Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ


ĐÀO XUÂN KIÊN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Hà Nội - 2012

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ



ĐÀO XUÂN KIÊN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG,

VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Thị Ngọc Minh


Hà Nội - 2012

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA 5

1.1. Nông nghiệp hàng hóa - đặc điểm và tính ưu việt 5

1.1.1. Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa 5

1.1.2. Tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa 8

1.2. Sự biến đổi của cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa 11

1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế 11

1.2.2. Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp 13

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp 16

1.2.4. Một vài kinh nghiệm của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta. 18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG 20

2.1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Cao Bằng 20

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Cao Bằng không thuận lợi, xa trung tâm thương mại nên gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng nông sản 20

2.1.2. Chất lượng đất để canh tác ở Cao Bằng không đồng đều 21

2.1.3. Nguồn nước dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp 23

2.1.4. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cao nhưng phần lớn là lao động giản đơn. 25

2.1.5. Đường bộ nội tỉnh phát triển chậm, không có đường sắt và cảng biển nên gặp nhiều khó khăn về vận tải ra ngoài tỉnh 27

2.1.6. Hệ thống thủy lợi được xây dựng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa 28

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2000 đến nay. 29

2.2.1. Diện tích trồng lúa giảm, diện tích nuôi trồng các loại cây, con khác tăng 29

2.2.2. Trong chăn nuôi đàn trâu giảm, đàn bò, lợn và gia cầm tăng nhanh. 34

2.2.3. Sản lượng và giá trị sản lượng của trồng trọt tăng, chăn nuôi lúc tăng lúc giảm 38

2.2.4. Kinh tế trang trại phát triển theo chiều hướng tăng cả về số lượng và quy mô 42

2.2.5. Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp và có xu hướng tăng 46

2.2.6. Dịch vụ phục vụ sản xuất chuyển biến tích cực 48

2.2.7. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở Cao Bằng chuyển dịch theo hướng tiến bộ 50

2.3. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh Cao Bằng trong những năm qua. 51

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CAO BẰNG 57

3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Cao Bằng trong thời gian tới 57

3.1.1. Thâm canh tăng năng suất cây trồng để giảm diện tích cây lúa chuyển sang cây, con có giá trị cao. 58

3.1.2. Coi trọng các cây hoa màu, rau, quả và cây công nghiệp ngắn ngày 59

3.1.3. Chuyển cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản 61

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng lâm nghiệp, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến 63

3.1.5. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung 65

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng 66

3.2.1. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. 66

3.2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản 67

3.2.3. Thực hiện dồn điền, đổi thửa, hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế trang trại 69

3.2.4. Xây dựng chính sách thu hút vốn vào nông nghiệp 69

3.2.5. Xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến, đảm bảo sự đồng bộ giữa các nhà máy, vùng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt 70

3.2.6. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp 70

3.2.7. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực 72

KẾT LUẬN. 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 77

PHỤ LỤC 82


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Lưu lượng nước đo được qua các tháng trong năm 2010. 24

Bảng 2.1: Lực lượng lao động theo trình độ đào tạo năm 2010 trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản 26

Bảng 2.3: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản 30

Bảng 2.4: Sản lượng trâu, bò, lợn, gia cầm từ 2001 - 2010 34

Bảng 2.5: Sản lượng và giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi. 38

Bảng 2.6: Cơ cấu trang trại ở Cao Bằng qua các năm 2001, 2006, 2010. 42

Bảng 2.7: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ trang trại các năm 2001, 2006, 2010 43

Bảng 2.8: Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Cao Bằng các năm 2001, 2005, 2010. 50


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng và diện tích nuôi thủy sản 31

Biểu đồ 2.2: Sản lượng trâu, bò, lợn và gia cầm từ 2001 - 2010. 35

Biểu đồ 2.3: Sản lượng trồng trọt và chăn nuôi. 39

Biểu đồ 2.4: Giá trị sản lượng trồng trọt và chăn nuôi. 39

Biểu đồ 2.5: Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ trang trại các năm 2001, 2006, 2010 44

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh và là chỗ dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Không những cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, không ngành nào có thể thay thế được.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Đó là thị trường hàng hóa bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa tập trung, trình độ phát triển nông nghiệp còn lạc hậu, hiệu quả còn chưa cao, thiếu đồng đều giữa các vùng miền…

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc nước ta, có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km2, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là về trồng trọt và chăn nuôi. Tính đến năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 734 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994); giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 20 triệu đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 240.000 tấn (tăng bình quân 4.600 tấn/năm); tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chiếm 33,2%; độ che phủ rừng đạt 52%; xây dựng được một số vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến nhằm thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông

thôn; đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc, trình độ canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, chưa thật sự đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn.

Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nông nghiệp nói chung và nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng nói riêng phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, phát huy những thế mạnh nhằm đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Vì vậy, tác giả đã chọn “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.

2. Tình hình nghiên cứu

Vấn đề nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển hàng hóa nông nghiệp nói riêng là chủ đề được Đảng, Nhà nước và nhiều người quan tâm nghiên cứu và đã có rất nhiều công trình được công bố, xuất bản như:

- Lê Quốc Sử (Chủ biên) - “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI”, NXB Thống Kê - 2001.

- Luận án Tiến sĩ - Nguyễn Đăng Bằng - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2001.

- Luận án tiến sĩ - Phạm Ngọc Dũng - “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp”, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2002.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí