Coi Trọng Các Cây Hoa Màu, Rau, Quả Và Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày

bằng cách chuyển dần diện tích lúa một vụ hàng năm theo mức độ khống chế của các công trình thủy lợi. Tổ chức thâm canh trên cơ sở đưa những giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, những tiến bộ mới về canh tác, về bảo vệ thực vật vào sản xuất lúa. Chuyển những diện tích lúa một vụ bấp bênh, chờ nước trời sang trồng ngô lai ngắn ngày vào vụ xuân và vụ hè thu hoặc đỗ tương hè thu. Hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao 3000 ha tại Hòa An, Thị xã và vùng đồng Hà Quảng. Đưa giống lúa như lúa thơm vào sản xuất; khôi phục giống lúa Sáy mạy trên cơ sở áp dụng những biện pháp canh tác tiên tiến, bón phân cân đối để đảm bảo năng suất, chất lượng cao của giống. Nhân rộng mô hình công thức “3 cây + 1 con”: ngô, lạc, thuốc lá và bò ở Hà Quảng ra toàn tỉnh.

Chuyển diện tích 1 vụ lúa thành vụ thuốc lá đông xuân - lúa màu. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về canh tác để hình thành 1.500 ha thuốc lá chất lượng cao tham gia xuất khẩu. Hỗ trợ nông dân chuyển những diện tích một vụ lúa không chủ động nước, những diện tích trồng ngô và đất đồi dưới 15 độ sang trồng mía, tổ chức thâm canh những diện tích chủ động nước, trồng thêm cây ngô, đỗ tương, lạc xen canh mà vẫn đảm bảo diện tích và năng suất mía hàng năm tăng.

3.1.2. Coi trọng các cây hoa màu, rau, quả và cây công nghiệp ngắn ngày

- Cây ngô: Đến năm 2015, quy hoạch vùng ngô của Cao Bằng là 19.000 ha. Vùng ngô của tỉnh phân bố tập trung chủ yếu ở 5 huyện là Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc và Bảo Lâm. Tập trung đưa vào sản xuất 100% giống ngô lai, trong đó 80% là giống ngô lai đơn NK6654 cho năng suất cao.

- Cây thuốc lá: Phát triển vùng thuốc lá sấy vàng tập trung ở 6 huyện: Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Thông Nông, Trà Lĩnh, Nguyên Bình và vùng phụ cận tại các huyện Quảng Uyên, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang và thị xã với sản lượng đạt 12.300 tấn, đáp ứng yêu cầu cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá của Cao Bằng. Nhiều nơi, thuốc lá đã trở thành nghề chính và thu nhập chính của người nông dân.

- Cây mía: Xây dựng dự án phát triển mía đường tập trung tại 3 huyện có vùng nguyên liệu trọng điểm với diện tích 3.000 ha, sản lượng mía đạt 208.800 tấn, sản lượng đường đạt 18.900 - 20.800 tấn, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010, tổng công suất chế biến của nhà máy đạt 1.800 tấn mía/ngày.

- Cây trúc sào: Dự án phát triển cây trúc sào được xây dựng với chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 trồng mới 500 ha tại các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, đưa tổng diện tích trồng trúc toàn tỉnh lên 3.000 ha (hiện vùng nguyên liệu trúc của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Hòa An với 2.500 ha, diện tích khai thác 888 ha. Đây là loại cây dễ trồng, giá mua cây giống rẻ do được nhà nước hỗ trợ 80% giống và hướng dẫn kỹ thuật, khi bán lại được giá cao, bình quân

5.000 đồng/cây, cây to đẹp được giá từ 6.000 - 7.000 đồng/cây. Hàng năm, trúc sào đã đưa lại thu nhập hàng tỷ đồng cho những người nông dân trồng trúc sào.

- Các loại cây rau quả thực phẩm: trồng rau màu các loại cho giá trị kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Hơn nữa, đất trồng rau màu còn có thuận lợi là có thể trồng xen canh gối vụ tận dụng hết đất, nâng cao hiệu quả sản xuất. Nên diện tích các loại rau quả thực phẩm của tỉnh cũng được quy hoạch đến năm 2015 đạt khoảng 5.000 ha.

- Cây ăn quả và các loại cây đặc sản khác như cam, quýt, lê, mác, mật, hạt dẻ…. cần được phát triển trên cơ sở mỗi địa phương xác định những loại cây đặc thù có ưu thế ở huyện, xã mình cần trồng tập trung để sản xuất hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Cây sắn: được hình thành từ diện tích sẵn có và việc chuyển những diện tích đất ruộng chờ nước trời trồng lúa bấp bênh sang trồng sắn đã đảm bảo thu nhập và thu nhập cao hơn cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến 2015 đạt diện tích 4.000 ha trồng sắn tại các huyện Hòa An, Thị xã, Nguyên Bình, Miền Tây Thạch An, Quảng Uyên cung cấp nguyên liệu sắn tươi và sắn lát khô cho nhà máy chế biến tinh bột sắn Cao Bằng công suất 14.000 tấn tinh bột/năm.

- Cây chè: được nhà nước hỗ trợ 80% cây giống, chuyển giao công nghệ dâm hom tại tỉnh để cung cấp giống cho sản xuất. Xây dựng dự án chè 5.000 ha vào năm 2015 tại Thị xã và các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh, Thạch an, Thông Nông, Trà lĩnh, Bảo Lạc.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 9

- Cây keo lai, bạch đàn lai cũng được phát triển kết hợp tu bổ khai thác tỉa thưa, tận dụng sản phẩm của rừng để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột giấy Cao Bằng. Phấn đấu trồng mới 2.000 ha tại các huyện Hòa An, Thạch An, Nguyên Bình, Thông Nông và Thị xã vào năm 2015.

3.1.3. Chuyển cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản

Cho tới nay, chăn nuôi vẫn giữ một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nông nghiệp (khoảng 30%) và có tốc độ tăng trưởng chậm. Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi tập trung tại các xã, phường; chăn nuôi theo quy mô trang trại đang dần hình thành. Phát triển dịch vụ nhà nước, hình thành các thể chế thông qua liên kết nông dân như các hợp tác xã hay hiệp hội. Hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở.

Ngành chăn nuôi của Cao Bằng đang chủ trương tập trung vào các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa; gia súc nhỏ như lợn, dê và các loại gia cầm. Dự kiến tăng đàn trâu lên 114.860 con vào năm 2015, tăng bình quân 1% hàng năm; đàn bò tăng 195.640 con, tăng bình quân 5%/năm; đàn lợn tăng 414.630, tăng 4%/năm; đàn gia cầm tăng 2,5 triệu con, tăng bình quân 3%/năm.

Đối với nhóm gia súc ăn cỏ như trâu bò, được coi là thế mạnh của tỉnh miền núi, được tập trung phát triển tại các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vùng gò đồi nơi có diện tích trồng cỏ lớn) chuyển dịch một số chăn nuôi trâu, bò cày kéo tại một số xã vùng thấp sang chăn nuôi trâu, bò thịt. Chăn nuôi của tỉnh đang chú trọng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt theo phương pháp bán công nghiệp, tiến tới quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Chú trọng phát triển đàn bò, dự án phát triển đàn

bò đã được triển khai từ đầu năm 2011, được thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn có chăn nuôi trâu, bò trên toàn tỉnh; ưu tiên các huyện có tiểm năng phát triển trồng cỏ lớn, như: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Thạch An với nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, công tác giống; phấn đấu đến năm 2015 ít nhất 10.000 hộ nông dân áp dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, bảo đảm nguồn thức ăn cho đàn bò, phát triển giống bò U H’Mông có trọng lượng lớn, chất lượng tốt cung cấp thịt bò cao cấp cho các siêu thị trong nước và khu vực, cải tạo đàn bò Cóc, mở rộng diện tích trồng cỏ. Trong thời gian tới, tỉnh cũng có dự án phát triển bò thịt, thực hiện theo hai hướng lai (giữa bò cỏ và bò Lai Sin, giữa bò U H’mông và bò Lai Sin) để nâng cao tầm vóc và chất lượng. Còn tại các huyện vùng núi đá, để phát triển đàn bò thịt thì cần tạo ra sự chuyển đổi một phần diện tích đất trồng trọt cây lương thực sang trồng cỏ và cải tạo đồng cỏ tự nhiên. Riêng đối với đàn trâu, do đặc tính sinh sản chậm nên khó có thể chuyển đổi ngay được cần phải có quy trình lâu dài, trước mắt tập trung thực hiện cải tạo đàn trâu bằng phương pháp chọn lọc nhân đàn từ trâu nội để từng bước khắc phục sự suy thoái do hiện tượng tự giao trong đàn.

Đối với chăn nuôi lợn, gia cầm: Chăn nuôi lợn và gia cầm rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh, tỉnh đã đầu tư xây dựng trại lợn giống có tỷ lệ nạc cao, tăng cường đầu tư chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô vừa để cân đối nguồn thịt lợn cho tỉnh; đẩy mạnh công tác thú y, quản lý tốt dịch bệnh, quản lý giết mổ để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Chăn nuôi lợn, gia cầm đòi hỏi phải sử dụng lương thực vì vậy cần tập trung phát triển ở các vùng thấp, giữ ổn định đầu con, tập trung nâng cao chất lượng. Chú trọng áp dụng kỹ thuật tiến bộ để cải tiến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng để rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí thức ăn, tăng hệ số sử dụng chuồng trại, tăng năng suất. Tập trung chăn nuôi gia cầm theo hướng chăn nuôi gà đồi, sử dụng giống gà địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung, đặc biệt tập trung vào các giống gà, vịt trứng cao sản (ví dụ như gà Ai cập) để đáp ứng nhu cầu trứng cho thị trường. Chú trọng công tác chọn lọc giống gà

địa phương, sản xuất cung ứng các giống gà lông màu như Lương phượng, Tam hoàng…

Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, khai thác tốt diện tích mặt nước có để phát triển nuôi trồng thủy sản, tổ chức nuôi cá thâm canh ở những diện tích có đủ điều kiện, sử dụng hết diện tích ao hồ vào chăn nuôi thủy sản, mở rộng diện tích cá + lúa, khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, quan tâm phát triển cá nước mát.

Ngoài ra, tỉnh cũng quan tâm tới phát triển chăn nuôi gia đình, chú trọng phát triển các đối tượng đặc sản của tỉnh như: lợn đen Lục Khu (Hà Quảng), lợn Táp Ná (Thông Nông), lợn đen Bảo Lạc… Phát triển chăn nuôi các loại động vật hoang dã có giá trị kinh tế như: nhím, hon, lợn rừng, cá sấu, dúi…Phấn đấu nâng thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ lệ ngày càng tăng và thu hẹp dần khoảng cách so với thu nhập từ ngành trồng trọt.

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến

Trước xu thế ngày càng phát triển của nền kinh tế - xã hội, đòi hỏi nhu cầu về lâm sản ngày càng lớn cho công nghiệp chế biến, nhu cầu gỗ phục vụ xây dựng dân dụng, nhu cầu gỗ và lâm sản phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân hiện nay riêng trên địa bàn mỗi năm cần cung cấp trên 200.000 m3 gỗ các loại và lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra nhu cầu về lâm sản xuất khẩu đang có triển vọng lớn khi Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Vì vậy, việc phát triển rừng sản xuất tạo ra những vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng để cung cấp cho các cơ sở chế biến cần có một chiến lược lâu dài, kế hoạch cụ thể để khai thác và sử dụng có hiệu quả, bền

vững tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp hiện có của tỉnh.

Do vậy, tỉnh đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng và chế biến lâm sản giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu đến 2015 trồng mới trên 50.000 ha rừng sản xuất, trong đó: từ 2008 - 2010 trồng mới 20.000 ha, từ 2011 - 2015 trồng mới 30.000

ha; giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 398,4 tỷ đồng, chiếm 21% giá trị sản xuất nông - lâm

- thủy sản; giá trị khai thác lâm sản 354,8 tỷ đồng, gỗ tròn 35.000 - 40.000m3 gỗ/năm, tre, trúc, vầu 15 - 20 triệu cây/năm. Còn đến năm 2020, dự kiến Cao Bằng sẽ đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 60%, nâng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 507,3 tỷ đồng, chiếm 27% giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản. Trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu xây dựng lâm phần, đảm bảo cân đối giữa diện tích, chất lượng của rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Chuyển dịch mạnh cơ cấu sang phát triển diện tích rừng sản xuất để chế biến ra các loại sản phẩm chủ lực như chiếu trúc, đồ mộc gia dụng, ván nhân tạo, giấy các loại và các loại hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác, đưa giá trị khai thác lâm sản lên 460,0 tỷ đồng.

Tỉnh chủ trương tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp trong những năm tới, tiếp tục mở rộng vùng trúc sào ở Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thông Nông và Hòa An cung cấp nguyên liệu cho chế biến tre trúc. Phát triển và ổn định vùng hồi hàng hóa

5.000 ha tập trung chủ yếu ở huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Phục Hòa, Bảo Lâm, Bảo Lạc,…phát triển định hình vùng chè đắng 5.000 ha cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến chè đắng trong tỉnh. Xây dựng chiến lược phát triển cây lấy gỗ làm gỗ ván dăn, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy…đẩy mạnh trồng cây có dầu và lâm sản ngoài gỗ.

Hiện nay, đã có 08 dự án trồng rừng được thẩm định, phê duyệt và đang trong quá trình thực hiện: dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gỗ ván công nghiệp; dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu gỗ bột giấy; dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến gỗ Hối Thăng; dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu D&G; dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến gỗ Hoàng Lâm Hải; dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy huyện Hạ Lang; dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển HT; dự án đầu tư phát triển rừng sản xuất của công ty Trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp Cao Bằng.

3.1.5. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Cao Bằng vẫn chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế

nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường. Định hướng này một lần nữa được khẳng định trong chương trình “Phát triển sản xuất hàng hóa nông - lâm - nghiệp giai đoạn 2011 - 2015”. Đây là một chủ trương lớn có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa. Chủ trương chung của chương trình là khai thác tất cả các lợi thế của các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh để thành hàng hóa với khối lượng đủ lớn, chất lượng tốt có sức cạnh tranh cao trên thị trường để nâng cao và ổn định thu nhập cho người sản xuất. Cụ thể:

Năm 2011 vùng trồng thuốc lá của tỉnh mới chỉ đạt diện tích 3.435,9 ha thì phấn đấu đến 2015 sẽ nâng lên diện tích 5.000 ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hòa An và Hà Quảng. Phát triển vùng thuốc lá sấy vàng chất lượng cao để xuất khẩu.

Đến năm 2015, đưa diện tích vùng trồng mía nguyên liệu lên 3.000 ha tại 4 huyện: Phục Hòa, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An. Hình thành vùng nguyên liệu sản xuất chuyên canh cung cấp cho Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng và xuất khẩu.

Xây dựng vùng ngô hàng hóa với tổng diện tích 19.000 ha, tập trung ở 5 huyện: Trùng Khánh, Quảng Uyên, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng.

Mở rộng vùng đậu tương với diện tích 6.300 ha tập trung tại 4 huyện: Trùng Khánh, Quảng Uyên, Hạ Lang và Trà Lĩnh vào năm 2015, tập trung chỉ đạo đưa giống mới vào sản xuất, phấn đấu đạt năng suất 18 - 25 tạ/ha.

Vùng sản xuất lạc giống với diện tích 2.000 ha tại 5 huyện: Nguyên Bình, Thông Nông, Thạch An, Hạ Lang và Hà Quảng.

Xây dựng vùng trồng trúc sào với diện tích 3.500 ha, tập trung tại 4 huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông và Hòa An cung cấp nguyên liệu cho Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khẩu Cao Bằng.

Phát triển vùng chăn nuôi bò tập trung tại 4 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên Bình và Trùng Khánh.

Tập trung xây dựng vùng trồng hồi chủ yếu tại 4 huyện: Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc, Bảo Lâm với diện tích 7.000 ha.

Vùng núi đất Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, vùng tây Thạch An trồng cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ (song, mây, dược liệu...).

Phát triển cá nước lạnh ở Phja Oắc - Phja Đén, Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình).

Trồng cây ăn quả có múi ở thị xã Cao Bằng, nam Hòa An; trồng Mác mật tại các huyện Thạch An, Trà Lĩnh, Hạ Lang; trồng Dẻ ăn quả ở Trùng Khánh.

Trong đó, chương trình tập trung trước hết vào 4 sản phẩm hàng hóa truyền thống như: thuốc lá, mía, trúc sào và bò. Bốn sản phẩm hàng hóa này sẽ duy trì và mở rộng quy mô, tập trung đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất, chất lượng và khối lượng sản phẩm hàng hóa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.‌

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

3.2.1. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Khoa học công nghệ là một yếu tố quan trọng trong nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do vậy, cần đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ cho sản xuất xuất. Coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Trong những năm đổi mới, trên mặt trận sản xuất nông nghiệp của Cao Bằng đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhờ đó năng suất, sản lượng cây trồng và vật nuôi đã đạt mức tăng trưởng cao, dẫn đến tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Hiện nay, cần nghiên cứu, áp dụng việc lai tạo, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, năng suất cao, thích hợp với điều kiện môi trường, sinh thái của từng vùng, mà trọng tâm là các giống lúa, ngô, lợn, bò, gia cầm, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu các loại. Đổi mới có trọng điểm công nghệ chế biến đối với các loại sản phẩm có

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí