Những Vấn Đề Rút Ra Từ Kinh Nghiệm Thực Tiễn Của Các Nước Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Phát Triển Bền Vững .


5,2%/năm. Sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập của nông dân tăng lên, đời sống của họ được cải thiện nhanh chóng, do đó đã góp phần mở rộng thị trường nội địa, làm cơ sở cho việc thực hiện chiến lược CNH thay thế hàng nhập khẩu (1953 – 1962); đồng thời cho phép người nông dân có thể bỏ ra một phần tích lũy để thực hiện một nền nông nghiệp đa canh. Từ năm 1952 – 1984, giá trị sản phẩm của ngành trồng trọt tăng gấp đôi, trong khi giá trị các ngành chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản tăng gấp 10 lần, lúa gạo từ chỗ chiếm 50% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đã giảm xuống còn 25%. Cũng trong thời gian đó, sản phẩm chăn nuôi tăng từ 14% lên 40%, các loại rau quả tăng từ 3% lên 10%. [18, tr 78]. Việc mở rộng thêm các ngành sản xuất kinh doanh ngoài sản xuất nông nghiệp cũng được đẩy mạnh. Tính đến năm 1984, số trang trại vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh ngoài nông nghiệp chiếm đến 91% số trang trại, chỉ có 9% trang trại thuần nông. [5, t r 112].

Khi sản lượng và năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên, tạo điều kiện cho các khu công nghiệp và đô thị tìm được nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào và nhân công để phát triển. Từ năm 1953 đến 1970, đã có hơn

800.000 lao động chuyển từ nông nghiệp sang các ngành khác.

Như vậy, chính sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn đã tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp Đài Loan.

Ba là, đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội để phát triển KTNT.

Trong nhiều thập kỷ, Đài Loan đã rất coi trọng phát triển rộng rãi mạng lưới giao thông vận tải ở khắp các vùng nông thôn. Công cuộc điện khí hóa, mà một phần quan trọng là điện nguyên tử phát triển rất nhanh. Đó là những nhân tố góp phần cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời cho phép mở rộng các cơ sở công nghiệp ngay tại thôn, xóm. Từ những


năm 70, thế kỷ XX, chế độ giáo dục bắt buộc đã được thực thi nên trình độ dân trí và điều kiện sống nâng lên, tỷ lệ tăng dân số giảm xuống.

Bốn là, chú ý đồng thời phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào các khu công nghiệp và đô thị lớn.

Tiếp sau giai đoạn CNH thay thế nhập khẩu, từ giữa những năm 60, Đài Loan chuyển sang thực hiện CNH hướng về xuất khẩu. Ngay trong giai đoạn này, nhiều cơ sở công nghiệp nhỏ vẫn được đặt tại nông thôn. Cách làm này, vừa không đòi hỏi vốn đầu tư lớn để xây dựng các cơ sở công nghiệp ở thành thị, vừa làm cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ có thể thích ứng nhanh chóng, linh hoạt với sự biến động của thị trường. Tính đến đầu những năm 80 – thế kỷ XX, chỉ có 17,7% cơ sở công nghiệp đặt tại thành phố, 42% đặt ở các vùng phụ cận thành phố, 32% đặt tại các vùng nông thôn. Chiến lược này đã có tác dụng làm giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

Năm là, lựa chọn những phương thức sử dụng ruộng đất phù hợp với các loại hình hợp tác tự nguyện để đẩy mạnh công việc khuyến nông.

Ở Đài Loan, để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm... Chính quyền Đài Loan sử dụng giải pháp tích tục ruộng đất bằng cách cho phép chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho người khác nhưng chủ ruộng đất vẫn giữ quyền sở hữu, người ta gọi đó là phương pháp “ủy thác”.

1.3.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Đến giữa thế kỷ XX, Thái Lan vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, yếu kém. Chính phủ Thái Lan đã chọn giải pháp “ưu tiên cho công nghiệp” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng sau một thời gian dài, nền kinh tế Thái Lan vẫn không thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Do đó, Chính phủ Thái Lan quyết định chuyển hướng CNH: chú trọng phát triển


nông nghiệp, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa. Từ đó nền kinh tế Thái Lan đã phát triển nhanh, ổn định, trở thành quốc gia có nền nông nghiệp phát triển toàn diện và đang từng bước được hiện đại hóa.

* Về sản xuất nông nghiệp

Trong khoảng thời gian ngắn chú trọng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế của nước này chuyển biến theo hướng tịch cực rất nhanh từ 50,1% năm 1951 xuống còn 20,6% năm 1990 và 12% vào năm 1998 nhưng giá trị và sản lượng của sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh chóng, trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. [3, tr 134].

* Về phát triển công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn:

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp, ở khu vực nông thôn Thái Lan, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng có sự phát triển vượt bậc, một phần do Chính phủ và chính quyền các địa phương ở Thái Lan đã thực sự quan tâm đến sự phát triển nghành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Hàng loạt giải pháp đã được sử dụng để khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn như: cung ứng vốn tín dụng; bồi dưỡng, đạo tạo trình độ tay nghề cho người lao động; tạo sự liên kết kinh tế giữa công nghiệp nông thôn với công nghiệp ở các trung tâm kinh tế, các đô thị... Đặc biệt, Chính phủ đã chú trọng phát triển ngành chế tạo máy ngay tại nông thôn. Mạng lới xí nghiệp cơ khí ở nông thôn được đa dạng về quy mô, trình độ, với các sản phẩm chủ yếu như phụ tùng, linh kiện máy móc, máy kéo loại nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn. Các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ ở Thái Lan được duy trì và phát triển không ngừng, trong đó nỏi lên là nghề chế tác vàng, bạc, đá quý, đồ trang sức, gốm sứ...


Nhìn chung, quá trình thực hiện phát triển KTNT ở Thái Lan là đúng hướng, phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng và ổn định.

1.3.4 Những vấn đề rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững.

Qua phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm trong phát triển KTNT ở các nước trên đã cho chúng ta thấy được những nội dung hết sức quan trọng, cơ bản để có thể lựa chọn, học tập áp dụng vào quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta nói chung, huyện Phúc Thọ nói riêng, cụ thể là:

Thứ nhất, Kinh tế hộ nông dân, kinh tế trang trại là tiền đề để thực hiện phát triển KTNT. Kinh tế hợp tác có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế hộ và tạo điều kiện rất lớn cho kinh tế hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế nông nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện phát triển KTNT và toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu KTNT, thực hiện phân công và phân công lại lao động xã hội phù hợp. Đặc biệt là phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các ngành nghề nông thôn đa dạng, phong phú, giải quyết hàng tiêu dùng cho thị trường nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa, góp phần ổn định và nâng cao đời sống các vấn đề xã hội và môi trường ở nông thôn.

Thứ ba, Nhà nước có vai trò kinh tế to lớn và không thể thiếu trong việc điều tiết sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững thông qua các chính sách, biện pháp và công cụ kinh tế đảm bảo tăng trưởng kinh tế đồng hành với phát triển về văn hóa – xã hội và môi trường.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở HUYỆN PHÚC THỌ

2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở huyện Phúc Thọ

2.1.1 Vị trí địa lý

Về địa lý: Phúc Thọ là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km về phía Tây với diện tích tự nhiên là 11.719 ha. Trong đó phía Bắc giáp sông Hồng, là ranh giới của huyện giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông giáp huyện Đan Phượng, Phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Tây giáp Thị xã Sơn Tây.

Huyện Phúc Thọ có Quốc Lộ 32 với chiều dài trên 16km chạy dọc theo địa bàn huyện cùng với , tuyến Tỉnh lộ phân bố đều khắp huyện( Tỉnh lộ 81,418,421) theo hình xương cá, đây là có điều kiện thuận lợi để Phúc Thọ kết nối với các địa phương trong thành phố trong phát triển kinh tế xã hội và giao lưu văn hóa với các huyện bạn. Phúc Thọ có 3 con sông đi qua (sông Hồng, Sông Tích và Sông Đáy), trong đó Sông Hồng với chiều dài chảy qua huyện khoảng 10 km, với lưu lượng dòng chảy lớn là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa, đồng thời là tuyến giao thông thủy quan trọng. Sông Tích và Sông Đáy đã, đang được khôi phục cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng và là một trong địa điểm quy hoạch khu du lịch sinh thái tiềm năng của huyện.

Thời tiết và khí hậu: Cũng như các huyện khác trong vùng đồng bằng sông hồng, Phúc Thọ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiêu. Khí hậu được chia làm hai mùa rò rệt: mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh cũng là mùa khô. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước


đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ yếu là đông bắc, thời tiết lạnh và khô, tháng 1 là tháng lạnh nhất với nhiệt độ trung bình khoảng 160C, lượng mưa trung bình khoảng 18mm. Mùa nóng, ẩm thường có mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam mang theo hơi nước, hàng năm thường có 1 – 3 cơn bão kèm theo mưa lớn thường gây ngập úng cho các khu vực thấp, trũng. Điều kiện khí hậu tạo thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loài vật nuôi, cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau, nhưng cũng có một hạn chế đó là vào mùa khô, các cây trồng thường thiếu nước, phải thực hiện chế

độ canh tác phòng chống hạn, vào mùa mưa thường bị mưa bão, gây úng nội đồng.

Tài nguyên, thiên nhiên: Phúc Thọ mang đặc trưng của một huyện đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Tổng diện tích đất tự nhiên 11.704,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6.730,51 ha, đất phi nông nghiệp 4.223,51 ha, đất chưa sử dụng 750,88 ha được chia làm 2 vùng là vùng đồng và vùng bãi, đất vùng bãi thường xuyên được phù xa sông Hồng bồi đắp nên có chất lượng tốt. Nhìn chung đất của Phúc Thọ tương đối bằng phẳng, có chất lượng tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển các loại cây hàng hóa như rau, hoa quả... cung cấp cho thị trường thành thị trung tâm thành phố. Tài nguyên khoáng sản, Phúc Thọ là huyện nghèo khoáng sản, trên địa bàn huyện chỉ có một số loại khoáng sản phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói và có khoảng hơn 400 ha cát đen ven sông Hồng phục vụ cho xây dựng và nguồn cát non phu sa cho cải tạo đất.

2.1.2 Dân số và nguồn nhân lực

Với dân số 168.300 người (năm 2010). Mật độ dân số 1.436,1 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% năm. Tổng số lao động trong toàn huyện khoảng


86,1 nghìn người, lao động đã được qua đào tạo chiếm 20,2%, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động công nghiệp và xây dựng: 15,8%, Lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 11,2%, số người trong độ tuổi đang đi học và thất nghiệp chiếm: 14,8%. Trong những năm gần đây, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác chỉ đạo định hướng học và đạo tạo nghề cho lao động nên số lượng lao động có tay nghề tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp hóa và phát triển kinh tế của địa phương.

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về dân số của huyện giai đoạn2000 - 2010


Hạng mục/năm


2000

2005

2009

2010

1. Dân số trung

bình

(1000 người)

152,91

158,82

164,48

168,30

2. Mật độ dân số

(người/km2)


1356,90

1403,49

1436,10

3. Tỷ suất sinh

(%)

1,52

1,56

1,70

1,60

4. Tỷ lệ tăng tự

nhiên

(%)

1,04

1,13

1,20

1,10

5. Dân số đô thị

(1000 người)

6,31

6,87

7,33

7,50

6. Tỷ lệ đô thị hoá

(%)

4,13

4,32

4,45

4,46

7. Dân số nông

thôn

(1000 người)

146,59

151,69

157,15

160,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững - 7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2011.

2.1.3. Điều kiện văn hoá - xã hội

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ song hành hài hòa với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển, đến nay 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, giáo dục phổ thông có 13/47 trường đạt chuẩn, 100% trường học đã được cao tầng và kiên cố hóa, đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở vào năm 2002, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở hàng năm


đạt trên 95%, Trung học phổ thông đạt trên 71%. Số học sinh tốt nghiệp Trung học thi đỗ vào các trường đại hoc, cao đẳng đạt trên 25%, giáo viên đứng lớp ngày càng được chuẩn hoá đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Đến nay đã có 18/23 trạm đạt chuẩn y tế quốc gia, 17/23 xã có bác sỹ, 100% trạm y tế đã triển khai khám bảo hiểm y tế cho người bệnh, trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin đạt 99,9%. Công tác khám, điều trị cho người nghèo, đối tượng chính sách được chú trọng, các dịch vụ y tế ngoài công lập phát triển nhanh và được quản lý chặt chẽ đảm bảo phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Đời sống văn hoá, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá được triển khai thường xuyên và sâu rộng bằng nhiều hình thức khác nhau qua hệ thống chính trị, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đến nay đã có 78/79 làng có quy ước làng văn hoá, 56 làng đạt danh hiệu làng văn hoá (chiếm 70,8%), 27.774 hộ đạt gia đình văn hoá (chiếm 71,2%). Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống được bảo tồn và ngày càng phát triển. Toàn huyện có 24 đội văn nghệ, 8 câu lạc bộ thơ, 3 câu lạc bộ hát chèo. Công tác xã hội hóa việc bảo tồn các di tích và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng thường xuyên. Huyện có 78/192 di tích được xếp hạng, trong đó có 42 di tích cấp quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh.

Công tác xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, khuyến khích làm giàu, giải quyết việc làm được tập trung chỉ đạo tốt và đạt nhiều kết quả. Hàng năm tạo việc làm mới cho trên 2.000 lao động, tích cực chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm, hiện còn 4.711 hộ, bằng 11,9% (theo tiêu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022