Tổng Hợp Diện Tích Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng – Vật Nuôi Huyện Mỹ Đức (Đến 30/2/2007)


ruộng. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do một số cán bộ, đảng viên xã chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác dồn điền, đổi thửa, chưa gương mẫu đi đầu trong công tác dồn ô, đổi thửa. Trong khi đó, một bộ phận nhân dân còn có nhận thức chưa đầy đủ về công tác này (muốn có ruộng tốt, ruộng gần…). Do vậy công tác dồn điền, đổi thửa còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, những kết quả đã đạt được trong công tác dồn điền, đổi thửa là những thuận lợi bước đầu, là nền tảng, tạo đà cho Mỹ Đức tiếp tục hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa. Và tạo cơ sở vững chắc để huyện thực hiện những mục tiêu quan trọng về văn hóa, xã hội.

- Về tốc độ tăng trưởng:

Sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1996 – 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 11,6% (năm 1995 đạt 188,1 tỷ đồng, năm 2000 đạt 315,1 tỷ đồng). Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 90.000 tấn, tăng bình quân hàng năm là 13,1%. Bình quân lương thực đầu người đạt 510 kg (năm 2000) vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra (500 kg) đến năm 2003 đạt 536 kg, góp phần quan trọng khắc phục tình trạng đói giáp hạt.

- Về cơ cấu nội ngành nông nghiệp:

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi:

Tính đến 30/12/2007, tổng diện tích huyện đã chuyển đổi được là 1.625 ha, đạt 83% kế hoạch (kế hoạch là 2.000 ha, chiếm 20% diện tích lúa – màu), với số hộ tham gia chuyển đổi là: 799 hộ. Trong đó:

+ Diện tích thủy sản – chăn nuôi kết hợp: 1.531 ha (chiếm 94,2%) với 702 hộ.

+ Diện tích chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả: 75 ha (4,6%) với 87 hộ.

+ Diện tích chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư: 19 ha (1,1%) với 10 hộ.

Các mô hình chuyển đổi của huyện Mỹ Đức chủ yếu là mô hình thủy sản

– chăn nuôi kết hợp, bình quân mỗi ha cho thu nhập 46 triệu đồng/năm. Những ruộng trước khi chuyển đổi hầu hết là ruộng trũng, ruộng cấy 1 vụ bấp


bênh, cho thu nhập bình quân 20 – 25 triệu đồng/ha/năm. Tính trên tổng diện tích 1.623 ha cho thu nhập 49.673 triệu đồng/năm, tăng so với trước khi chuyển đổi là 24.833 triệu đồng. Giải quyết việc làm quanh năm cho nhiều lao động, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Qua khảo sát 22 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, hiện có một số mô hình chuyển đổi điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao sau:

Thứ nhất, diện tích chuyển đổi từ sản xuất lúa (vùng đất trũng) sang thủy sản – lúa – chăn nuôi. Mô hình trừ chi phí cho thu nhập cao gấp 3 – 4 lần so với trồng lúa, thu nhập 50 – 60 triệu đồng/ha/năm. (Mô hình của ông Nguyễn Thế Thục ở Thị trấn Đại Nghĩa, ông Nguyễn Văn Bắc, ông Nguyễn Văn Hồng ở thôn Hà Xá – Đại Hưng…).

Thứ hai, diện tích chuyển đổi từ mặt nước chưa được sử dụng, ao hồ (diện tích 10 ha) sang thủy sản kết hợp trồng sen cho lợi nhuận 200 triệu đồng/năm (hộ ông Nguyễn Tiến Hà – xã Đốc Tín).

Thứ ba, diện tích chuyển đổi từ đất màu sang trang trại chăn nuôi tránh ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, thu lãi 70 – 100 triệu đồng/năm (mô hình chăn nuôi lợn hộ ông Nguyễn Văn Chiến – xã Lê Thanh, hộ ông Lương Minh Trung – xã Hợp Thanh, hộ ông Nguyễn Văn Chỉnh – xã Hợp Thanh…).

Thứ tư, diện tích chuyển đổi mô hình từ trồng lúa kém hiệu quả sang trang trại chăn nuôi gà đẻ cho lãi từ 200 – 300 triệu đồng/năm (như gia đình ông Vũ Văn Quang, ông Dư Văn Thơ ở xã Phúc Lâm).

Thứ năm, diện tích chuyển đổi từ đất màu sang trồng hoa cây cảnh cho lãi 50 triệu đồng/ha/năm (hộ ông Nguyễn Đức Hải, ông Nguyễn Văn Sáng

– thôn Trung – xã Phù Lưu Tế, ông Phạm Đình Hán – thôn Trung – xã Phùng Xá).


Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi huyện Mỹ Đức (đến 30/2/2007)


TT


Tên xã


Tổng số hộ


Tổng số DT (ha)

Mô hình


DT ch.đổi đã có QĐ của huyện (ha)

TS –

CNKH

CN – CĂQ

Chăn

nuôi TT

Hộ

DT

(ha)

Hộ

DT

(ha)

Hộ

DT

(ha)

1

Đồng Tâm

245

94,46

233

82,46

8

5,0

4

7,0

82,46

2

Thượng Lâm

60

82,82

50

47,02

10

35,8



60,04

3

Tuy Lai

40

235,27

30

219,09

8

12,58

2

3,6

130,71

4

Phúc Lâm

27

10,47

9

6,315

18

4,141



5,32

5

Bột Xuyên

31

15,73

22

10,74

9

4,99



2,83

6

Mỹ Thành

14

42,32

14

42,32





30,67

7

An Mỹ

73

60,14

39

47,69

34

12,45



33,06

8

Hồng Sơn

43

62,31

43

62,31





41,01

9

Lê Thanh

31

26,81

30

26,61



1

0,2

26,61

10

Xuy Xá

4

14,60

2

7,3



2

7,3


11

Phùng Xá

3

1,74

3

1,74





1,74

12

Phù Lưu Tế

4

26,00

4

26





20,69

13

TT Đại Nghĩa

29

41,82

29

41,82





38,53

14

Đại Hưng

14

16,62

14

16,62





16,62

15

Vạn Kim

6

35,85

6

35,85





35,85

16

Đốc Tín

3

26,87

3

26,87





26,87

17

Hùng Tiến

33

61,50

33

61,50





58,81

18

Hương Sơn

25

511,57

25

511,57





511,57

19

Hợp Tiến

38

23,84

38

23,84





23,84

20

Hợp Thanh

17

79,11

16

78,6



1

0,51

79,11

21

An Tiến

23

94,84

23

94,84





69,79

22

An Phú

36

60,00

36

60,00





52,75

Tổng:

799

1.625

702

1.531

87

75

10

19

1.349

%




94,2


4,6


1,1

83,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008 - 13

[215]

Có thể nói đây là bước chuyển biến mạnh nhất của ngành nông nghiệp

trong tổ chức, quản lý sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.


+ Về cơ cấu ngành nông nghiệp: cơ bản vẫn là hai ngành trồng trọt và chăn nuôi, thời kỳ này có phát triển thêm ngành dịch vụ nông nghiệp, nhưng dịch vụ nông nghiệp chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong nông nghiệp:

Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1995 - 2005

Ngành

Năm 1995

Năm 2000

Năm 2005

Tổng số

100 %

100 %

100%

Trồng trọt

76,53 %

73,9%

68%

Chăn nuôi

22,47 %

25,1%

29%

Dịch vụ nông nghiệp

1%

1%

3%

[68,76, 86]

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Mỹ Đức có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn rất chậm, tốc độ chuyển dịch chưa cao.

+ Ngành trồng trọt:

Ngành trồng trọt vẫn là ngành kinh tế truyền thống chính của huyện Mỹ Đức.

Cây lương thực còn chiếm tỷ lệ cao về diện tích 89,23% và 82,83% về giá trị (năm 1999), các cây trồng khác như cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả chiếm tỷ lệ nhỏ cả về diện tích (10,77%) và về giá trị (17,17%). Tổng sản lượng lương thực thì riêng thóc là 75.406 tấn chiếm 90,79%, tổng sản lượng màu quy chỉ có 7.650 tấn chiếm 9,21% [74].

Lúa là cây lương thực chính của huyện. Trong giai đoạn 1996 – 2000, huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo thực hiện cấp I hóa giống lúa trong toàn huyện, tích cực chuyển dịch cơ cấu giống lúa, đưa giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc có năng suất cao vào sản xuất đạt trên 80% diện tích, chuyển mạnh cơ cấu mùa vụ: vụ xuân cấy 80% diện tích lúa xuân muộn, vụ mùa cấy 75% diện tích mùa sớm. Nhờ đó đã góp phần đẩy nhanh năng suất lúa của huyện năm sau cao hơn năm trước, từ 6,95 tấn/ha năm 1996 lên 10,68 tấn/ha năm 2000.

Năm 2008 chiếm 98,2% tổng diện tích gieo trồng cây lương thực và 98,5% tổng sản lượng lương thực quy thóc. Trong giai đoạn 2000 – 2004, diện tích gieo


trồng lúa giảm 308,8 ha, đến giai đoạn 2005 – 2007 tiếp tục giảm 283,14 ha. Diện tích lúa giảm chủ yếu là được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa giảm song năng suất lúa lại có chiều hướng tăng nhanh và ổn định, từ 58 tạ/ha năm 2005 lên 61,73 tạ/ha năm 2007, tốc độ tăng bình quân 3,13%/năm. Một số xã có năng suất lúa cao như: Phúc Lâm (65 tạ/ha), Lê Thanh (62,89 tạ/ha)...

Trong 5 năm (2000 – 2005), cơ cấu giống lúa và cơ cấu mùa vụ đều có những chuyển biến tích cực. Các giống lúa năng suất cao, chất lượng gạo khá như: Khang Dân, Q5... chiếm hơn 90% diện tích gieo trồng các vụ lúa trong năm. Các giống còn lại như: giống lai Trung Quốc, C70, C71, nếp các loại... cũng được sử dụng nhưng chiếm một lượng nhỏ trong cơ cấu giống. Chất lượng giống ngày càng được nâng cao và chủ động đủ về số lượng. Năm 2000

– 2002, toàn huyện thực hiện cấp I hóa giống lúa. Từ năm 2003 đến nay đã chuyển sang nguyên chủng hóa giống lúa (90 – 95% diện tích). Sự tiến bộ trong cơ cấu giống lúa không những tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, mà còn góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Nếu như trước đây, sản xuất lúa có 2 vụ chính là vụ đông xuân và vụ mùa thì hiện nay đã được thay thế bằng vụ xuân chính vụ và mùa sớm. Diện tích mùa sớm tăng lên đã tạo điều kiện phát triển cây vụ đông và loại rau. Một số giống lúa đặc sản, giá trị cao cũng bước đầu phát triển thành vùng sản xuất lúa tập trung ở An Mỹ, Mỹ Thành, Phù Lưu Tế, Đại Hưng...

Sản xuất lương thực ở Mỹ Đức trong giai đoạn 2000 - 2008 có sự tăng trưởng khá nhanh mặc dù diện tích đất canh tác lương thực (đất lúa, luân canh lúa – màu và đất trồng màu) tăng từ 8.855,75 ha năm 2000 lên 9.208,46 ha năm 2005 và giảm xuống còn 9.100,27 ha năm 2007, chiếm 67,86% diện tích đất nông nghiệp. Do hệ số sử dụng đất tương đối cao (2,4 lần), tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2008 là 15.373,04 ha tăng 362,64 ha so với năm 2005. Sản lượng lương thực quy thóc năm 2008 đạt 90.000 tấn, tăng 4.017 tấn so với năm 2005. Vì vậy, sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người cũng tăng lên từ 510 kg/người năm 2000 lên 543 kg/người năm 2008.


Bảng 3.4: Sản xuất lương thực huyện Mỹ Đức thời kỳ 1995 – 2005


Mục

1995

2000

2005

Diện tích (nghìn ha)

16,9

16,5

15,4

Sản lượng (nghìn tấn)

65,8

84,2

88,8

Bình quân người/năm (kg)

395

500

53,4

[119, 120, 121]

Cây màu và cây công nghiệp:

Huyện tập trung chỉ đạo phát triển cây hoa màu và cây công nghiệp với diện tích trồng ngày càng tăng: Cây ngô là cây màu quan trọng nhất sau lúa, với giống mới tiến bộ, song mới trồng được 1.649 ha (năm 1999), chiếm 9,48% diện tích cây lương thực và 6,28% sản lượng, năng suất ngô cả năm mới đạt 31,47 tạ/ha. Diện tích ngô trong giai đoạn 2000 - 2007 giảm thất thường, nhưng xu hướng chung là giảm: từ 1.421,4 ha năm 2000 xuống 350,5 ha năm 2005 và 280,9 ha năm 2007. Diện tích ngô có xu hướng giảm mạnh chủ yếu là do người dân chuyển sang trồng các cây trồng khác có giá trị hàng hóa cao hơn như đậu tương, các loại rau... Tuy nhiên, do đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ và sử dụng các giống ngô mới như ĐK888, LVN4, LVN10, HQ, nên năng suất ngô lại tăng nhanh, từ 39 tạ/ha năm 2005 lên 48,94 tạ/ha năm 2007.

Các cây có củ chủ yếu trồng ở Mỹ Đức là sắn, khoai sọ, khoai lang. Các cây này có diện tích khoảng 278,5 ha, chủ yếu là sắn, được trồng nhiều ở khu vực chân đồi các xã như Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai…Tuy nhiên, từ năm 2001 đến 2008, diện tích nhóm cây này có xu hướng giảm nhiều do giá trị kinh tế không cao, lại đòi hỏi nhiều dinh dưỡng.

Nhóm cây thực phẩm gồm chủ yếu là các loại rau, đậu đỗ và khoai tây, có tổng diện tích năm 2007 khoảng 915 ha, đạt sản lượng 15.906 tấn. Các loại cây này được trồng nhiều ở ven các thị trấn, thị tứ, các khu dân cư tập trung như Lê Thanh, Phúc Lâm, Bột Xuyên, Vạn Kim… Tuy nhiên, cho đến năm 2000, Mỹ Đức vẫn chưa hình thành được vùng chuyên canh rau sạch, rau an toàn có quy mô hàng hóa lớn.


Diện tích cây công nghiệp cũng tăng từ 416,7 ha (năm 1996) lên 804,6 ha (năm 2000) với các cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là đậu tương, lạc, chè, mía, vừng…

Đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày phổ biến nhất ở Mỹ Đức. Từ năm 2003 - 2008, một số giống đậu tương có năng suất chất lượng đã được đưa vào gieo trồng như ĐT84, ĐT12, AK06… Ở nhiều xã, đậu tương đã dần dần thay thế các cây vụ đông kém hiệu quả như khoai lang, khoai tây, ngô… Do là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao nên diện tích đậu tương không ngừng mở rộng: năm 2007 là 5.467,8 ha, tăng 4.958 ha so với năm 2000. Sản lượng đậu tương cũng tăng từ 682,4 tấn (năm 2000) lên 7.675,44 tấn (năm 2007).

Diện tích lạc năm 2007 là 253,73 ha, tăng 74,23 ha so với năm 2000, đạt tốc độ tăng diện tích bình quân 2,03%/năm. Sản lượng lạc nhân năm 2007 đạt 403,43 tấn, tăng 134 tấn so với năm 2000.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn khoảng 180 ha dâu tằm, 10 ha mía, 2 ha vừng, 100 ha sen và 25 ha cây thức ăn gia súc…phân bố rải rác trên địa bàn các xã, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm nông nghiệp của huyện.

Trồng dâu, nuôi tằm vốn là nghề truyền thống của người dân huyện Mỹ Đức. Trong 5 năm (1996 – 2000), phong trào trồng dâu nuôi tằm phát triển khá, từ 82 ha (năm 1996) lên 153 ha (năm 2000), tăng bình quân hàng năm là 6,4%. Sản lượng kén đạt từ 67 tấn (năm 1996) lên 160 tấn (năm 2000), bình quân tăng là 9,9%. Từ thực tế cho thấy, hiệu quả sản xuất một sào trồng dâu cho thu nhập gấp 2 đến 2,5 lần so với trồng lúa. Nguyên nhân là do giá kén thị trường ổn định và tăng, đảm bảo thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm, nên đã thúc đẩy nghề này phát triển mạnh.

Ngoài ra, ở huyện Mỹ Đức đã xuất hiện một số mô hình chuyển đổi như: chuyển một phần đất trồng màu sang trồng cây ăn quả ở xã Lê Thanh, xã An Mỹ; tận dụng các vùng đất lầy thụt để trồng sen ở Hùng Tiến và mô hình mở rộng diện tích đất trồng cây vụ đông ở xã Bột Xuyên…đã tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.


Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện Mỹ Đức hiện có khoảng 546,87 ha (2008), tăng 156,67 ha so với năm 2005, chủ yếu là diện tích các loại cây ăn quả như nhãn, vải, táo, mơ. Các giống cây ăn quả mới như: đu đủ Đài Loan, khế ngọt, bưởi Diễn, cam Canh, xoài hoa tím, nhãn Hương Chi, thanh long ruột đỏ…đã và đang được đưa vào tập trung và cải tạo vườn tạp với diện tích ngày càng tăng. Hiện nay, mô hình trang trại kết hợp cây ăn quả

- chăn nuôi nhằm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao cũng đã được hình thành ở một số xã như Phúc Lâm, Lê Thanh, Tuy Lai…và bước đầu cũng mang lại giá trị kinh tế cao.

Mặc dù ở Mỹ Đức có một số sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc sản như rau sắng, mơ Hương Sơn, bánh củ mài… Nhưng các sản phẩm này chưa thực sự tạo ra ý nghĩa hàng hóa lớn, đặc biệt với các hoạt động du lịch.

+ Ngành chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các con đặc sản, thả cá vẫn là một thế mạnh của Mỹ Đức. Huyện thực hiện chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, đa dạng hoá các giống gia cầm có hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển diện tích nuôi thả và các giống thuỷ đặc sản như: baba, rắn, ếch… Do đó đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển không ngừng. Năm 1995, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 23,47%, năm 2000 đạt 25,1%, năm 2004

là 30,87%, đến năm 2007 đạt 33,8%.

Ngành chăn nuôi của huyện có sự chuyển biến tích cực qua các năm tuy

một số vật nuôi lại giảm dần:

Bảng 3.5: Kết quả sản xuất chăn nuôi của huyện (2006 - 2008)


So sánh (%)

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008


07/06 08/07 BQ


1. Trâu

Con

1.054

1.138

927

107,97

81,46

94,71

2. Bò

Con

12.326

10.836

11.447

87,91

105,64

96,78

3. Lợn

Con

74.327

81.970

93.917

110,28

114,57

112,43

4. Gia cầm

Con

698

733

553

105,02

75,44

90,23

[121, 122]

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023