Chuyển Biến Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Huyện Mỹ Đức Từ 1996 Đến 2008


mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân (...) chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, thực hiện một bước CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững” [174, tr 37].

Xác định nông nghiệp ở tỉnh trong những năm tới vẫn giữ vị trí quan trọng để đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, Đại hội đề ra chủ trương: “Tiếp tục đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, trọng tâm là áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sinh học, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất” [174, tr 37].

Năm 2000, Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XX, nhiệm kỳ 2001

– 2005 được khai mạc tại Trường Đảng Phù Lưu Tế: nhận định rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như khó khăn, yếu kém còn tồn tại của huyện; trên cơ sở đó đưa ra những quyết định về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong thời kỳ 2001 – 2005.

Nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi những mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra Thông báo số 40 – TB/TU, ngày 14/05/2001, về triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2005 theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững. Đồng thời, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 50 – CT/TU, ngày 14/9/2003, về chỉ đạo các địa phương xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Ngày 05/05/2006, tại Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 3 (khóa XIV), Tỉnh ủy Hà Tây ban hành Nghị quyết số 03 – NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2010, với quan điểm phát triển là: “Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế ven đô, sản xuất hàng hóa, đạt giá trị kinh tế cao và bền vững, xây dựng vành đai nông nghiệp ven đô xanh, sạch, chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết các vấn đề của nông dân gắn với phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, du lịch, phát triển đô thị và gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới


văn minh, gìn giữ và phát huy bản sắc tốt đẹp của văn hóa làng, xã” [181, tr 2]. Như vậy, giai đoạn 1996 đến năm 2008, sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức dưới sự chỉ đạo của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII (1996), lần thứ XIII (2000), lần thứ XIV (2005) và Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần XIX (1996), lần thứ XX (2005), lần thứ XXI (2006) với những

nội dung trọng tâm sau:

Về kinh tế: Tập trung khai thác tiềm năng sẵn có, xây dựng một cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ du lịch, theo hướng kinh tế hàng hóa, trong đó tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp với hướng đầu tư khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhất là kinh tế tư nhân (kinh tế hộ gia đình, hình thành các vùng kinh tế chuyên môn hóa sản xuất.

-Về xã hội: Tiếp tục thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, tập trung giải quyết một số vấn đề văn hóa xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, y tế...

3.2. Chuyển biến kinh tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XIX, Đảng bộ và nhân dân Mỹ Đức đã phát huy những lợi thế, tranh thủ thuận lợi, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, nền kinh tế của huyện đạt được những bước phát triển. Năm 2000, tổng sản phẩm GDP của huyện đạt 515,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 11,05% (mục tiêu đề ra là trên 10%), trong đó nông nghiệp tăng 11,6%, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng 4,5%, dịch vụ, du lịch tăng 13,8%. GDP bình quân đầu người đạt

2.767.000 đồng, tăng bình quân hàng năm là 8,4% [76, tr 81].

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên còn rất chậm và chưa đạt được mục tiêu do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra: tỷ trọng nông - lâm nghiệp từ 70,6% năm 1996 đến năm 2000 chỉ còn 65,3%; tiểu thủ công nghiệp – xây dựng từ 10,9% năm 1996 tăng lên 16,3% năm 2000; du lịch dịch vụ từ 18,5% năm 1996, năm 2000 là 18,4% (mục tiêu của Đại hội là


nông nghiệp 55%, công nghiệp 20%, dịch vụ 25%). So với toàn tỉnh Hà Tây, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức còn chậm. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho GDP bình quân đầu người trên năm của Mỹ Đức còn thấp.

Từ năm 2000 trở đi, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực hơn, vượt các chỉ tiêu đại hội để ra: tỷ trọng nông nghiệp từ 57,85% năm 2005 xuống còn 50,4% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 49,8% (mục tiêu Đại hội 40%); tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản từ 18,83% năm 2005 lên 20,2% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 18,2% (mục tiêu Đại hội 25%); dịch vụ - du lịch từ 23,32% năm 2005 lên 29,4% năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 32% (mục tiêu Đại hội 35%).

Biểu đồ 3 1 Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế huyện Mỹ Đức từ 1996 đến 1

Biểu đồ 3.1. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế huyện Mỹ Đức từ 1996 đến 2008

[63, 71, 81, 90]

Quan điểm phát triển của huyện Mỹ Đức từ năm 2005 đã xác định: phải phát huy tinh thần tự chủ, chống nguy cơ tụt hậu, từ những cơ sở kinh tế hiện có chuyển hướng nhanh theo những lợi thế và khai thác tiềm năng sẵn có, đổi mới công nghệ, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chuyển dịch kinh tế phải theo hướng phát triển nông - lâm nghiệp ổn định; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh với tốc độ nhanh và đưa du lịch - dịch vụ trở thành kinh tế mũi nhọn.


3.2.1. Sự chuyển biến về cơ cấu ngành kinh tế

a) Nông - lâm - ngư nghiệp

* Nông nghiệp

- Về quản lý đất đai: Đất là tư liệu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Mỹ Đức đã tiến hành trong thời kỳ trước khi Luật đất đai ra đời (1993): dồn điền đổi thửa, giao đất, ruộng cho các hộ nông dân. Giai đoạn này, huyện Mỹ Đức tiếp tục đẩy mạnh qua hai đợt:

+ Đợt 1: Thực hiện Chỉ thị số 14 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 160 – QĐ/UB của UBND tỉnh Hà Tây (1997): về việc đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân. UBND huyện Mỹ Đức chỉ đạo việc chuyển đổi ruộng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đã có Quyết định số 17 - QĐ/UB (ngày 13/3/1997) về việc thành lập Ban chỉ đạo của huyện và kế hoạch thực hiện ngày 10/3/1999 và Chỉ thị số 08-CT/UB (ngày 23/8/1998) tăng cường đẩy mạnh chuyển đổi ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hai xã Đồng Tâm và Đốc Tín mở đầu cho quá trình dồn điền, đổi thửa. Đến ngày 30/9/1999 có 22/22 xã, thị trấn đã hoàn thành với tổng số hộ đã chuyển đổi là 35.918 hộ, diện tích đã chuyển đổi là 7.281,51 ha, bình quân là 5,8 ô/1 hộ, diện tích bình quân của một hộ là 348m2/1 ô (riêng đất lúa diện tích bình quân là 500m2/1 ô). So với trước thời gian chuyển đổi số ô bình quân là 11 ô/1 hộ, diện tích bình quân một ô là 240m2/1 ô. Về kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, tính đến 30/9/1999, huyện cấp được 34.200 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chiếm 95,22% so với tổng số hộ trong toàn huyện với diện tích cấp giấy là 7.275,59 ha [73].

Việc dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân đã tạo bước chuyển biến sâu sắc về nếp nghĩ, tư duy của người dân. Nông dân phấn khởi và tích cực chủ động đầu tư, áp dụng các tiến bộ


khoa học kĩ thuật trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác tăng. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi ruộng đất vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, ruộng đất còn manh mún, chưa liền thửa và chưa gắn với quy hoạch sử dụng đất đai, đồng thời chưa tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp và thực hiện xây dựng cánh đồng đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Vì vậy, việc tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, gắn với quy hoạch sử dụng đất đai là yếu tố khách quan và cấp thiết đối với huyện Mỹ Đức.

+ Đợt 2: Ngày 01/10/2003, Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức ra Nghị quyết số 10 - NQ/HU về chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất đai và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, với mục tiêu: “Tiến hành dồn điền, đổi thửa, chuyển từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn phải gắn với quy hoạch đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, phấn đấu mỗi hộ nông dân chỉ còn từ một đến hai mảnh ruộng sản xuất nông nghiệp. Thực hiện xong trong năm 2004 với phương hướng nhiệm vụ là:

Chuyển đổi ruộng đất từ nhiều ô thành một đến hai ô của hộ nông dân phải gắn với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hệ thống thủy lợi, giao thông và quy hoạch sử dụng đất đai được duyệt đến năm 2010.

Xác định lại diện tích đất đai đảm bảo tính chuẩn xác so với bản đồ địa chính làm cơ sở, thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ nông dân. Từng bước đưa công tác quản lý sử dụng đất đai vào nề nếp và đạt hiệu quả kinh tế” [82, tr 2].

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 10 của Huyện ủy, ngày 17/10/2003, UBND huyện đã có Kế hoạch số 438/2003/KH - UB chỉ đạo thực hiện công tác này ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Đến ngày 30/8/2004, đã có 20/22 xã, thị trấn triển khai thực hiện làm thí điểm. Kết quả thực hiện thí điểm như sau:


+ Có 2.350 hộ tham gia với tổng diện tích 487,87 ha (trong đó có 938 hộ chỉ còn một thửa ruộng với diện tích 173,59 ha; 1.359 hộ hai thửa với diện tích 314,28 ha).

+ Diện tích bình quân thửa nhỏ nhất là 1.087m2, thửa lớn nhất là

27.000m2.

+ Đa số hộ nông dân thấy được lợi ích của việc dồn điền đổi thửa và hăng hái tham gia với thái độ tích cực.

Trên cơ sở quy hoạch đất đai được duyệt đến năm 2010, các xã, thị trấn chủ động xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất. Các cơ quan chuyên môn như: phòng Địa chính, phòng NN & PTNT, phòng Khuyến nông huyện…tham mưu giúp các xã, thị trấn xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất. Đài truyền thanh huyện và các xã, thị trấn có kế hoạch phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt việc chuyển đổi đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, gắn liền với công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp và xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Nhờ có sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong toàn huyện, công cuộc dồn điền đổi thửa ở Mỹ Đức đã đạt được những kết quả to lớn, trở thành một trong những điển hình của tỉnh Hà Tây.

86


Bảng 3.1. Kết quả dồn ô đổi thửa của huyện Mỹ Đức


(Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2008)

Đơn vị: ha



STT


Tên xã

Tổng diện tích đất SXNN

Theo đề án tổng số phải dồn ruộng

TỔNG SỐ HỘ ĐÃ DỒN RUỘNG


Ghi chú

Hộ

Diện tích (ha)

Hộ

%

Nhận 1 ô

Nhận 2-3 ô

Tổng DT đã dồn

Hộ

Diện tích

Hộ

Diện tích

1

Đồng Tâm

386.38

1615

271.98

307

19.01

226

63.15

81

12.63

75.78


2

Thượng Lâm

339.27

1188

261.12

255

21.46

180

40.2

75

19.5

59.7


3

Tuy Lai

934.86

2459

556.3

1735

70.56

312

215.12

1423

425.21

640.33


4

Phúc Lâm

295.25

1692

225.35

338

19.98

149

16.62

189

36.09

52.71


5

Bột Xuyên

323.93

1775

297.04

637

35.89

51

14

586

92.53

106.53


6

Mỹ Thành

259.76

876

225

339

38.7

54

15.32

285

91.77

107.09


7

An Mỹ

372.98

1377

332.8

577

41.9

339

80.97

238

64.4

145.37


8

Hồng Sơn

517.12

1424

403.16

213

14.96

62

28.24

151

38.14

66.38


9

Lê Thanh

529.18

2015

410.62

2015

100.00

62

18.3

1953

392.4

410.7


10

Xuy Xá

360.08

1532

334.53

1532

100.00

655

138.99

877

195.54

334.53


11

Phùng Xá

300.78

1566

334.53

1038

66.28

57

3.21

981

196.2

199.41


12

Phù Lưu Tế

444.34

1442

360.9

1566

108.6

571

70.64

995

290.26

360.9


13

TT Đại Nghĩa

307.02

1220

264.16

1213

99.43

236

43.94

977

220.2

264.14


14

Đại Hưng

492.61

1697

434

852

50.21



852

238.8

238.8


15

Vạn Kim

399.61

1707

368.74

1162

68.07

160

29.92

1002

203.5

233.42


16

Đốc Tín

215.98

945

181.19

945

100.00

202

38.61

743

140.75

197.36


17

Hương Sơn

3143.27

3549

480.51

2844

80.14

46

1.66

2798

375.6

377.26


18

Hùng Tiến

486.65

1484

402.02

1491

100.47

72

31.56

1419

370.46

402.02


19

An Tiến

437.05

1250

343

1150

92.00

84

23.7

1066

307.1

330.8


20

Hợp Tiến

602.46

2494

429.97

2394

95.99

60

12.59

2334

417.36

429.95


21

Hợp Thanh

702.33

1532

375.54

218

14.23

26

6.33

192

41.89

48.22

Thôn Thọ

22

An Phú

1704.06

1384

274

443

32.01

360

74.3

83

20.7

95.00



Cộng

13554.97

36223

7596.46

23264

64.22

3964

967.37

19300

4191.03

5158.4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

[94]


Căn cứ vào bảng số liệu cho thấy, theo đề án dồn ô đổi thửa của 22 xã, thị trấn thì tổng số hộ phải dồn là 36.223 hộ với diện tích phải dồn là 7.596,46 ha. Tính đến ngày 30/6/2008 kết quả đã có 23.264 hộ đã tham gia, bằng 64,21% số hộ sản xuất trên địa bàn huyện. Tổng diện tích đã dồn là 5.158,4ha, đạt 67,88% so với diện tích phải dồn ô đổi thửa. Trong đó:

+ Hộ nhận 1 ô: 3.964 hộ, với diện tích 967,37 ha.

+ Hộ nhận 2 đến 3 ô: 19.300 hộ, diện tích 4.191,03 ha.

+ Tổng số đã dồn là 52.214 ô thửa, giảm so với trước khi chuyển đổi là

47.000 ô thửa.

+ Tổng số hộ chưa thực hiện công tác dồn ô, đổi thửa là 12.911 hộ, chiếm 35,78% số hộ sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích chưa dồn là 2.356,71 ha chiếm 31,36% diện tích đất nông nghiệp phải dồn ô đổi thửa. Có một số hộ chưa thực hiện, tuy nhiên tỷ lệ này rất ít.

Như vậy, qua hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức, công tác dồn điền, đổi thửa bước đầu đã đạt được những kết quả, góp phần quan trọng hỗ trợ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trên cơ sở của dồn điền, đổi thửa, Mỹ Đức đã có nhiều biện pháp “mở” để khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất, hướng tới mục tiêu chuyển nông nghiệp từ một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp, trở thành một nền kinh tế sản xuất hàng hóa, quy mô lớn và đạt được mục tiêu xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên (tính đến tháng 6/2008, huyện đã có 22 cánh đồng với diện tích 1.262,5ha cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên). Nhiều trang trại được hình thành và hoạt động có hiệu quả (tính đến tháng 6/2007, trên địa bàn huyện đã có 72 trang trại). Nhờ vậy, kinh tế của huyện đã phát triển, đời sống nhân dân tăng lên [94].

Công tác dồn điền đổi thửa, còn có một số xã thực hiện chưa tốt, công tác chỉ đạo còn chậm, tiến độ dồn ruộng đạt hiệu quả thấp như xã: Hợp Thanh, Đồng Tâm, Hồng Sơn, Phúc Lâm, Bột Xuyên, An Phú. Trong đó các xã: An Phú, Đại Hưng, Mỹ Thành vẫn đang tiếp tục tiến hành công tác dồn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023