau những kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế.

Các hộ làm kinh tế trang trại đã chủ động nghiên cứu tìm tòi, học tập, phát huy nội lực để mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng về đất đai, các nguồn vốn, sức lao động để tăng giá trị sản xuất. Song muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn cũng cần sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, bảo hộ tạo điều kiện cho trang trại phát triển.

Từ thực tiễn phát triển của mô hình kinh tế trang trại hiện nay trên địa bàn tỉnh, dự báo phong trào làm kinh tế trang trại của tỉnh sẽ có chiều hướng phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và loại hình sản phẩm, trở thành lá cờ đầu trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong tỉnh.

2.2.5. Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp và có xu hướng tăng

Tiềm năng lâm nghiệp Cao Bằng rất lớn và có ưu thế so với các tỉnh khác. Lâm nghiệp là một trong những ngành có đóng góp tương đối lớn cho sự tăng trưởng GDP của tỉnh Cao Bằng. Trong những năm gần đây, lâm nghiệp Cao Bằng đang trên đà phát triển. Các huyện vùng núi đất có thế mạnh về lâm nghiệp như Hòa An, Thạch An, Nguyên Bình, Hà Quảng, Thông Nông đã thu hút được nhà đầu tư vào khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế hàng hóa. Năm 2001, thu nhập từ lâm nghiệp mới chỉ chiếm

một tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản. Cũng năm 2001 cả tỉnh trồng được 23.198 ha rừng các loại, trong đó có 8.567 ha rừng sản xuất, 5.804 ha rừng phòng hộ, tỷ lệ che phủ đạt 42,8%. Việc khai thác các sản phẩm từ rừng chưa được quản lý tốt, chưa tạo ra được điều kiện đảm bảo cho sự phát triển và tái sinh rừng. Nhưng tính đến cuối năm 2009, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đã đạt 464.151 ha trong đó: Đất rừng phòng hộ 213.778 ha; đất rừng đặc dụng 16.964 ha; đất rừng sản xuất 233.409 ha. Ngoài ra, đất chưa có rừng là 94.594 ha. Đất rừng sản xuất phân bố ở các huyện, thị trong tỉnh và tập trung ở các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hòa An với 182.593 ha. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 126 tỷ đồng năm 2002 lên hơn 147 tỷ đồng năm 2009.

Ngoài tiềm năng lớn về gỗ, củi rừng Cao Bằng còn có khả năng cung ứng một lượng lớn các sản phẩm lâm sản khác như: tre, nứa, luồng, vầu, nguyên liệu giấy, trúc, nhựa thông, song mây, măng, mộc nhĩ, hạt trẩu, hạt dẻ, hoa hồi, lá dong, ruột guột, dược liệu, bông chít…

Nhận thức rò thế mạnh lâm nghiệp của tỉnh, trong những năm gần đây tỉnh tập trung phát triển phương thức nông - lâm kết hợp: trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp với trồng rừng theo mô hình trang trại, nhằm tăng mạnh giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp. Nhìn chung, lâm nghiệp đã được đầu tư và phát triển theo hướng ngày càng gia tăng cả về diện tích và giá trị sản xuất.

Hiện tại, tỉnh đang duy trì và phát triển diện tích rừng, có cơ cấu cây trồng phù hợp với khí hậu, đất đai, đạt chất lượng cao tạo thành tổng thể sinh thái hợp lý có giá trị kinh tế, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Năm 2010, cả tỉnh đã trồng được 2.092 ha, tăng 26,52% so với năm 2008, đưa tổng diện tích rừng trồng mới từ 2006 - 2010 là 10.011 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh từ 48% năm 2005 lên 52% năm 2010, tăng 4%; thiết kế trồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng 15.724,2 ha; 9 tháng đầu năm 2011, trồng mới 37 ha rừng phòng hộ, chăm sóc 122 ha rừng trồng; trồng mới 174,6 ha rừng sản xuất, trồng thêm 84 ha cây keo và sa mộc do các chương trình khác

hỗ trợ. Nếu tính bình quân tỷ lệ tăng trưởng 2%/năm, trữ lượng rừng của tỉnh ước đạt

8.438.000 m3, trên 10 triệu cây tre, trúc các loại. Diện tích rừng trồng mới góp phần nâng độ che phủ rừng lên 52% năm 2010, tạo thành vùng cây trồng rò nét đối với rừng đặc dụng, phòng hộ và các khu du lịch sinh thái; tạo ra vùng nguyên liệu tập trung phục vụ nhu cầu dân sinh và chế biếm lâm sản ở địa phương.

Thực hiện chủ trương thu hút đầu tư phát triển rừng, hiện đã có 08 nhà đầu tư đang hoạt động và được phép lập dự án phát triển rừng sản xuất. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã bước đầu hình thành thị trường gỗ thông qua việc cung cấp nguyên liệu cho cơ sở: bột giấy của Doanh nghiệp Thắng Lợi, Ván MDF, ván OKAL và gỗ dán của Doanh nghiệp Quang Minh.

Nhiệm vụ phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, chế biến lâm sản, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng trồng có nhiều tích cực…Những kết quả đó đã tạo tiền đề tốt cho công tác phát triển rừng, chế biến lâm sản, một số hộ đã có thu nhập từ kinh tế rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Năm 2011, kinh tế lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 19% trong giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực lâm nghiệp hiện vẫn còn tồn tại một số rào cản trong việc phát triển rừng như: công tác bảo vệ phát triển rừng của tỉnh còn chậm, chưa bảo vệ tốt rừng đã trồng, chưa chú trọng chăm sóc và thâm canh rừng trồng, chưa phát huy hết hiệu quả kinh tế rừng; công tác quản lý khai thác rừng còn nhiều lỏng lẻo, còn hiện tượng khai thác rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; việc giao đất lâm nghiệp, khoán bảo vệ rừng còn nhiều bất cấp, nặng về giao để phủ xanh đất trống đồi trọc, chưa quan tâm đúng mức mục đích phát triển kinh tế; công tác quy hoạch chế biến lâm sản chưa được thực hiện tốt; năng lực của các chủ đầu tư trồng rừng kém; các doanh nghiệp yếu kém về tổ chức, không có ban quản lý rừng tại địa phương; tỉnh chưa có thị trường lâm sản, giá lâm sản thấp, chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư vào rừng…

2.2.6. Dịch vụ phục vụ sản xuất chuyển biến tích cực

Năm 2001, giá trị dịch vụ nông nghiệp mới chỉ đạt 3.801 triệu đồng, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nông nghiệp (0,75%) trong đó chủ yếu là dịch vụ cung ứng giống cây trồng vật nuôi, vật tư nông nghiệp, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ làm đất và dịch vụ tưới tiêu. Các dịch vụ thu mua, chế biến nông - lâm - sản còn mang tính tự phát, do cá nhân làm nhỏ lẻ, chưa có một đơn vị, doanh nghiệp nào đứng ra thực hiện công việc này. Dịch vụ nông lâm lúc bấy giờ chưa đáp ứng được cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Đến năm 2011, dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp đã có những chuyển biến hết sức tích cực:

Về vật tư nông nghiệp, chủ động cung cấp kịp thời, đầy đủ các loại phân bón theo từng mùa vụ cho các loại cây trồng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Tổng lượng phân bón cung cấp cho thị trường 80.729 tấn, bình quân một năm cung cấp 16.145,8 tấn phân bón.

Về giống cây trồng, trong thời gian 2006 - 2011 tổng lượng giống cây trồng đã cung ứng là 3097,65 tấn.

Về giống chăn nuôi, duy trì đàn lợn giống gốc cuối kỳ năm 2011 là 633 con, tăng 20,11% so với năm 2005. Sản xuất được 2.760 con lợn cai sữa, bằng 61,11% so với năm 2005.

Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất luôn được quan tâm, nhằm chủ động tưới chống hạn và tiêu úng trong sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích tưới chủ động năm 2010 là 3.083 ha, tăng 16,6%.

Về công tác bảo vệ thực vật được tiến hành nghiêm túc, hiệu quả. Trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra trên các cây trồng. Dịch bệnh xảy ra được dập tắt kịp thời, hạn chế nhiều thiệt hại cho nhân dân.

Về công tác thú y, tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều và phức tạp như: lở mồm long móng, nhiệt thán, tự huyết trùng, bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm và newcatsơn. Vì vậy, công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm được tiến hành thường xuyên qua các năm. Từ 2006 - 2011 đã có 2.008.957 liều, gia cầm 2.521.300 liều được thực hiện.

Công tác khuyến nông - khuyến ngư đã vươn tới các vùng sâu, vùng xa. Tập trung tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao những kỹ thuật mới cho người dân, xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân tham quan, học tập.

Năm 2011, giá trị dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt 30.330 triệu đồng (theo giá hiện hành) với tỷ trọng 1,21% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, cùng với những chuyển biến tích cực nói chung trên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh nhà, dịch vụ phục vụ sản xuất đã có những đóng góp đáng kể thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh đạt được những thành tựu lớn trên con đường phát triển trong những năm gần đây.

2.2.7. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở Cao Bằng chuyển dịch theo hướng tiến bộ

Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là quá trình phân công lao động xã hội, phân bố lại dân cư giữa các ngành, các vùng. Sự phân công lại lao động chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động, chuyển lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; giảm lao động trồng cây lương thựuc sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao; giảm lao động trong trồng trọt và tăng lao động trong chăn nuôi.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí