Đường Bộ Nội Tỉnh Phát Triển Chậm, Không Có Đường Sắt Và Cảng Biển Nên Gặp Nhiều Khó Khăn Về Vận Tải Ra Ngoài Tỉnh

lao động trong lĩnh vực này đang là trở ngại rất lớn cho phát triển kinh tế và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở tỉnh.

2.1.5. Đường bộ nội tỉnh phát triển chậm, không có đường sắt và cảng biển nên gặp nhiều khó khăn về vận tải ra ngoài tỉnh

So với các tỉnh khác trong cả nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng còn thiếu và yếu, nhất là giao thông. Theo số liệu điều tra năm 2011, toàn tỉnh Cao Bằng có 1.671,57km đường giao thông, trong đó có 5 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn với tổng chiều dài 415 km; 6 tuyến đường tỉnh và 91 tuyến đường huyện với chiều dài trên 1.300km và có hơn 1.000 km đường xã, thôn, xóm.

Từ năm 2003, tỉnh đã triển khai thực hiện đề án phát triển giao thông nông thôn, đến năm 2011, hoàn thành đưa vào khai thác các tuyến đường quốc lộ quan trọng với chiều dài trên 350 km và 7 tuyến đường tỉnh với chiều dài trên 185 km. Đang tiếp tục triển khai các dự án như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 34, đường tỉnh 206 và một số tuyến đường khác. 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn. Mở mới, cải tạo, nâng cấp, nhựa hóa mặt đường huyện được 168 km. Trong tổng số 8 tuyến đường huyện nằm trong đề án với tổng chiều dài 719 km, hiện nay đã có 5 tuyến với tổng chiều dài 563 km được thông xe 4 mùa; 468 km mặt đường cấp phối và đá dăm; còn lại 156 km mặt đường đất. Về đường xã, trong tổng số 1.383 km có 17 km mặt đường bê tông xi măng, 305 km mặt đường cấp phối, còn lại 1.061 km mặt đường đất; xây dựng được 34 cầu treo dân sinh, 55 cầu bê tông cốt thép; các địa phương làm đường dân sinh được 122,7 km.

Chất lượng đường bộ nội tỉnh Cao Bằng còn rất thấp, đường cấp phối, đường đá dăm chiếm 24,6%, đường nhựa chỉ chiếm 9,3%, còn lại là đường đất. Bên cạnh đó, chất lượng các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh được thiết kế với trọng tải và lưu lượng xe dưới 50 xe/ngày đêm, khả năng thông xe và chịu tải rất hạn chế, kết cấu mặt đường láng nhựa đã xuống cấp nghiêm trọng. Kết cấu đường không đáp ứng được lưu lượng xe trọng tải lớn, xe chở vượt tải tăng nhanh gây ách tắc và mất an toàn giao thông. Hầu hết

các tuyến đường đều thi công dang dở, riêng quốc lộ 3 đã xuống cấp trầm trọng. Đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp. Nhiều tuyến đường huyện đã xây dựng xong mặt đường nhưng chưa hoàn chỉnh cầu cống, một số tuyến chưa có mặt đường, có đoạn chỉ mới ở dạng khai thông nên vẫn còn 22 tuyến đến xã với tổng chiều dài 156 km chưa được thông xe 4 mùa. Đường xã, thôn, xóm còn thiếu và chủ yếu là đường đất (1.061km, chiếm 76,7% so với tổng số). Nhiều tuyến đường đã xây dựng mặt đường cấp phối nhưng nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Các cầu dân sinh nối từ xã về làng, xóm hầu như chưa có (hiện còn thiếu 121 cầu các loại).

Sông, suối Cao Bằng là loại sông, suối nhỏ nhiều ghềnh thác nên khả năng giao thông đường thủy rất hạn chế, chủ yếu vận chuyển theo phương tiện thô sơ là bè, mảng. Riêng tuyến sông Bằng Giang từ Mỏ Sắt - thị trấn Nước Hai - thị xã Cao Bằng - thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa có điều kiện sử dụng phương tiện giao thông đường thủy lớn hơn, nhưng phải có sự đầu tư của nhà nước để nạo vét lòng sông mở luồng thì mới có thể khai thác được.

Mặt khác, một nhược điểm nữa của giao thông Cao Bằng là không có đường sắt và cảng biển nên việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài tỉnh chỉ duy nhất bằng đường bộ, điều này gây ra hạn chế lớn trong việc giao lưu, buôn bán hàng hóa với các tỉnh khác trong cả nước.

2.1.6. Hệ thống thủy lợi được xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa

Công tác thủy lợi phục vụ sản xuất luôn được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quan tâm nhằm chủ động tưới chống hạn và tiêu úng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng, nâng cấp, toàn tỉnh đã xây dựng được 27 hồ chứa, 34 trạm bơm điện, 35 trạm bơm tự động, 1.038 công trình phai đập, khoảng 9.363 guồng cọn, 1.136 kênh mương dài khoảng 1.500 km, nhưng mới có khoảng gần 500 km tưới cho trên 8.500 ha vụ đông xuân và 19.500 ha vụ mùa. Đến năm 2011, hệ thống thủy lợi tiếp tục được xây dựng, cải tạo, nâng cấp kiên cố với

193 km mương thủy lợi, 12 hồ chứa nước, phục vụ cho 5.601 ha vụ lúa xuân, 14.798 ha vụ lúa mùa.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của thực tiễn và so với các tỉnh, thành khác trong cả nước thì hệ thống thủy lợi của Cao Bằng phát triển với tốc độ còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa. Nguyên nhân là do phần lớn các công trình xây dựng đã lâu nên bị xuống cấp chưa được đầu tư lại. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2000 đến nay

2.2.1. Diện tích trồng lúa giảm, diện tích nuôi trồng các cây, con khác tăng

Đất nông nghiệp cao Bằng chủ yếu được sử dụng trồng cây hàng năm nhưng trong đó tỷ trọng diện tích trồng lúa cũng khá cao, như năm 2001 diện tích trồng lúa chiếm 38,2% trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, trong lĩnh vực xản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng, cây lúa vẫn đóng vai trò là cây chủ lực, đóng góp tích cực vào chương trình an ninh lương thực quốc gia, được tỉnh tập trung chỉ đạo áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa có năng suất cao, chất lượng khá vào sản xuất. Với đặc điểm là một tỉnh miền núi biên giới, chịu ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, không có những cánh đồng rộng lớn, nhiều phù sa như các tỉnh đồng bằng mà chỉ có những cánh đồng nhỏ xen lẫn giữa các thung lũng nhưng việc trồng lúa ở Cao Bằng vẫn được đánh giá cao khi vẫn có những đóng góp tương đối lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong tỉnh. Những thành công của Cao Bằng trên mặt trận sản xuất nông nghiệp không những thể hiện rò ở năng suất và sản lượng lúa tăng đều theo từng năm mà quan trọng hơn là ở việc bố trí, sắp xếp, thay đổi cơ cấu diện tích cây trồng, mùa vụ hợp lý.

Bảng 2.3: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản

[8, tr.20-22]


Năm

Tổng

diện tích

Lúa

Cây hoa

màu

Cây công

nghiệp

Cây ăn

quả

Thủy sản

ha

%

ha

%

ha

%

ha

%

ha

%

2001

76293

29181

38,2

32961

43,2

12118

15,9

1806

2,4

227

0,29

2002

76752

29044

37,8

32869

42,8

12473

16,3

2072

2,7

294

0,38

2003

78006

29004

37,2

33922

43,5

12562

16,1

2092

2,7

426

0,54

2004

78434

28890

36,8

35214

44,9

12338

15,7

1550

2,0

442

0,56

2005

80693

30094

37,3

35681

44,2

12261

15,2

2311

2,9

346

0,4

2006

80969

30595

37,8

35798

44,2

11836

14,6

2392

3,0

348

0,4

2007

83314

30580

36,7

37585

45,1

12342

14,8

2445

2,9

362

0,4

2008

85490

29892

35,0

38889

45,5

13632

15,9

2515

2,9

408

0,47

2009

86133

29840

34,6

39160

45,5

14055

16,3

2545

3,0

533

0,61

2010

87871

29765

33,9

40250

45,8

4555

16,6

2725

3,1

576

0,65

2011

93185

29420

31,6

45525

48,9

14650

15,7

3005

3,2

585

0,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 5


Tiến hành phân tích cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của toàn tỉnh tại bảng 2.3 cho thấy: diện tích của cây lúa trong từng năm đều chiếm tỷ trọng lớn so với các loại cây trồng khác nhưng trong những năm gần đây lại có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2001 tỷ trọng về diện tích gieo trồng cây lúa chiếm 38,2% trong tổng diện tích gieo trồng của toàn tỉnh thì trong các năm tiếp theo lại có xu hướng giảm dần và đến năm 2011 đã giảm xuống còn 31,6%. Như vậy, tỷ trọng diện tích gieo trồng lúa của tỉnh trong những năm vừa qua diễn biến theo xu hướng giảm dần trong cơ cấu tổng diện tích gieo trồng.

Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản [8]


50

Lúa


Cây hoa màu


Cây công nghiệp

Cây ăn quả


Thủy sản

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

2001 2003 2005 2007 2009 2011


Như vậy, trong nội bộ ngành trồng trọt đã diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng diện tích trồng lúa, tăng tỷ trọng diện tích trồng các loại cây khác theo hướng đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa. Dưới sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các quy luật khác theo cơ chế thị trường, nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc (chủ yếu là trồng trọt) của tỉnh chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa, từ sản xuất “để ăn” sang sản xuất “để bán”, phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

Với đà tăng dần của tỷ trọng cây trồng ngoài lúa chiếm tới hơn 60% tổng diện tích gieo trồng hàng năm đã đem lại giá trị sản xuất khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Năm 2003 tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 688,7 tỷ đồng thì trong đó giá trị sản xuất của các loại cây trồng này (15 loại cây) đạt xấp xỉ 281 tỷ đồng, bằng 168% giá trị sản xuất trồng lúa (167,3 tỷ đồng). Đến nay, tính chung giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng/ha/năm. Cho thấy mức đầu tư thâm canh cây

trồng của Cao Bằng trên một đơn vị diện tích đang theo xu hướng tăng nhanh. Phong trào xây dựng cánh đồng 30 triệu/ha ngày càng mở rộng.

Số liệu tại bảng 2.3 cũng cho thấy, tỷ trọng diện tích trồng lúa giảm nhưng tỷ trọng và diện tích cây hoa màu, cây ăn qủa, cây công nghiệp đều tăng. Ngoài lúa là chủ yếu, Cao Bằng còn chú trọng đầu tư phát triển các cây trồng khác như hoa màu (ngô, khoai, sắn, rau, đậu; cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, dứa, nhãn, vải; cây công nghiệp như bông, mía, lạc, thuốc lá, đậu tương, chè đắng…). Kết quả sản xuất các loại cây trồng này những năm qua cũng đưa lại những lợi ích đáng kể làm tăng thêm giá trị trồng trọt, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Trong đó diện tích của nhóm cây hoa màu và cây công nghiệp tăng nhanh, giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngành trồng trọt, đặc biệt là ngô đạt 135,3 tỷ đồng và thuốc lá là 26,5 tỷ đồng năm 2011. Diện tích trồng thuốc lá của tỉnh năm 2011 là 3.436 ha, tăng 109,89% so với năm 2005, năng suất đạt 17,4 tạ/ha, sản lượng 5.972 tấn tăng 138,49% so với năm 2005. Trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Cao Bằng đã sớm xác định phát triển cây thuốc lá thành cây mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Cây công nghiệp có sự ổn định tương đối bền vững. Các loại cây công nghiệp như: trúc sào với diện tích 2.500 ha cung cấp khoảng 2,5 triệu cây trúc mỗi năm cho công nghiệp chế biến; mía nguyên liệu hàng năm được trồng mới 600 đến 1.000 ha, duy trì diện tích mía nguyên liệu khoảng 2000 ha cung cấp cho nhà máy đường đạt 70 – 95% công suất thiết kế; trồng được 890 ha chè đắng, đưa diện tích chè đắng của tỉnh lên khoảng 1.100 ha vừa chế biến tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu; cây hồi được thực hiện lồng ghép trong chương trình 5 triệu ha rừng và hỗ trợ giống đã đạt diện tích khoảng 5.000 ha, chủ yếu ở 2 huyện Thạch An và Trà Lĩnh cho thu hoạch mỗi năm khoảng 350 - 4000 tấn sản phẩm.

Tuy nhiên, cơ cấu mùa vụ trên đất ruộng còn nghèo nàn, diện tích lúa xuân 3.559 ha, chiếm 11,8 % diện tích đất trồng lúa cả năm, dân chưa có tập quán trồng cây vụ

đông trên đất 2 lúa và cây vụ đông xuân trên đất lúa 1 vụ, nặng về sản xuất lúa giống cũ của địa phương nên thu nhập không cao.

Nhóm cây ăn quả được tập trung chỉ đạo gắn với phong trào cải tạo vườn tạp, đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế VAC (vườn, ao, chuồng), VACR (vườn, ao, chuồng, rừng) giỏi. Dựa vào khí hậu đặc thù của tiểu vùng núi cao thích nghi nhiều loại cây ăn quả ưa nhiệt và ưa lạnh đạt năng suất cao và chất lượng cao, tỉnh đã chỉ đạo các huyện hướng dẫn nông dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng như: trồng Dẻ ở Trùng Khánh; lê, quýt ở Hà Quảng, Bảo Lạc, Hà Nhì… mà nhiều nơi không có điều kiện phát triển.

Bên cạnh đó, dù không phải là tỉnh có lợi thế về thủy sản so với các tỉnh đồng bằng và thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp (khoảng 0,29% - năm 2001), Cao Bằng lại có điều kiện địa lý tự nhiên, địa hình phức tạp không thuận lợi cho sự phát triển sản xuất ngành thủy sản một cách chuyên môn hóa mà chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Nhưng so với các tỉnh miền núi, Cao Bằng lại là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về ngư nghiệp với khoảng 1.748 ha, trong đó diện tích ao hồ nhỏ khoảng 185 ha, hồ chứa nhân tạo 230 ha, hồ tự nhiên 40 ha, ruộng trũng 561 ha, và ruộng có khả năng chuyển đổi sang nuôi cá là 732 ha. Ngoài ra còn có 2.293 ha sông, suối tự nhiên, có nhiều lưu vực và các loài cá quý hiếm như cá rầm xanh, anh vũ, chiên, lăng... Hiện nay, tỉnh đã có sự chuyển dịch bước đầu sang nuôi trồng thủy sản. Các loại thủy sản chủ yếu có giá trị kinh tế cao đang được triển khai là cá, tôm. Sản lượng thủy sản hàng năm khoảng 260 tấn, chủ yếu là cá do tận dụng những diện tích có mặt nước để nuôi như ao, hồ, ruộng trũng và một phần (50 tấn) đánh bắt ở sông, suối tự nhiên. Những năm gần đây tốc độ phát triển thủy sản khá nhanh, trên 10%/năm. Sản xuất ngư nghiệp Cao Bằng đang chuyển dịch từ tập quán nuôi quảng canh, năng suất thấp sang nuôi công nghiệp, nuôi bán công nghiệp và kết hợp nuôi cá trên ruộng trồng lúa nước. Giá trị sản xuất ngư nghiệp của Cao Bằng đang từng bước tăng lên. Trong những năm

tới Cao Bằng tập trung nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản khoảng 30%/năm.

Nếu xét về tiềm năng, diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm 01/01/2011 hiện có: 15017,04 ha. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng 3939,81 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 6605,22 ha, núi đá không có rừng cây 4472,01 ha. Điều đó đòi hỏi trong quy hoạch nông nghiệp sắp tới của tỉnh cần phải được rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tiềm năng và thực tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

2.2.2. Trong chăn nuôi đàn trâu giảm, đàn bò, lợn và gia cầm tăng nhanh

Bảng 2.4: Sản lượng trâu, bò, lợn, gia cầm từ 2001 - 2010 [8, tr.103 - 106]


Năm

Trâu

Lợn

Gia cầm

Số

lượng (con)

Chỉ số phát triển

(%)

Số

lượng (con)

Chỉ số phát triển

(%)

Số

lượng (con)

Chỉ số phát triển

(%)

Số

lượng (con)

Chỉ số phát triển

(%)

2001

106191

97,66

110073

105,59

262894

107,31

1508569

97,39

2002

107493

101,23

111410

101,21

269589

102,55

1590201

105,41

2003

108811

101,23

114567

102,83

284135

105,40

1845235

116,04

2004

111175

102,17

117901

102,91

295941

104,16

1909731

103,50

2005

112596

101,28

124416

105,53

308796

104,34

1967323

103,02

2006

114739

101,90

124263

99,88

302158

97,85

2157819

109,68

2007

117336

102,26

129480

104,20

310771

102,85

2088707

96,80

2008

107531

91,64

124745

96,33

324661

104,46

2004698

95,97

2009

107837

100,28

154892

124,16

331537

102,11

2134906

106,49

2010

107288

99,49

176102

113,69

340799

102,79

2388240

111,86

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022