Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 2

- Luận văn thạc sỹ - Hà Tiến Thăng “ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- 2006.

- Nguyễn Sinh Cúc - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 năm thực hiện nghị quyết TW5”, Con số và sự kiện số tháng 6 - 2004.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã làm rò những đặc điểm, vai trò, thực trạng và giải pháp của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, luận văn này góp phần làm sáng tỏ hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về sự biến đổi cơ cấu kinh tế ngành trong nông nghiệp hàng hóa và khảo sát thực trạng biến đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Cao Bằng, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh.

3.2. Nhiệm vụ của luận văn

- Nghiên cứu lý luận về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp.

- Khảo sát thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp ở tỉnh Cao Bằng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp của tỉnh thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 2

Luận văn nghiên cứu chủ yếu sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Cao Bằng từ năm 2000 cho đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận của luận văn

Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp để nghiên cứu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng các phương pháp của khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra.

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận và thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng.

- Luận văn thành công sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương và 7 tiết.

Chương 1: Nông nghiệp hàng hóa và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng

Chương 3: Phương hướng, giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng


Chương 1

NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP‌

HÀNG HÓA

1.1. Nông nghiệp hàng hóa - Đặc điểm và tính ưu việt

1.1.1. Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa

Nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp do những đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành, mỗi đơn vị ấy làm đủ mọi công việc kinh tế, từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến những nguyên liệu thành sản phẩm tiêu dùng. V.I.Lênin đã chỉ rò: “Nhân khẩu của một nước mà kinh tế hàng hóa ít phát triển (hoặc hoàn toàn không phát triển) thì hầu như hoàn toàn chỉ là nhân khẩu nông nghiệp; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là dân cư chỉ chuyên làm nghề nông, mà chỉ có nghĩa là dân cư làm nghề nông đã tự mình chế biến lấy nông sản, là trong dân cư đó sự trao đổi và sự phân công hầu như không có”[26, tr.25].

Trong nền nông nghiệp ấy những người nông dân phải sống hoàn toàn độc lập với thế giới ngoài làng xóm của mình. Sản xuất nông nghiệp gắn với chế độ kinh tế dựa trên lao dịch và kinh tế nông dân gia trưởng, đều dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công, lạc hậu, năng suất lao động rất thấp.

Dần dần năng suất lao động tăng lên, xuất hiện sản phẩm thừa và do những điều kiện tự nhiên, truyền thống sản xuất khác nhau dẫn tới cần trao đổi những sản phẩm thừa với nhau. Trao đổi tác động trở lại sản xuất, thúc đẩy phân công lao đông xã hội và chuyên môn hóa lao động. Do phân công xã hội phát triển, mỗi người lao động chỉ chuyên sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm và cung cấp loại sản phẩm đó ra thị trường, đồng thời họ có nhu cầu về những loại sản phẩm khác, gồm cả nhu cầu về tư liệu sản xuất, nên thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển và mở rộng thị trường. Lênin đã nhấn

mạnh: “Khái niệm “thị trường” hoàn toàn không thể tách rời khái niệm phân công xã hội, sự phân công này là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa... Một động tác nào đó trong quá trình lao động, hôm qua còn là một trong rất nhiều chức năng của cùng một người sản xuất hàng hóa, thì hôm nay đã tách ra khỏi quá trình đó, đứng riêng ra, và chính vì vậy mà đem được cái sản phẩm bộ phận của nó ra thị trường làm một hàng hóa độc lập”[25, tr. 114- 115].

Như vậy, sự phân công lao động xã hội tách nền sản xuất nói chung, nông nghiệp nói riêng, thành những ngành riêng biệt, mỗi ngành đó lại chia thành nhiều ngành nhỏ và phân ngành nhỏ; chúng sản xuất ra, dưới hình thức hàng hóa, những sản phẩm riêng và đem trao đổi với nhau. Phân công lao động xã hội càng sâu rộng thì sự phân chia ngành nghề càng chi tiết. Xu hướng của sự phát triển này là nhằm biến việc sản xuất không những thành từng phần riêng, mà cả việc sản xuất từng bộ phận riêng của sản phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm, thành một ngành riêng biệt.

Từ những điểm trên đây có thể rút ra đặc điểm cơ bản của sản xuất hàng hóa nói chung và nông nghiệp hàng hóa nói riêng là:

Thứ nhất, hình thành những đơn vị kinh tế không thuần nhất, số lượng những đơn vị kinh tế thực hiện một chức năng kinh tế giống nhau giảm xuống, số lượng những ngành kinh tế riêng biệt tăng lên.

Công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, sản xuất và trao đổi hàng hóa trở thành phổ biến, các ngành kinh tế mới trong nội bộ nông nghiệp mới có điều kiện phát triển mạnh, thị trường từng bước được mở rộng đưa đến chỗ ngày càng tăng thêm những ngành công nghiệp riêng biệt tách khỏi nông nghiệp. Xu hướng phát triển này không những biến việc sản xuất mang tính chuyên biệt tạo ra từng sản phẩm riêng mà còn sản xuất bộ phận riêng của sản phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm thành một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ riêng. Quá trình này cũng diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp làm nảy sinh những khu vực nông nghiệp chuyên môn hóa, dẫn đến sự trao

đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp, giữa sản phẩm nông nghiệp với nhau.

Thứ hai, sự phân công xã hội ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của thương nghiệp. Lúc đầu thương nghiệp chỉ đón những sản phẩm thừa ra, về sau nó tác động vào nền sản xuất, hướng sản xuất vốn nhằm vào nhu cầu tiêu dùng trực tiếp chuyển sang sản xuất nhằm vào thị trường và từng bước sát nhập lưu thông thành một khâu của quá trình tái sản xuất và thị trường ngày càng mở rộng. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa sẽ chấm dứt tình trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ (trong kinh tế tự nhiên) và sẽ tập hợp các thị trường nhỏ địa phương thành một thị trường lớn trong toàn quốc và sau đó trên toàn thế giới.

Theo tiến độ đó xu hướng phát triển tất yếu của sản xuất xã hội là kinh tế tự nhiên sẽ chuyển thành kinh tế hàng hóa, các ngành kinh tế chuyên môn hóa gắn bó mật thiết với nhau hơn.

Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế dựa trên cở sở phân công lao động xã hội, trong đó sản phẩm làm ra nhằm để trao đổi, hay để bán trên thị trường. Hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường. Quy mô của thị trường phù hợp với trình độ chuyên môn hóa của lao động xã hội. Nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ hoặc tuyệt đại bộ phận các yếu tố “ đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. So sánh người Phéc-mi-ê tư bản chủ nghĩa và người tiểu nông, Mác chỉ rò “Người Phéc-mi-ê bán toàn bộ sản phẩm của mình, và vì vậy trên thị trường phải hoàn lại tất cả các yếu tố sản xuất của anh ta, cho đến cả hạt giống nữa; còn người tiểu nông thì tiêu dùng trực tiếp đại bộ phận sản phẩm của mình, anh ta mua và bán càng ít càng tốt, và trong chừng mực có thể anh ta còn tự chế tạo lấy công cụ lao động, quần áo v.v…”[30, tr. 176].

Kinh tế hàng hóa thúc đẩy việc tích tụ, tập trung sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Thúc đẩy việc không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đổi mới tổ chức

để vừa nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm; vừa giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, làm cho năng suất lao động cá nhân và xã hội tăng dần, cải tạo phương pháp, tập quán sản xuất, làm cho sản phẩm làm ra được dồi dào, phong phú và đa dạng. Tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, chuyên môn hóa sản xuất… từ đó thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường.

Kinh tế hàng hóa phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế; tạo điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện của cá nhân; tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội. Kinh tế hàng hóa phát triển sẽ thúc đẩy và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong cả nước và giữa các quốc gia trên thế giới trên cở sở tôn trọng, hợp tác lẫn nhau và cùng phát triển.

1.1.2. Tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa

Nông nghiệp hàng hóa (và kinh tế hàng hóa nói chung) có những ưu điểm sau:

Một là, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, không ngừng tăng năng suất lao động. Nền nông nghiệp tự nhiên chỉ hướng vào giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của chính người sản xuất, không trao đổi sản phẩm, nên thiếu động lực kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Trái lại, trong kinh tế hàng hóa, muốn bán được sản phẩm trên thị trường người sản xuất phải quan tâm đến nhu cầu và thị hiếu của người mua, phải ra sức ứng dụng kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của mình nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch và đứng vững trên thị trường, do đó mà năng suất lao động không ngừng tăng lên, quy mô sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng mở rộng. So sánh kinh tế tự nhiên với kinh tế tư bản chủ nghĩa V.I.Lênin đã chỉ rò: “Quy luật của những phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là tái diễn quá trình sản xuất theo một quy mô như cũ, trên một cơ sở kỹ thuật như cũ: kinh tế diêu dịch của địa chủ, kinh tế tự nhiên của nông dân, sản xuất thủ công của những người làm công nghiệp đều như thế cả.

Trái lại, quy luật của sản xuất tư bản chủ nghĩa là không ngừng cải tạo phương thức sản xuất và mở rộng vô hạn độ quy mô sản xuất. Với những phương thức sản xuất cũ thì các đơn vị kinh tế có thể tồn tại hàng thế kỷ mà không hề thay đổi tính chất và phạm vi, không hề vượt ra ngoài giới hạn của lãnh địa địa chủ, của xóm làng hay của cái chợ lân cận nhỏ bé dành cho những thợ thủ công nông thôn và những người tiểu chủ (gọi là thợ thủ công làm ở nhà). Trái lại, xí nghiệp tư bản chủ nghĩa thì tất nhiên là vượt ra ngoài giới hạn của làng xã, của cái chợ địa phương, của từng vùng rồi vượt ra ngoài cả giới hạn quốc gia nữa”[26, tr. 62- 63].

Nông nghiệp hàng hóa phát triển tất yếu sẽ ra đời các trang trại lớn, các vùng chuyên canh sản xuất những khối lượng nông sản hàng hóa lớn, không những đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước mà còn tăng xuất khẩu.

Hai là, nông nghiệp hàng hóa đẩy mạnh quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất. Lao động sản xuất hàng hóa mang tính chất hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể mang tính chất tư nhân, vì chọn nghề gì, sản xuất mặt hàng gì là quyền của mỗi người lao động, của mỗi đơn vị kinh tế. Nhưng mỗi lao động cụ thể, tư nhân đó lại là một bộ phận của lao động xã hội mà sản phẩm là hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người khác, chứ không phải đáp ứng nhu cầu của bản thân người sản xuất, tức là đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sản xuất hàng hóa lôi cuốn những người sản xuất riêng lẻ hay những đơn vị sản xuất tự chủ, độc lập vào một hệ thống phân công lao động xã hội. Chỉ khi bán được hàng hóa thì lao động tư nhân, độc lập mới được xã hội thừa nhận, và mâu thuẫn giữa lao động tư nhân với lao động xã hội mới được giải quyết, sản xuất và lưu thông hàng hóa mới diễn ra trôi chảy.

Tính chất xã hội hóa trong nông nghiệp hàng hóa thể hiện ở chỗ: 1) Sản xuất cho mình biến thàng sản xuất cho xã hội; 2) Thay vào tình trạng phân tán, manh mún trước kia, đã hình thành sự tập trung sản xuất chưa từng thấy, cả trong nông nghiệp và trong công nghiệp; 3) Diễn ra tình trạng lưu động dân cư, chuyển bớt lao động từ trồng cây lương thực sang trồng các loại cây khác hay chăn nuôi, rút bớt lao động trực tiếp làm

nông nghiệp sang làm công nghiệp chế biến hay dịch vụ; 4) Làm thay đổi bộ mặt tinh thần của dân cư nông thôn, thay đổi ngay cả tính chất của những người sản xuất.

Ba là, nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất. Những người làm ăn giỏi sẽ thu được nhiều lợi nhuận, cho phép tích tụ vốn, mở rộng quy mô kinh tế hộ gia đình thành kinh tế trang trại chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp.

Đồng thời quá trình cạnh tranh dẫn tới tập trung sản xuất, những đơn vị đạt hiệu quả kinh tế cao sẽ tăng quy mô ngày càng lớn, loại bỏ những đơn vị yếu kém, những đơn vị này sẽ bị phá sản, bị những doanh nghiệp thắng cuộc thôn tính hoặc phải liên hiệp với nhau thành những doanh nghiệp lớn để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Những người bị phá sản sẽ trở thành người làm thuê, thành người bán sức lao động, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Điều quan trọng đối với kinh tế hàng hóa không phải là mức sinh hoạt của người sản xuất mà là khoản thu nhập bằng tiền của họ. Người làm thuê trong nông nghiệp có thể có mức sống thấp hơn trước đây nhưng lại phải dùng tiền công mua tư liệu sinh hoạt nhiều hơn trước, nên lại làm cho thị trường mở rộng hơn. Mặt khác những người giàu lên, không những tiêu dùng nhiều hơn mà còn phải thuê nhiều công nhân và mua nhiều tư liệu sản xuất hơn, nên mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, cả thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất.

Khi kinh tế thị trường phát triển, cạnh tranh gay gắt, thì những đơn vị kinh tế quy mô nhỏ, canh tác trên những mảnh đất nhỏ sẽ lâm vào tình trạng suy đồi. Các xí nghiệp chế biến nông sản đòi hỏi khối lượng nguyên liệu lớn với chất lượng theo những tiêu chuẩn nhất định và gạt ra khỏi thị trường những người sản xuất nhỏ không đảm bảo dược những tiêu chuẩn trên, đồng thời người ta quy định giá nông sản theo chất lượng của nó. Khi nói về các kho chứa ngũ cốc thúc đẩy mạnh mẽ việc sản xuất lúa mì hàng hóa và đẩy nhanh sự phát triển kỹ thuật của nó bằng cách cũng quy định giá cả chất lượng, V.I.Lênin viết: “Những chế độ đó đánh vào người sản xuất nhỏ hai vố một lúc. Một là,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022