nghiệp. Vì thế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí còn được một số nhà kinh tế xem như chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của quá trình công nghiệp hóa trong nghiên cứu so sánh giữa các nền kinh tế. Chẳng hạn, Iungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea) đã so sánh thời kỳ công nghiệp hóa giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội.
Có thể còn có những tranh luận về điểm khởi đầu và điểm kết thúc của quá trình công nghiệp hóa theo quan điểm này, nhưng cách thức tiếp cận ở đây là đã xuất phát từ chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối tương quan giữa tỷ trọng lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp để đánh giá tiến trình công nghiệp hóa.
Tóm lại, khi phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, các nhà kinh tế học thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu gồm cơ cấu GDP, cơ cấu lao động... để xem xét. Mức độ chi tiết, cụ thể và các khía cạnh tiếp cận của những phân tích này trước hết phụ thuộc vào yêu cầu mục tiêu cần đánh giá, vào nguồn tài liệu sẵn có và nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, có thể tập hợp rất nhiều các tiêu chí có ý nghĩa bổ trợ quan trọng khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; những chỉ tiêu về quá trình chuyển giao tiến bộ công nghệ, sự cải thiện của cấu tạo hữu cơ, cơ cấu hàng nhập khẩu, sự nâng cấp chất lượng nguồn lao động, cơ cấu các daonh nghiệp mới gia nhập thị trường phân theo ngành vv... Mỗi tiêu chí nêu trên đều hàm chữa một định nghĩa kinh tế nhất định trong phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, tùy theo mục đích, yêu cầu của mỗi đề tài nghiên cứu mà có thể lựa chọn, quyết định việc có cần phân tích hay không, cũng như nên đề cập sâu sắc đến mức độ nào.
Một nhóm các chỉ tiêu khác góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ các nguồn lực xã hội, trước hết là cơ cấu đầu tư. Đó là các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị GDP được tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ giảm nghèo ... Những chỉ tiêu này vốn là những chỉ tiêu tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nhưng trong một chừng mực nhất định, chúng góp phần đáng kể vào việc đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế đang được xây dựng của một nền kinh tế.
1.2.4.2 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Theo Hướng Phát Triển Bền Vững
- Nội Dung Của Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Theo Hướng Phát Triển Bền Vững
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Và Nhân Tố Tác Động Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Theo Hướng Phát Triển Bền Vững .
- Những Vấn Đề Rút Ra Từ Kinh Nghiệm Thực Tiễn Của Các Nước Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo Hướng Phát Triển Bền Vững .
- Tình Hình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Thôn Huyện Phúc Thọ Theo Hướng Phát Triên Bền Vững Giai Đoạn 2000 – 2010
- Một Số Chỉ Tiêu Về Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Một Số Loại Cây Trồng Chính Thời Kỳ 2000 – 2010.
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Vị trí địa lý là một đặc thù của từng vùng, từng khu vực, nó có tác động đến xu hướng sản xuất nông nghiệp của từng vụ, khu vực. Qua đó có những kế hoạch sản xuất phù hợp.
Địa hình đất đai, sông ngòi nguồn nước và khí hậu. Yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi vì sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu. Đây là một điều phải lưu ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, không thể sản xuất theo kiểu phải sản xuất theo nhu cầu thị trường bằng bất cứ giá nào mà không cần quan tâm đến đặc tính tự nhiên của cây trồng vật nuôi.
Phong tục, tập quán canh tác và sản xuất của vùng. Đây là một yếu tố mang tính chủ quan, trong khía cạnh nào đó nó có thể kìm hãm quá trình áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đối với những phong tục tập quán
canh tác mang tính khoa học thì cần bảo tồn và hoàn thiện hơn nữa. Đối với những tập quán sản xuất thiếu tính khoa học cần được loại bỏ, mở đường cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Muốn vậy phải nâng cao trình độ của người lao động.
Lao động và trình độ lao động trong nông nghiệp – nông thôn. Đây cũng là một yếu tố chủ quan. Đối với những vùng mà trình độ lao động tốt hơn thì quá trình sản xuất thường diễn ra thuận lợi hơn, năng xuất lao động cao hơn. Quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không thể không gắn liền với việc nâng cao trình độ của ngườilao động. Nâng cao trình độ sản xuất của người lao động giúp cho quá tình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
Thế mạnh kinh tế của vùng. Thế mạnh kinh tế của vùng cho phép chúng ta lựa chọn phương án bố trí sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trên cơ sở đó có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn, khoa học kỹ thuật, lao động, sự thuận lợi trong đầu tư phát triển kinh tế và qua đó thu hút các nhà đầu tư. Như vậy chúng ta có thể hiểu thế mạnh kinh tế của vùng nó bao gồm nhiều yếu tố hợp thành, đó là tài nguyên đất đai, vị trí địa lý, thuận lợi về giao thông đi lại, tiềm năng về vốn đầu tư.
Thế mạnh kinh tế trong sản xuất nông nghiệp có thể hiểu đó là sự đa dạng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu thổ nhưỡng... đây là những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng, có vai trò thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật phản ánh trình độ của lực lượng sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp
nó thể hiện ở chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, quy trình kỹ thuật canh tác và sản xuất, ở khâu bảo quản và chế biến hàng nông sản. Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc áp dụng khoa học công nghệ sẽ tạo đà thuận lợi cho việc thực hiện cơ khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa trong nông nghiệp, đẩy lùi tình trạng lạc hậu trong sản xuất. Bảo quản hàng nông sản tốt sẽ góp phần làm tăng chất lượng và giá trị hàng nông sản, đây chính là một trong những đòi hỏi rất cần thiết trong mọi quá trình sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa trong thực tế hiện nay khi mà dịch bệnh đang trở thành mối lo ngại của sản xuất nông nghiệp, thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác phòng và chống dịch bệnh có vai trò hết sức to lớn trong việc ổn định sản xuất nông nghiệp, an toàn thực phẩm.
Nhu cầu thị trường hàng nông sản, trong sản xuất hàng hóa nông sản thì thị trường là yếu tố quyết định, trả lời câu hỏi sản xuất cài gì? Thị trường là yếu tố đầu tiên, quyết định trong việc sản xuất hàng hóa. Tín hiệu của thị trường thể hiện ở giá cả, tổng cầu hàng hóa nông sản. Qua đó cho chúng ta biết cần phải sản xuất cài gì? Với lượng bao nhiêu? Do đó trong quá trình sản xuất hàng hóa nông sản chúng ta không thể tách rời thị trường.
Trong giai đoạn hiện nay, do mức sống của dân cư đã khá hơn rất nhiều, nhu cầu thị trường đa dạng và không ổn định. Nguời tiêu dùng chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đó là các loại hàng nông sản mang nhiều nguồn gốc tự nhiên, là rau sạch, sản phẩm chăn nuôi tự nhiên. Bên cạnh đó hàng nông sản trong nước cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nông sản nhập khẩu, đặc biệt là gạo chất lượng cao của Thái Lan, hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc... tuy nhiên cúng ta cũng không thể phủ nhận một thực tế là nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng về mặt lượng do sức ép của việc gia tăng dân số. Vì thế không những cần chú ý tới chất lượng hàng nông sản mà còn càn chú ý đến số lượng.
Bên cạnh thị trường đầu ra, chúng ta cũng cần chú ý tới thị trường đầu vào cảu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vật tư phân bón, thuốc và hóa chất bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch bệnh. Trong tình hình giá xăng dầu và tình hình kinh tế, chính trị thế giới thường bất ổn như hiện nay, việc chủ động thị trường đầu vao cho sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết, khi chủ động được thị trường đầu vào sẽ tác động mạnh đến việc hình thành giá sản xuất của hàng nông sản, tạo thế cạnh tranh về giá.
Vốn đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn tác động đến quán trình mở rộng quy mô sản xuất, hay đầu tư sản xuất theo chiều sâu đó chính là quá trình đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, cải tạo giống, phòng trừ dịch bệnh. Hiện nay cái khó lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp cá thể tiểu chủ là lượng vốn vay được không nhiều, đó đó khó có thể đầu từ sản xuất trên quy mô lớn, hiện đại. Vay vốn đòi hỏi phải có thế chấp, trong khi người nông dân thường không có nhiều tài sản để thế chấp vay vốn. Hiện nay, nhà nước đã có một số chính sách mới trong vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, các ngân hàng chính sách đã ra đời, các hình thức vay ưu đãi, vay có bảo lãnh cũng đã và đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần phải hoàn thiện hơn nữa để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay về vốn. Khi có vốn, người nông dân cũng chưa hẳn đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay đó. Vì vậy chúng ta cũng cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nông dân.
Các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của nông nghiệp. Trong khi nền kinh tế của chúng ta phát triển theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước thì các chính sách phát triển nông nghiệp sẽ đảm bảo cho nông nghiệp phát triển không chệch hướng. Tạo ra những môi trường và điều kiện thuận lợi qua đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tích cực. Tuy
nhiên chúng ta thấy rằng trên thực tế cũng đã có không ít những chính sách không hợp lý, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách cần phải đánh giá khách quan tình hình nông nghiệp, nông thôn và những nhân tố tác động trước khi ban hành chính sách kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
1.3 Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở một số nước khu vực Châu Á
1.3.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản tiến hành xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường từ một nền kinh tế dựa trên cơ sở nền nông nghiệp cổ truyền, tự cấp, tự túc, sản xuất manh mún, với những hộ nông dân quy mô nhỏ và đã nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới, với một nền nông nghiệp và công nghiệp hiện đại, kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị đều phát triển.
Nhật Bản đã kiên trì và liên tục thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan nhằm không ngừng phát triển KTNT một cách mạnh mẽ, toàn diện.
* Về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
Mặc dù Nhật Bản đã không ngừng tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn thực hiện phát triển KTNT trong nền kinh tế thị trường, nhưng một thực tế là những ngành nghề TTCN ở nông thôn không mất đi, mà nó vẫn được duy trì và phát triển trong các hộ nông dân, các làng nghề truyền thống. Ở Nhật Bản, có rất nhiều nghề TTCN như chế biến lương thực thực phẩn từ nông sản, thủy sản; nghề đan lát bằng tre, nứa, nghề dệt chiếu, bao tải, nghề thủ công mỹ nghệ; nghề dệt lụa; nghề làm nông cụ... Điều đáng chú ý là công nghệ chế tác nông cụ đã dần dần được hiện đại hóa với các máy móc có trình độ kỹ thuật tiên tiến tại các vùng nông thôn. Họ không chỉ duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra các
ngành nghề mới, trước hết là hoạt động dịch vụ kinh tế, kỹ thuật ở nông thôn, nhằm tận dụng hết các loại lao động dư thừa ở nông thôn.
* Về xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở công nghiệp gia đình ở địa phương
Ngay khi bước vào thời ký thực hiện phát triển KTNT theo kinh tế thị trường, Nhật Bản đã xác định đi đôi với việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp lớn ở đô thị, Nhật Bản đã rất chú trọng việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là màng lưới công nghiệp gia đình phân tán ở nông thôn, là vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị. Các cơ sở công nghiệp gia đình của nông dân thường ký hợp đồng trực tiếp với các xí nghiệp lớn ở các trung tâm kinh tế, ở các đô thị làm gia công một số chi tiết máy móc với kỹ thuật đơn giản. Trong các cơ sở này, lao động là những người nông dân, họ chỉ qua đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian ngắn để có thể đảm nhiệm một công việc nhất định. Kinh nghiệp thực tế ở Nhật Bản cho thấy các cơ sở công nghiệp gia đình ở nông thôn làm gia công cho các nhà máy lớn, có nhiều ưu điểm khắc phục được những khó khăn về vốn, lao động... trong quá trình phát triển KTNT trong điều kiện kinh tế thị trường.
* Về phát triển ngành, nghề dịch vụ kỹ thuật, kinh tế ở nông thôn
Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn, Nhật Bản đã hình thành mạng lưới dịch vụ nông thôn rộng lớn từ tín dụng, bảo hiểm, cung cấp vật tư kỹ thuật, công cụ máy móc, hàng tiêu dùng... đến các dịch vụ mua bán, chế biến, lưu thông nông sản để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, còn có các dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp như bảo vệ thực vật, thú y, sửa chữa máy móc, giao thông vận tải... Thực hiện dịch vụ này h ầu hết do các HTX đảm nhiệm. Nhật bản đã không tuyệt đối hóa kinh tế hộ trong quá trình phát triển KTNT mà đã gắn kinh tế hộ với HTX, tạo điều kiện để chúng cùng nhau phát triển.
Ngoài ra, Nhật Bản rất coi trọng vai trò của chính phủ trong việc đẩy mạnh sự phát triển KTNT. Chính phủ Nhật Bản đã khơi dậy và phát huy các nguồn nội lực như: đầu tư cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng và triển khai những tiến bộ KHCN mới vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, lai tạo giống; đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề cho các hộ nông dân, chủ trang trại; hỗ trợ vốn với lãi suất thấp để nông dân đầu tư sản xuất kinh doanh; vay vốn nước ngoài để CNH nông nghiệp, nông thôn.
1.3.2 Kinh nghiệm của Đài Loan
Ở Đài Loan, chỉ trong vòng chưa đầy 3 thập kỷ (thập kỷ 50,60 và 70) của thế kỷ XX, Đài Loan đã từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một trong bốn “con rồng” Châu Á, đóng góp quan trọng vào thành công này của Đài Loan lại bắt nguồn từ sự phát triển của khu vực nông thôn. Nhìn nhận một cách bao quát có thể nhận thấy một số đặc điểm chủ yếu trong phát triển KTNT ở Đài Loan như sau:
Một là, đưa lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho việc hình thành các trang trại gia đình quy mô nhỏ.
Việc hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất một cách “mềm dẻo” đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các trang trại gia đình quy mô nhỏ đi vào sản xuất nông sản hàng hóa. Năm 1953, Đài Loan có 679.000 trang trại với quy mô bình quân 1,29 ha; đến đầu năm 1991, số trang trại đã tăng lên 823.256 trang trại với quy mô bình quân 1,08 ha. (5, tr 54)
Hai là, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn.
Việc đem lại ruộng đất cho người nông dân đã làm cho người dân có thể “biến cát thành vàng” (theo phương châm của người Trung Quốc). Trên thực tế, sau cải cách ruộng đất, từ 1953 đến 1963, trong 15 năm liền, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm của sản xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng